Bầu 3 tháng đầu bị đau họng – Cảnh báo 5 cách chữa sai lầm

Cập nhật 24/06/2023

3.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Các bà bầu 3 tháng đầu bị đau họng thường hay tự chữa tại nhà mà không lường trước được hậu quả của của việc chữa trị sai cách dẫn đến rất nhiều bà bầu thường mắc phải các sai lầm nghiêm trọng. Trong bài viết này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra 5 sai lầm mà bà các bà bầu nên tránh xa.

Xem thêm:

1. Sử dụng Aspirin để chữa viêm họng ở bà bầu

Aspirin nổi tiếng là một loại thuốc giảm đau mang lại hiệu quả nhanh chóng nên được nhiều người sử dụng. Aspirin được nhiều người yêu thích sử dụng khi điều trị viêm họng, hạ sốt, chống viêm vì thuốc nhóm không steroid (NSAIDs) – nhóm không cần bác sĩ chỉ định, kê toa. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay nghiên cứu nào chứng minh được sử dụng aspirin ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Trong thực tế, aspirin được nhiều bác sĩ sử dụng cho bà bầu với mục đích dự phòng tiền sản giật, mẹ bầu có tiền sử kháng phospholipid – gia tăng một số chất gây ra tình trạng đông máu ở mẹ bầu, nguy hiểm tới tính mạng của thai nhi.

Những điều này có thể là lý do khiến một số mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng cho rằng có thể sử dụng aspirin để chữa viêm họng ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bởi vì aspirin là loại thuốc không cần kê toa, nên nhiều mẹ bầu chủ quan rằng, bản thân có thể tự sử dụng thuốc theo liều cao (từ 300 mg trở lên) giống người bình thường. Điều này sẽ dẫn tới một số hậu quả như sau:

  • Thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
  • Với mẹ bầu bị có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể bị xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu:

  • Bà bầu 3 tháng đầu không nên tự ý mua Aspirin để chữa viêm họng ở nhà tránh ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi
  • Trong trường hợp mẹ bầu được chỉ định uống aspirin để chữa bệnh viêm họng thì nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì, tùy từng cơ địa, tiền sử bệnh lý và sức khỏe của từng mẹ mà bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp nhất.

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng Aspirin khi có sử chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng Aspirin khi có sử chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con

2. Bà bầu tự ý sử dụng Ibuprofen chữa viêm họng

Ibuprofen có các tác dụng chính như hạ sốt, chống viêm sưng, giảm đau răng, trị viêm họng. Cũng giống như aspirin, ibuprofen là loại thuốc chống viêm và không steroid (NSAIDs). Do vậy, nhiều mẹ bầu cho rằng đây là loại thuốc lành tính và an toàn có thể sử dụng để điều trị bệnh viêm họng.

Tuy nhiên đây là quan niệm cực kỳ sai lầm và đưa tới những hệ quả nghiêm trọng. Bởi vì, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA/US FDA) đã xếp ibuprofen nhóm C – cho phép sử dụng khi lợi ích mang lại cao hơn mức độ gây ra nguy cơ sảy thai. Ibuprofen được FDA khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ ở 3 tháng cuối của thai kỳ vì tăng nguy cơ gây ra các bệnh về phổi cho thai nhi sinh ra đời.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu:

Trên thực tế, nếu sử dụng ibuprofen với liều lượng thấp và không liên tục thì cũng không gây hại tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi ở thời kỳ tam cá nguyệt. Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng cần được sử cho phép của bác sĩ mới được sử dụng. Cách sử dụng tốt nhất cũng nên do bác sĩ hướng dẫn.

Nhiều mẹ bầu mắc sai lầm khi tự ý sử dụng ibuprofen để điều trị viêm họng

Nhiều mẹ bầu mắc sai lầm khi tự ý sử dụng ibuprofen để điều trị viêm họng

3. Bà bầu uống các loại trà có chứa caffeine

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi nội về nội tiết tố và hệ miễn dịch bị kém đi. Do vậy, đây là khoảng thời gian mẹ bầu hay bị viêm họng, cảm cúm. Trong giai đoạn phôi thai chưa làm tổ ổn định thì việc sử dụng kháng sinh là điều không nên.

Do vậy, mẹ bầu thường tìm đến các bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo mộc như trà từ lá mâm sôi, trà tía tô, trà bạc hà, trà cây dâm bụt, trả rễ cam thảo, trà sâm… Một trong những dạng thức sử dụng được nhiều người khuyên đó là uống trà ví dụ như trà quất mật ong, trà gừng mật ong, trà hoa cúc,…

Sở dĩ các loại trà có khả năng trị viêm họng là vì trong nhiều loại thảo mộc có chất chống viêm, kháng khuẩn, có các hoạt chất ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây bệnh,… Ví dụ: Trà gừng mật ong có chứa chất oxy hóa từ mật ong, vị nóng của gừng. Những thành phần này có tác dụng tốt đối với việc trị ho cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trà đều tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Sai lầm liên quan tới trà mà bà bầu 3 tháng đầu bị viêm họng hay mắc phải đó là tin rằng các loại trà có thể trị được bệnh viêm họng. Nhiều mẹ bầu sử dụng các loại trà mà không biết rằng trong một số loại trà có thành phần caffeine.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu:

  • Thành phần caffeine là một chất kích thích có những tác động xấu tới sức khỏe bà bầu và thai nhi như tăng nguy cơ sảy thai, gây biến chứng thai kỳ, làm chậm quá trình phát triển bình thường của thai nhi,… Vì vậy, mẹ bầu nên tránh các loại trà làm từ lá trà xanh.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cẩn thận khi lựa chọn các loại trà hoa, trà thảo mộc. Đặc biệt là những mẹ bầu hay bị dị ứng với phấn hoa. Một số loại trà thảo mộc mà mẹ bầu nên tránh xa là trà cây dâm bụt, trà rễ cam thảo, trà bạc hà,…

Trà gừng mật ong là một loại trà trị viêm họng tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Trà gừng mật ong là một loại trà trị viêm họng tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

4. Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C chữa viêm họng bà bầu

Vitamin C có nhiều chất oxy hóa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho mẹ bầu. Thời điểm 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động kém khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh viêm họng. Do vậy, nhiều mẹ bầu cho rằng khi bị viêm họng thì nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin C.

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, vitamin C ở liều lượng vừa phải sẽ phát huy tác dụng tốt. Nhưng khi lượng vitamin C trong cơ thể vượt quá mức cho phép thì sẽ dẫn tới nhiều hệ quả không tốt. Ví dụ như: thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị bệnh scorbut do khi ở trong bào thai được nạp 1 lượng vitamin C lớn đi qua nhau thai.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu:

Vì vậy, khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng sử dụng các phương pháp trị bệnh viêm họng có thành phần vitamin C, thì nên hạn chế nạp các thực phẩm khác cũng có hàm lượng vitamin C cao.

Bầu 3 tháng bổ sung lượng vitamin C vừa phải

Bầu 3 tháng bổ sung lượng vitamin C vừa phải tránh ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi

Khi mẹ bầu sử dụng trà gừng chanh mật ong để trị viêm họng thì nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tránh dư thừa trong cơ thể

5. Chữa viêm họng ở bà bầu bằng viên ngậm bổ sung kẽm

Kẽm là một khoáng chất có tác dụng tốt tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh, các mô và tế bào. Do vậy, nhiều mẹ bầu cho rằng, ngậm viên bổ sung kẽm vừa trị được viêm họng, vừa bổ sung thêm kẽm cho cơ thể.

Trong thực tế, viên ngậm kẽm có tác dụng tốt trong việc trị viêm họng đối với người không mang bầu. Tuy nhiên với mẹ bầu 3 tháng đầu bị viêm họng khi sử dụng viên ngậm bổ sung kẽm để chữa viêm họng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ thừa kẽm. Bởi vì, trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ nạp vào cơ thể nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm.

Khi cơ thể thừa chất kẽm, mẹ bầu sẽ gặp các hệ quả như: buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa,…

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Không nên tự ý sử dụng viêm ngậm bổ sung kẽm khi bà bầu vị viêm họng.
  • Chỉ nên sử dụng viêm ngậm kẽm khi bác sĩ chỉ định.

 

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng viên ngậm kẽm để trị bệnh viêm họng

Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng viên ngậm kẽm để trị bệnh viêm họng

Trên đây là 5 sai lầm phổ biến của một số mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau họng. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ về các sai lầm và cách xử lý phù hợp với từng loại. Nếu mẹ bầu còn các băn khoăn về 5 sai lầm và muốn tìm cách điều trị viêm họng khi bầu 3 tháng, thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    35

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    237

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá é được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    345

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám