Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Biến chứng nguy hiểm không nên chủ quan

Cập nhật 09/05/2023

2.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý ngày càng phổ biến tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể chỉ là cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, nhưng nếu chủ quan và bỏ qua các triệu chứng này thì bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến xuất huyết tiêu hoá, thậm chí là ung thư dạ dày. Vì vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện như thế nào sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày là những vết loét hở phát triển trên bề mặt niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non ngay đoạn nối với dạ dày (tá tràng). Điều đó xảy ra khi axit trong dạ dày ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ đường tiêu hóa của bạn.

Viêm loét dạ dày tá tràng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Viêm loét dạ dày tá tràng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Với các vết loét bạn có thể không thấy có triệu chứng, hoặc chỉ có thể cảm thấy khó chịu đau rát vùng bụng. Nhưng nếu để viêm loét kéo dài mà không có hường điều trị sớm  có thể gây ra những biến chứng nặng nề như thủng dạ dày tá tràng, viêm phúc mạc, hoặc chảy máu bên trong ống tiêu hoá (xuất huyết tiêu hoá), sốc mất máu, nặng nhất là tử vong.

Một số vết loét dạ dày tá tràng tự lành, nhưng nếu bạn không điều trị, các vết loét có xu hướng lan rộng, ăn sâu hoặc tái phát trở lại.

Chúng có thể ăn mòn thành mạch máu trong dạ dày hoặc ruột non của bạn. Các vết loét cũng có thể ăn một lỗ xuyên qua lớp niêm mạc và bị nhiễm trùng. Hoặc chúng có thể gây sưng tấy, khiến thức ăn không thể di chuyển từ dạ dày vào ruột non.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày “thủ phạm” là đây

Tham vấn y khoa Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Bình Nguyên – Bác sĩ khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai, Cố vấn chuyên môn Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi khuẩn HP – Helicobacter pylori (H.pylori). Cơ chế lây nhiễm vi khuẩn H.pylori vẫn chưa có những kết luận cụ thể, nó có thể được truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, hoặc tiếp xúc chung dụng cụ ăn uống, mọi người cũng có thể nhiễm HP qua thức ăn và nước uống.

Vi khuẩn HP nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây viêm loét đại tràng có thể kể đến như:

  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc giảm đau, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như: Ibuprofen, Diclofenac (Zorvolex), Diflunisal, Etodolac, Famotidine/ibuprofen (Duexis),…
  • Phối hợp giảm đau, chống viêm NSAID với các thuốc khác chẳng hạn như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), thuốc điều trị loãng xương alendronate (Fosamax), và risedronate (Actonel), có thể làm tăng đáng kể khả năng phát triển vết loét.
  • Căng thẳng mệt mỏi, thức khuya và đồ ăn chua cay cũng có thể làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn rất nhiều.

Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau bụng vùng ngay trên rốn hoặc quanh rốn, đau rát vùng dạ dày. Axit dạ dày làm cho cơn đau tồi tệ hơn, cũng như khi bụng đói hoặc căng thẳng sẽ đau tăng.

Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau rát hoặc khó chịu giữa rốn và xương ức. Đặc biệt cảm giác đau tăng lên khi bụng đói – chẳng hạn như giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.

Viêm loét dạ dày có nhiều triệu chứng để nhận biết sớm

Viêm loét dạ dày có nhiều triệu chứng để nhận biết sớm

Cơn đau có thể ngừng một chút nếu bạn ăn hoặc uống thuốc kháng axit dạ dày, nhưng sau đó sẽ quay trở lại. Cơn đau có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ, có thể đến và biến mất trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Cơn đau có thể tồi tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm.

Ngoài ra các triệu chứng khác có thể nhận thấy:

  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi liên tục, ợ chua
  • Chán ăn hoặc sụt cân
  • Buồn nôn.

Nhiều người bị loét dạ dày tá tràng thậm chí không có triệu chứng. Ít thường xuyên hơn, các vết loét có thể gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nôn hoặc nôn ra máu – có thể có màu đỏ hoặc đen.
  • Máu sẫm màu trong phân hoặc phân có màu đen hoặc màu cà phê, mùi khắm.
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó thở, hoa mắt.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn.

Trong một số trường hợp, các vết loét nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy liên hệ và trao đổi chi tiết với bác sĩ của bạn để có hướng xử trí kịp thời.

Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý

Nếu không được điều trị, loét dạ dày tá tràng có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm hơn có thể trực tiếp đến tính mạng. Nên tuyệt đối không được chủ quan, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Chảy máu trong lòng ống tiêu hoá

Chảy máu dạ dày có thể xảy ra rỉ rả qua mép vết loét vào trong dạ dày, tá tràng. Người bệnh mất máu như các trường hợp mất máu chậm dẫn đến thiếu máu mãn tính hoặc có thể mất máu nghiêm trọng khi chảy máu ồ ạt.

Bệnh nhân có thể sốc mất máu hoặc tử vong, cần phải nhập viện cấp cứu hoặc truyền máu. Mất máu nghiêm trọng có thể gây nôn mửa ra máu đỏ lẫn máu cục, hoặc nôn máu thẫm màu hoặc kèm đi ngoài phân đen.

Viêm loét dạ dày có thể gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm cho người bị

Viêm loét dạ dày có thể gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm cho người bị

Thủng dạ dày, thủng tá tràng

Các vết loét dạ dày tá tràng có thể ăn sâu tạo ra một lỗ thủng xuyên qua thành dạ dày hoặc ruột non của bạn. Điều đó khiến thức ăn, máu và dịch tiêu hoá có thể tràn vào ổ bụng gây nhiễm trùng nghiêm trọng khoang bụng (viêm phúc mạc), sốc do đau, sốc nhiễm khuẩn toàn thân,…

Biến chứng thủng dạ dày thường là bởi các tình trạng đau bụng dữ dội, đau liên tục, thành bụng co cứng như tấm gỗ dù người bệnh không cố gồng lên, sốt cao rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi… Nếu để muộn người bệnh có thể hôn mê, sốt, bụng chướng, không còn các dấu hiệu điển hình như kể trên.

>>> Bạn cần biết: Dấu hiệu nhận biết bị thủng dạ dày do viêm loét

Tắc nghẽn dạ dày tá tràng

Các vết loét dạ dày có thể cản trở sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, khiến bạn dễ bị no, nôn mửa và sụt cân do sưng tấy do viêm nhiễm hoặc do sẹo. Điều này hay gặp hơn ở các vết loét gần môn vị, là nơi thấp của dạ dày tiếp nối với tá tràng.

Ung thư dạ dày biến chứng nguy hiểm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm H.pylori và có viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Đặc biệt là ở những người thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn các sản phẩm chứa nhiều Nitrit như dưa muối, cà muối, xúc xích, thịt xông khói và hút thuốc lá.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học. Chú ý cần tuân thủ theo những khuyến cáo của chuyên gia dưới đây:

Bảo vệ dạ dày tránh nhiễm vi khuẩn HP

Hiện chưa rõ vi khuẩn H.pylori lây lan như thế nào, nhưng có một số bằng chứng cho thấy vi khuẩn này có thể lây truyền từ người sang người hoặc qua thức ăn và nước uống. Vì vậy, hãy thực hiện ăn uống hợp vệ sinh, sử dụng các đồ dụng dụng cụ ăn uống riêng nếu có nghi ngờ tiếp xúc với người đang nhiễm vi khuẩn HP.

Đồng thời có thể khám sức khỏe định kỳ và thực hiện test tìm vi khuẩn HP. Ngoài ra bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh nhiễm H.pylori, bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, ăn thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn.

Thận trọng với các loại thuốc giảm đau

Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng các thuốc giảm đau để điều trị các triệu chứng bệnh lý của bạn thì chúng có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Hãy thực hiện các lời khuyên của bác sỹ trong đơn thuốc để giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Ví dụ:

  • Uống thuốc trong bữa ăn
  • Uống thuốc nguyên viên không nhai không bẻ (đối với một số thuốc)
  • Uống thuốc với nhiều nước…
Viêm loét dạ dày nên cẩn trọng với các loại thuốc

Viêm loét dạ dày nên cẩn trọng với các loại thuốc

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Trao đổi với bác sĩ của bạn để tìm ra liều thấp nhất các thuốc có nguy cơ gây loét dạ dày sẽ  giúp bạn giảm đau hoặc giảm triệu chứng. Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì cả hai loại này nếu kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ loét dạ dày.

Bác sĩ thường sẽ chỉ định kết hợp các thuốc nhóm NSAID với các loại thuốc khác như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn axit hoặc thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để tăng hiệu quả điều trị.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và thông báo với bác sĩ khi có bất thường trong quá trình điều trị.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp

Thực hiện lối sống lành mạnh tránh xa các chất kích thích rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua mặn không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Hạn chế ăn các đồ ăn như dưa muối xổi, cà muối xổi, các loại thịt hun khói, thịt chế biến sẵn nhiều muối như xúc xích, thịt muối,… khiến tình trạng viêm loét tiến triển hơn.

Không nên ăn các thực phẩm dưa muối cà muối

Không nên ăn các thực phẩm dưa muối cà muối

Đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, không thức khuya, ăn một bát nhỏ cháo loãng buổi tối trước khi đi ngủ cũng có thể làm các triệu chứng đau rát bụng do viêm loét dạ dày tá tràng được cải thiện đáng kể.

Như vậy, đa số các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng mức độ nhẹ, bạn có thể điều chỉnh lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là có thể làm giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý hay tái phát nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Việc nội soi tiêu hóa giúp phát hiện sớm các vết viêm loét dạ dày tá tràng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát. Khi thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường, nên chủ động gặp bác sĩ, làm các chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    405

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm trợt hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 Lưu ý

    Những người bị viêm trợt hang vị dạ dày cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để tình trạng bệnh được…

    19 Th11, 2024
    16

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?  4 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ…

    16 Th9, 2024
    253

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    33

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám