3.1K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Hiện nay, sỏi thận là căn bệnh nhiều người mắc phải. Đây là bệnh thuộc về đường tiểu và sinh dục, xuất hiện do chất khoáng trong nước tiểu bị kết tủa và lâu ngày chuyển hóa thành sỏi. Vậy bị sỏi thận nên ăn gì không nên ăn gì? Hãy chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện!
Người bị sỏi thận nên tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý
Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh sỏi thận thường là do chế độ ăn mặn, uống ít nước khiến thận phải làm việc quá sức dẫn đến hình thành sỏi. Thế nên, trước khi tìm hiểu bị sỏi thận nên ăn gì thì người bệnh phải đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Bị sỏi thận nên ăn gì còn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Để biết chính xác độ to nhỏ và sự phát triển của sỏi, người bệnh nên đến khám tại cơ sở uy tín. Ngoài ra, kết hợp cùng các loại thực phẩm dưới đây để giúp bệnh tình thuyên giảm.
Có nhiều ý kiến cho rằng mắc bệnh sỏi thận nên hạn chế bổ sung canxi thì hoàn toàn không đúng. Khi cơ thể thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương và bắt buộc nó phải hấp thụ thêm oxalat. Điều này làm tình trạng sỏi thận trở nên nặng hơn.
Thế nên, hãy bổ sung một lượng canxi cần thiết cho cơ thể bằng cách nạp một số thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày như: Các loại hạt, phô mai, sữa chua, các loại họ đậu, cá hồi…
Carot chứa nhiều Vitamin A tốt cho người bị sỏi thận
Chẳng may bị sỏi thận, người bệnh nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm chứa vitamin A. Đây là loại vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, đồng thời chống lại bệnh sỏi thận.
Vitamin A có trong nhiều loại thực phẩm như: Gan bò, cà rốt, rau bina, khoai lang, cà chua, cá trích… Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng và bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm khả năng kết tủa của sỏi. Người bệnh bổ sung vitamin B6 mỗi ngày giúp tình trạng sỏi thận không phát triển nặng thêm.
Một số thực phẩm có chứa vitamin B6 mà bạn dễ dàng tìm thấy như: Sữa, phô mai, cá hồi, cá ngừ, trứng, thịt bò, chuối, bơ… Tuy nhiên, khi sử dụng vào thực đơn bạn lưu ý nên ăn vừa phải để cơ thể kết nạp đủ chất.
Chất xơ là gợi ý chuẩn xác cho câu hỏi bị sỏi thận nên ăn gì. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn và hệ bài tiết. Theo thống kê, mỗi ngày phụ nữ cần bổ sung khoảng 25 gram chất xơ và nam giới cần đến 38 gram chất xơ để giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn. Bạn có thể cung cấp chất xơ cho cơ thể qua các loại rau và trái cây như: Bơ, dâu, chuối, cà rốt, củ cải, atiso, đậu Hà Lan…
Trái cây tươi chứa vitamin và khoáng chất dồi dào giúp ích cho người bệnh sỏi thận. Một số loại trái cây tốt cho bệnh sỏi thận như: Dưa hấu, xoài, dứa, cam, quýt, chanh, táo, việt quốc… dễ tìm thấy ở chợ, siêu thị. Mỗi ngày người bệnh bổ sung một ít trái cây sẽ giúp cho tình trạng bệnh sỏi thận tiến triển tốt hơn.
Nếu bạn đã biết bị sỏi thận nên ăn gì thì cũng nên lưu ý một số thực phẩm mà người sỏi thận nên hạn chế hoặc kiêng cữ để tránh khiến tình trạng sỏi to hơn bệnh tiến triển nặng hơn gây nhiều biến chứng khác. Cụ thể cần tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau đây:
Muối có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cơ thể. Mỗi ngày, người thường cần nạp một lượng muối vừa phải. Thế nhưng, đối với người bị sỏi thận thì nên tránh ăn các thực phẩm có nhiều muối.
Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây khát, đòi hỏi phải nạp thêm nước. Khi ấy, thận bắt buộc phải làm việc cật lực để cung cấp lượng nước cho cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm thận kiệt sức và hình thành sỏi thận.
Nếu bạn ăn quá nhiều chất đạm trong một ngày sẽ làm cơ thể tích tụ axit uric gây hình thành muối trong cơ thể và tạo thành sỏi thận. Một người bình thường chỉ nên cung cấp tối đa 200 gram thịt mỗi ngày. Đặc biệt, lựa chọn các loại thịt nạc như thịt bò, ức gà… hạn chế ăn nhiều hải sản như tôm, cua, mực, sò…
Bị sỏi thận nên hạn chế an nhiều hải sản, thực phẩm chứa nhiều chất đạm
Khi lượng Kali trong cơ thể nhiều dồn nén trong máu làm tăng áp lực lên thận và làm giảm công dụng đào thải của thận và khiến thận suy yếu. Một số loại rau củ mà người mắc sỏi thận nên hạn chế ăn như: Khoai lang, khoai tây, củ cải đường, cải bó xôi…
Các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ chứa nhiều đạm đồng thời làm tăng lượng muối hấp thụ vào cơ thể gây suy yếu cho thận và hình thành sỏi. Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm sau nếu không muốn tình trạng sỏi thận nặng hơn: Thức ăn chiên, xào, thịt ba rọi…
Người bị sỏi thận trong nước tiểu có chứa nhiều oxalate gây kết tủa và hình thành các viên sỏi. Thế nên, để tránh tình trạng sỏi phát triển thì người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm như: Đậu nành, kiwi, quả mọng, nho, đậu bắp, rau bina, củ cải, socola, cacao, trà…
>>> Xem thêm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày là đang bị bệnh gì?
Hy vọng với các gợi ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đi tìm đáp án cho câu hỏi bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thế nhưng, đây chỉ là các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện tình trạng sỏi thận. Vì vậy, để trị triệt để bệnh lý này, bạn cần đến cơ sở điều trị uy tín để thăm khám và được bác sĩ đưa ra phương pháp chữa trị hợp lý.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Không ít chị em phụ nữ bị tình trạng khô rát âm đạo, ít ra nước và làm ảnh hưởng đến cuộc yêu. Vậy quan…
Chuyên mục: Sức khỏe
Mùng 1 hàng tháng là thời điểm quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một tháng mới. Ngày này được coi là ngày vô…
Hiện nay, thực trạng quan hệ tình dục sớm ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là các cặp đôi còn quan hệ không…
Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục “ra ngoài” là cách an toàn để tránh thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.