Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Bị rối loạn chị em phải làm sao?

Cập nhật 04/05/2023

1.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Kinh nguyệt sau sinh bị rối loạn, hay những bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sau quá trình sinh nở… là một trong những lý do phổ biến chị em nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa sớm. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt không chỉ gặp ở phụ nữ tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh mà ngay cả trong giai đoạn sau khi sinh cũng thường thấy. Đây là những dấu hiệu về vấn đề sức khoẻ mà mỗi phụ nữ cần quan tâm, đặc biệt là phụ nữ mới có kinh nguyệt trở lại. Những chia sẻ tử chuyên gia sản phụ khoa MEDILUS dưới đây, chị em theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh nở, chị em cần đặc biệt lưu ý

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh nở, chị em cần đặc biệt lưu ý

Sau sinh bao lâu thì có kinh?

Chị em cần biết rằng, chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi sự gia tăng và thay đổi phức tạp của nhiều loại hormone khác nhau trong cơ thể người phụ nữ. Các hormone phối hợp và thống nhất để chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ mang thai, nuôi dưỡng thai và tiết sữa nuôi con.

Vùng dưới đồi (một khu vực trong não) và tuyến yên kiểm soát các hormone quan trọng này nhằm cân bằng giữa các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ sau sinh.

Vậy sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt? Thông thường phụ nữ sẽ có kinh sau 2-3 tháng, nhưng có nhiều trường hợp sẽ lâu hơn thì kinh nguyệt trở lại sau sinh, đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường. Có một số loại rối loạn kinh nguyệt hay gặp phải sau sinh, đó là:

  • Kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng khi có kinh, không có kinh nguyệt, thời gian có kinh kéo dài, chu kỳ kinh không đều… Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là trong khoảng 22–45 ngày có một kỳ kinh. Độ dài kinh nguyệt bình thường là 3-7 ngày. Chị em phụ nữ cần quan tâm khi chu kỳ kinh nguyệt đến dưới 21 ngày hoặc mỗi lần có kinh cách xa hơn 3 tháng, điều này diễn ra lặp đi lặp lại trong nhiều chu kỳ. Hoặc thời gian có kinh mỗi chu kỳ kéo dài hơn 10 ngày.
  • Đau bụng kinh dữ dội, đau quặn bụng thường xuyên khi hành kinh cũng là các dấu hiệu bất thường. Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới nhưng có thể lan xuống lưng dưới và đùi.
  • Rong kinh, cường kinh, lượng kinh nguyệt kéo dài có thể tới 2 tuần và lượng máu kinh ra nhiều hơn bình thường. Kinh nguyệt thấm đẫm nhiều hơn 5 băng vệ sinh loại dày mỗi ngày hoặc yêu cầu thay nhiều băng vệ sinh trong đêm nên cần được theo dõi sát. Rong kinh, cường kinh thường đi kèm với đau bụng kinh vì khi đi ngoài những cục máu đông lớn có thể gây đau quặn thắt.
  • Mất kinh hoặc không có kinh nhiều tháng sau khi ngừng cho con bú.
  • Thiểu kinh, kinh nguyệt ra rất ít (vệt máu trên băng vệ sinh) và ngắn ngày, hoặc không thường xuyên…
  • Những rối loạn như vậy có thể chỉ ra các vấn đề về rụng trứng hoặc các tình trạng sức khoẻ khác của người phụ nữ, nhất là sau khi sinh con mới có kinh trở lại.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em phải biết sớm

Kinh nguyệt sau sinh bị rối loạn thường do đâu?

Nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh, có thể kể đến như:

  • Rối loạn cân bằng nội tiết tố (hormon) sau sinh.
  • Rối loạn giấc ngủ của người mẹ.
  • Căng thẳng mệt mỏi sau sinh, trầm cảm sau sinh.
  • Rối loạn đông máu, thiếu máu sau sinh.
  • Các yếu tố căng thẳng và lối sống gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, bao gồm: thay đổi cân nặng, chế độ ăn kiêng, thay đổi cách tập thể dục, thay đổi giờ giấc sinh hoạt sau khi đi làm trở lại,…

Rối loạn nội tiết tố

Vai trò quan trọng nhất là sự mất cân bằng nội tiết tố (estrogen và androgen). Ít nhất có 6 loại hormon tham gia vào việc điều hoà kinh nguyệt của phụ nữ, từ trước khi có thai, trong suốt thời gian có thai, thời gian cho con bú và sau sinh. Chỉ cần thay đổi một lượng rất nhỏ nồng độ của các hormon này trong máu cũng có thể dẫn tới các thay đổi lớn tại cơ thể người phụ nữ, trong đó có kinh nguyệt.

Căng thẳng mệt mỏi sau sinh

Mệt mỏi sau sinh khá phổ biến, mặc dù nó có xu hướng thuyên giảm theo thời gian. Gần 40% các bà mẹ mới sinh con cho biết họ cảm thấy mệt mỏi, từ ngày thứ 10 sau sinh và kéo dài nhiều tháng. Sau sinh một năm trở lên, khoảng 11% các bà mẹ vẫn cho biết mình bị kiệt sức.

Căng thẳng mệt mỏi sau sinh là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Căng thẳng mệt mỏi sau sinh là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Nuôi con hoặc cho con bú “góp phần” không nhỏ gây ra mệt mỏi sau sinh ở phụ nữ. Không chỉ vì bạn có thể cần phải thức dậy lúc 1 giờ sáng (và sau đó 4 giờ sáng) để cho con bú mà cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra prolactin khi bạn cho con bú – hormone vừa kích thích sản xuất sữa vừa khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. (Đó là bởi vì prolactin có thể thay đổi mức dopamine trong cơ thể bạn, một chất hóa học trong não có liên quan đến giấc ngủ).

Những lo lắng về việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách cũng có thể khiến bạn thức đêm. Và bạn càng có ít sự hỗ trợ từ đối tác, gia đình và bạn bè, bạn càng phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Giờ giấc sinh hoạt không ổn định

Đi làm trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, áp lực công việc, thức đêm chăm con, thời gian biểu thay đổi với rất nhiều công việc chồng chéo khiến bạn có rất ít thời gian thư giãn và nghỉ ngơi.

Mọi đảo lộn sinh hoạt khi vừa đi làm vừa cần chăm sóc con, cho con bú (hoặc không có người thân chăm sóc hỗ trợ…) tất cả có thể khiến bạn kiệt sức và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai nghĩa là đưa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai.

Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung. Kết quả là quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.

Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.

Phụ nữ sau sinh đẻ

Với phụ nữ sau khi sinh, ngoài các căng thẳng về thể chất và tinh thần thì mang thai lần tiếp theo sớm, ngoài ý muốn sau quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai cũng là nguyên nhân thường gặp mà phụ nữ sau sinh dễ nhầm lẫn với rối loạn kinh nguyệt.

Các biểu hiện thay đổi chu kỳ kinh không hề cố định hoặc có điểm chung nào, có thể gặp ở ngay cả khi phụ nữ sau sinh đang cho con bú hoặc chưa có kinh nguyệt trở lại.

Tăng prolactin trong máu (là hormone kích thích tiết sữa) cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ đã dừng cho con bú.

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc bắc, thuốc lá, thuốc viên hoàn… không rõ nguồn gốc và thành phần với mục đích hồi phục sức khoẻ sau sinh cũng dễ gây ra các rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Các bệnh lý của người phụ nữ đã có từ trước khi mang thai hoặc mới xuất hiện trùng vào thời gian sau sinh cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ví dụ như:

  • Các bệnh lý ác tính: Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung buồng trứng,…
  • Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Viêm nhiễm tử cung âm đạo.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang và do di truyền.
  • U xơ tử cung.

Hội chứng buồng trứng đa nang, liên quan đến việc sản xuất nhiều nội tiết tố Androgen, dẫn đến u nang và các vấn đề khác như kinh nguyệt không đều và tăng cân.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh chị em cần làm gì?

Phụ nữ sau sinh cần theo dõi sát chu kỳ kinh nguyệt của mình. Chu kỳ đầu tiên có kinh sau khi sinh con không cố định ở phụ nữ, nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân trong đó việc cho con bú hay không.

Có những bất thường ở chu kỳ kinh sau khi sinh, chị e cần chủ động gặp bác sĩ và thăm khám

Có những bất thường ở chu kỳ kinh sau khi sinh, chị e cần chủ động gặp bác sĩ và thăm khám

Với những chu kỳ đầu tiên sau khi sinh nếu có bất thường như đau bụng, màu sắc kinh nguyệt thay đổi, mùi khó chịu, lượng máu kinh và thời gian có kinh không như bình thường thì người phụ nữ sau sinh nên tới gặp bác sĩ Sản phụ khoa của mình ngay.

Theo dõi sát quá trình diễn biến sức khoẻ và những thay đổi của cơ thể để giúp bác sĩ có chẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

Thăm khám với bác sĩ nếu có những bất thường

Điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Khi có bất thường về kinh nguyệt, phụ nữ nói chung và phụ nữ sau sinh nói riêng nên tới khám các chuyên khoa Sản phụ khoa càng sớm càng tốt, không nên đợi qua vài chu kỳ kinh rối loạn mới đi thăm khám.

Tại cơ sở y tế, chị em phụ nữ sẽ được khám, tư vấn, làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khoẻ nói chung và kê đơn thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt (nếu cần). Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc điều chỉnh nội tiết tố khi không có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để tránh nguy cơ tiềm ẩn khôn lường.

Một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết, cũng sẽ giúp chị em phụ nữ cải thiện được bệnh lý rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Cụ thể:

  • Thay đổi chế độ ăn uống để tránh nicotine, rượu, caffeine, đường tinh luyện và muối.
  • Các mặt hàng thực phẩm hữu ích trong việc quản lý kinh nguyệt không đều như gừng và quế đã được chứng minh là có lợi.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn, uống đủ nước. Tránh các chất kích thích như rượu bia, tránh các đồ ăn dễ gây dị ứng và khó tiêu hoá.
  • Vitamin D và Vitamin B-6 có hiệu quả trong việc kiểm soát rối loạn kinh nguyệt.
  • Có thể bổ sung giấm táo và dứa vào bữa ăn hàng ngày cũng có thể hữu ích.
  • Đường thốt nốt, nghệ, nha đam là những thực phẩm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt không đều.
  • Củ cải đường có thể làm tăng nồng độ hemoglobin, giúp điều hòa kinh nguyệt.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • Tập thể dục thường xuyên, chơi thể thao ít nhất 3 lần mỗi tuần.
  • Tuân theo một lịch trình ngủ lành mạnh, xây dựng thời gian biểu hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Tập luyện các bài tập yoga, thiền, aerobic… có tác dụng tốt.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sinh hoạt điều độ, tránh các kích thích khói bụi, tiếng ồn, thuốc lá, rượu bia, ma tuý.

Như vậy, bằng việc quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt và có chế độ sinh hoạt hợp lý, người phụ nữ có thể tránh được các rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Trong trường hợp bạn có những triệu chứng kinh nguyệt bất thường, bạn nên đến cơ sở sản phụ khoa uy tín để được thăm khám và định hướng điều trị sớm.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    789

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    744

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    679

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    237

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám