Cách tính ngày rụng trứng để mang thai KHÓ hay DỄ

Cập nhật 13/06/2023

3.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Cách tính ngày rụng trứng để mang thai, hoặc tránh thai an toàn như thế nào cho chuẩn? Một người phụ nữ chỉ có thể mang thai trong một vài ngày nhất định của mỗi chu kỳ kinh nguyệt được gọi là “thời điểm vàng”. Thời điểm đó là ngay trước và trong thời kỳ rụng trứng. Dựa vào các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể, theo dõi lượng chất nhầy cổ tử cung hoặc dùng que thử rụng trứng, chị em sẽ có cách tính “chuẩn”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính này!

1. Chu kỳ kinh nguyệt ở chị em

Độ dài chu kỳ của bạn được tính từ ngày đầu tiên hành kinh của một kỳ kinh và ngày đầu tiên hành kinh của kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi từ 21 đến 35 ngày và trung bình là 28 ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, việc tính ngày rụng trứng có thể khó khăn hơn, nhưng bác sĩ khuyến cáo chị em nên tính theo chu kỳ có kinh ngắn nhất để đảm bảo không bỏ lỡ ngày rụng trứng của mình.

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở chị em trung bình khoảng 25 ngày

Mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở chị em trung bình khoảng 25 ngày

Ở phụ nữ khỏe mạnh, quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 ngày tính từ ngày bắt đầu hành kinh. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 35 ngày, thì ngày rụng trứng ước tính là ngày 21, nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày, thì sự rụng trứng ước tính là ngày 14.

Thời điểm rụng trứng có thể khác nhau giữa các chu kỳ và các đối tượng khác nhau. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình trong ít nhất 3 tháng để có thể dự đoán được thời điểm rụng trứng chuẩn nhất.

2. Dấu hiệu rụng trứng biểu hiện nhận biết

Thường sẽ có các biểu hiện để chị em có thể nhận biết, tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe thì các dấu hiệu này cũng khác nhau. Chị em có thể chú ý theo dõi cũng như qua kiểm tra để biết chính xác thời điểm:

2.1 Thay đổi chất nhầy tại cổ tử cung

Trong giai đoạn rụng trứng lượng chất nhầy tiết ra từ cổ tử cung thay đổi. Nguyên nhân là do khi gần đến ngày rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều estrogen hơn, khiến cho chất nhầy cổ tử cung tiết nhiều hơn, loãng hơn, đàn hồi và trong hơn, giống như lòng trắng trứng. Điều này khiến tinh trùng dễ dàng bơi đến gặp trứng.

Để kiểm tra xem có rụng trứng hay không, bạn hãy đưa ngón tay sạch vào âm đạo, lấy chất nhờn rồi kéo căng dịch tiết ra giữa ngón cái và ngón trỏ. Nếu có độ dính, co giãn hoặc rất ướt và trơn, đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ đây là giai đoạn dễ thụ thai.

Tăng tiết dịch nhầy âm đạo, một trong các dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết

Tăng tiết dịch nhầy âm đạo, một trong các dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết

2.2 Giác quan nhạy cảm hơn

Đối với một số phụ nữ, khứu giác nhạy cảm hơn vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của sự rụng trứng. Trong những ngày này, cơ thể người phụ nữ dễ bị thu hút bởi pheromone androstenone của nam giới. Một số phụ nữ cũng cho biết họ có cảm giác ngon miệng hơn.

2.3 Đau hoặc căng vú

Ngực căng hoặc núm vú đau có thể là một dấu hiệu khác của sự rụng trứng. Do lượng hormone tăng lên trong cơ thể ngay trước và sau khi rụng trứng. Một số phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức ngực ngay trước khi thời điểm này diễn ra hoặc một số khác thì lại xuất hiện sau khi đã kết thúc quá trình rụng trứng…

2.4 Đau nhẹ vùng bụng dưới

Vào thời điểm rụng trứng, chị em có thể gặp các cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bên trái hoặc ngay bên phải vùng bụng dưới – nơi buồng trứng đang giải phóng trứng. Dấu hiệu này có thể kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ. Những cơn đau thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hoặc dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ để loại trừ các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

>>> Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà

Đến ngày chị em thường hay bị đau vùng bụng dưới

Đến ngày chị em thường hay bị đau vùng bụng dưới

2.4 Tiết dịch âm đạo tăng lên

Tiết dịch màu nâu hoặc có chấm xuất huyết trong giai đoạn rụng trứng là bình thường. Khi rụng trứng, nang trứng bao quanh và bảo vệ tế bào trứng trưởng thành, phát triển và sau đó vỡ ra, dẫn đến xuất huyết một ít. Khi lớn hơn, máu sẽ chuyển sang màu nâu. Điều này lý giải tại sao dịch tiết rụng trứng có thể từ đỏ đến nâu sẫm. Đây không phải là nguyên nhân đáng lo ngại trừ khi tình trạng ra máu vẫn còn kéo dài. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và khả năng mang thai ngoài tử cung nếu đã quan hệ tình dục.

2.6 Thay đổi ham muốn tình dục

Một triệu chứng rụng trứng phổ biến khác là thay đổi ham muốn tình dục. Một số phụ nữ nhận thấy rằng ham muốn tình dục của họ tăng lên trong thời kỳ rụng trứng. Đây cũng được xem là dấu hiệu để chị em có thể nhận biết sớm thời điểm rụng trứng.

2.7 Buồn nôn và đau đầu

Trước thời điểm rụng trứng, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể chị em phụ nữ thay đổi gây một số triệu chứng như: buồn nôn, đau đầu,…

2.8 Những thay đổi về nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt cơ bản của bạn sẽ tăng trong thời kỳ rụng trứng và luôn ở mức cao trong thời gian đó. Sau vài tháng theo dõi nhiệt độ cơ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy quy luật của thân nhiệt trong một chu kỳ kinh nguyệt.

3. Cách tính ngày rụng trứng để mang thai, tránh thai

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc, phụ nữ rụng trứng trong bao nhiêu ngày? Khi trứng trưởng thành và được giải phóng ra khỏi bề mặt buồng trứng, nó có khả năng được thụ tinh trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ, trứng không được thụ tinh sẽ không còn tồn tại và phải chờ đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải quan hệ vào đúng ngày rụng trứng để có thai. Trên thực tế, có một “thời điểm dễ thụ thai” kéo dài sáu ngày trong chu kỳ của bạn: năm ngày trước khi rụng trứng và ngày bạn rụng trứng. Trong đó, bạn dễ thụ thai nhất trong khoảng ba ngày trước khi rụng trứng và trong chính ngày rụng trứng.

3.1 Cách tính ngày rụng trứng theo Ogino – Knauss

Cách tính ngày rụng trứng theo Ogino - Knauss

Cách tính ngày rụng trứng theo Ogino – Knauss

Một cách đơn giản để theo dõi sự rụng trứng là ghi lại những ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của bạn trong vài tháng. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì thời điểm rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 ngày của chu kỳ…

Theo nghiên cứu của Ogino – Knauss, quy luật rụng trứng được tính như sau: Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì khoảng ngày 10-17 là thời điểm dễ thụ thai (tính từ ngày đầu kỳ kinh trước). Còn nếu chu kỳ kinh nguyệt là 32 ngày thì khoảng ngày 12-19 là thời điểm dễ thụ thai.

3.2 Phương pháp đo thân nhiệt hằng ngày

Khi bạn đến gần ngày rụng trứng, nhiệt độ cơ thể cơ bản sẽ giảm nhẹ sau đó tăng mạnh, thường là khoảng 0,4 đến 1,0 độ, ngay sau khi rụng trứng. Một cách để biết chính xác thời điểm rụng trứng là theo dõi nhiệt độ cơ thể trong ít nhất 3 tháng. Tiến hành đo nhiệt độ của ngay sau khi thức dậy, thậm chí trước khi rời khỏi giường và ghi lại mỗi sáng. Dựa vào đó chị em có thể lập kế hoạch sinh con hoặc tránh thai cho phù hợp.

3.3 Theo dõi chất nhầy cổ tử cung

Khi gần đến ngày rụng trứng, chất nhầy tiết ra ngày càng nhiều hơn, loãng hơn, trong hơn và có độ nhớt giống như lòng trắng trứng. Khi dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ có thể kéo ra thành 1 sợi dài vài cm. Đây cũng là một phương pháp để xác định thời điểm rụng trứng tương đối chính xác dành cho chị em.

3.4 Sử dụng que thử rụng trứng

Sử dụng que thử để biết ngày rụng trứng có độ chính xác khá cao

Sử dụng que thử để biết ngày rụng trứng có độ chính xác khá cao

Que thử rụng trứng đo nồng độ hormone luteinizing (LH) trong nước tiểu của bạn. Những que thử này hoạt động trên cơ sở rụng trứng thường xảy ra khoảng 10 đến 12 giờ sau khi LH đạt đỉnh. Thông thường là vào ngày 14 đến ngày 15 ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày.

Cách tiến hành: Nhúng que thử vào nước tiểu và đợi vạch màu xuất hiện. Nếu màu của vạch thứ hai đậm như vạch thứ nhất thì sự rụng trứng sắp xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ. Que thử rụng trứng có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên bạn nên kiểm tra vào buổi sáng, khi đó nước tiểu của bạn sẽ cô đặc hơn và nồng độ LH lúc đó cao hơn.

Những cách tính ngày rụng trứng được đề cập trên đều đơn giản và bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề thụ thai hoặc đang tìm cho mình biện pháp tránh thai hiệu quả cao, chị em nên tìm đến các cơ sở sản phụ khoa uy tín để được tư vấn.

*Bài viết chỉ mang tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    636

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

    Tình trạng quan hệ ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy vừa hết kinh quan hệ…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? 2 cách xử lý

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…

    28 Th10, 2024
    806

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám