Gai cột sống có chữa được không? Bệnh nguy hiểm cần lưu ý

Cập nhật 10/05/2023

1.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Gai cột sống là một bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe. Bệnh lý này sẽ gây nhiều đau đớn, thậm chí mất khả năng vận động nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hãy cùng các chuyên gia tại Tổ hợp Y tế MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này thông qua bài viết dưới đây để chăm sóc tốt cho sức khỏe hơn.

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống (hay gai đốt sống) là hiện tượng xuất hiện các mẩu gai xương phía ngoài hai bên cột sống. Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, sự mất nước và độ ẩm sẽ khiến cho các dây chằng cố định xương giãn ra. Để giúp cơ thể ổn định và giảm căng thẳng cho cột sống, cơ thể đã mọc ra các gai xương hình thành nên bệnh lý gai cột sống.

Gai cột sống, đống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh

Gai cột sống, đống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh

Gai đốt sống có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng đa phần tập trung tại các khu vực chịu nhiều áp lực như đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng. Dựa vào đó mà gai đốt sống cũng được chia thành 2 loại chủ yếu là:

Gai đốt sống cổ

Là tình trạng các đốt sống cổ bị thoái hóa gây chèn ép lên các dây thần kinh. Gai cột sống cổ có triệu chứng dễ nhầm với đau mỏi vai gáy thông thường và tiến triển rất âm thầm nên người bệnh thường bỏ qua, không đi thăm khám, điều trị, gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Hội chứng cổ – vai, cổ – vai – cánh tay,….

Gai đốt sống thắt lưng

Đốt sống thắt lưng là đoạn nằm ở giữa xương lồng ngực và xương chậu, tạo thành một chuỗi đốt sống nối liền nhau. Gai đốt sống thắt lưng hình thành do quá trình phát triển thêm của các xương dưới sụn khi bị xơ hóa và sự bào mòn của sụn khớp ở sống lưng. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian dài, sau đó biến mất và có thể bị lại bất cứ khi nào.

Gai cột sống thắt lưng để lâu có thể khiến cột sống bị biến dạng

Gai cột sống thắt lưng để lâu có thể khiến cột sống bị biến dạng

Gai đốt sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính, lâu dần có thể khiến cột sống thắt lưng bị biến dạng cũng như ảnh hưởng đến nhiều vị trí, cơ quan khác trên cơ thể như đoạn giữa cột sống, gây đau nhức vùng lưng,…

Nguyên nhân gai cột sống thường do đâu?

Gai cột sống do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa phần đến từ việc sụn khớp và đĩa đệm bị tổn thương do chịu áp lực thường xuyên, kéo dài nên đã hình thành nên các gai xương để giảm căng thẳng cho cột sống. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gai đốt sống bao gồm:

Thoái hóa cột sống 

Thoái hóa cột sống được cho là tác nhân hàng đầu gây ra gai cột sống. Khi bị thoái hóa, lớp sụn khớp trở nên giòn, dễ nứt hơn. Khi có những bất thường cơ thể sẽ huy động nguồn canxi dự trữ để bù đắp canxi cho xương. Tuy nhiên quá trình này lại diễn ra không đồng đều, chỗ nào được bồi đắp nhiều canxi thì nhô lên, lâu ngày hình thành các gai xương, chỗ thiếu canxi thì lõm xuống tạo thành các hõm xương.

Viêm khớp mãn tính

Viêm khớp mãn tính là tình trạng lớp sụn bị bào mòn khiến bề mặt giữa các xương tiếp xúc, cọ vào nhau. Lúc này cơ thể lại bắt đầu huy động canxi để khắc phục tình trạng lớp sụn bị hư hại, kéo theo sự hình thành của các gai xương.

Lắng đọng canxi

Lắng đọng canxi là tình trạng canxi ở dạng calcipyrophosphat bị tích tụ ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Khi canxi tích tụ quá nhiều, kéo dài sẽ phát triển thành các gai xương.

Do yếu tố di truyền

Với những người mà có mang gen di truyền đĩa đệm yếu từ đời trước thì nguy cơ hình thành gai cột sống cũng sẽ cao hơn những người khác. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người dù đang ở độ tuổi còn rất trẻ cột sống đã mọc gai, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng sống.

Do gặp chấn thương

Mỗi cơ quan trên cơ thể đều có cơ chế tự phục hồi sau khi bị tổn thương, cột sống cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu chức năng này hoạt động quá tích cực cũng có thể dẫn đến một số vấn đề đến sức khỏe. Chẳng hạn, khi cột sống bị tổn thương, lớp sụn dễ nứt vỡ thì cơ thể sẽ tự động huy động canxi đến chữa lành cho vị trí tổn thương. Tuy nhiên, nếu như lượng canxi được bù đắp vào tổn thương quá lớn sẽ vô tình khiến cho xương dày lên, dần hình thành nên các mẩu gai.

Các đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống

Một số nhóm người sẽ có nguy cơ gặp phải gai cột sống cao hơn những đối tượng khác, cụ thể như:

  • Người cao tuổi, cơ thể đang dần lão hóa.
  • Người đã từng gặp phải chấn thương, tai nạn cột sống.
  • Người đang bị viêm khớp cột sống mạn tính.
  • Người lao động nặng nhọc, đặc biệt là hay mang vác vật nặng gây gia tăng áp lực lên cột sống.
  • Người béo phì, thừa cân, hay uống rượu bia, hút thuốc lá,…

Các triệu chứng nhận biết bị gai cột sống

Tùy vào loại gai cột sống mà bạn có thể gặp phải những biểu hiện như và triệu chứng cũng khác nhau theo vị trí, cụ thể:

Triệu chứng bị gai cột sống cổ:

  • Vùng cổ hay cảm thấy mỏi, đau nhức nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc cử động mạnh.
  • Vai gáy hay cảm thấy tê bì, nhức mỏi.
  • Cổ căng cứng, khó cử động khi gập cổ, quay đầu.
  • Mỗi khi mỏi cổ có thể kèm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Gai cột sống đốt sống cổ gây đau nhức tê bì vùng cổ vai gáy

Gai cột sống đốt sống cổ gây đau nhức tê bì vùng cổ vai gáy

Với gai cột sống thắt lưng:

  • Đau nhức thắt lưng, đau có thể lan xuống háng và chân.
  • Các cơn đau kéo dài, cường độ đau tăng lên khi ngồi lâu, gập người, xoay người,…
  • Cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.
  • Cơ thể mất cân bằng, trở nên cúi về phía trước hoặc ngả ra sau.

Khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi có các triệu chứng bất thường mọi người nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán sớm:

  • Làm xét nghiệm máu: Kiểm tra mức độ của một số chất, đánh giá và chỉ nguyên nhân gây ra gai cột sống.
  • Chụp cắt lớp: Theo dõi sự phát triển của gai xương, vị trí, tình trạng mức độ ảnh hưởng do gai xương.
  • Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp giúp xác định mức độ tổn thương đĩa sụn, dây thần kinh bị chèn ép.
  • Điện cơ (EMG): Phương pháp sử dụng các kim nhỏ, mỏng đặt vào các cơ cánh tay để đo tốc độ thần kinh gửi tín hiệu điện về não.
  • Myelogram: Dạng chụp CT đặc biệt có sử dụng thêm thuốc cản quang giúp hiển thị rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng xác định được các mức độ tổn thương.
  • Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến để phát hiện các gai xương và mức độ chèn ép thần kinh.

Bị gai cột sống nguy hiểm như thế nào?

Hình thành các đốt gai đốt sống nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Hẹp ống sống: Các gai xương phát triển quá mức có thể che mất một phần ống sống khiến ống sống hẹp đi. Từ đó gây đau nhức tại khu vực bị gai xương kèm theo tê bì chân tay.
  • Rối loạn tiền đình: Di chứng do bị gai đốt sống cổ lâu ngày, gây cản trở quá trình vận chuyển oxy và máu đến não khiến cho tiền đình bị rối loạn và biểu hiện thành các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng,…
  • Bại liệt hoặc mất khả năng lao động: Các dây thần kinh khi bị các mẩu gai chèn ép quá lâu có thể mất dần khả năng vận động, dẫn đến bại liệt.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng khác như: Cong vẹo cột sống, mất ngủ, tăng hoặc hạ huyết áp,…

Gai cột sống lâu không được điều trị gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Gai cột sống lâu không được điều trị gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

Bị gai cột sống có chữa được không và bằng cách nào?

Gai đôi cột sống gây ra bởi quá trình lão hóa sẽ không có phương pháp nào có thể giúp đảo ngược được tiến trình tự nhiên này. Chính vì thế để điều trị bệnh một cách hiệu quả có thể tập trung vào các liệu pháp sử dụng thuốc làm giảm cơn đau tức thì; luyện tập vật lý trị liệu hoặc có sự can thiệp ngoại khoa nếu gai xương phát triển quá to.

Theo Ths.BSNT Nguyễn Anh Dũng, Bác sĩ Thần kinh – Cột sống – Cơ xương khớp MEDIPLUS cho biết, gai cột sống cũng như các bệnh lý về cơ xương khớp khác không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng đáu, hạn chế sự phát triển của gai xương. Bác sĩ cũng chia sẻ thêm, những người từ ngoài 31 tuổi trở lên thì nên đi thăm khám sức khỏe, tiến hành kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý nếu có, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị ngay kịp thời.

Gai cột sống cần được chẩn đoán sớm và đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp

Gai cột sống cần được chẩn đoán sớm và đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp

Chữa gai cột sống không dùng thuốc

Gai cột sống là bệnh mạn tính nên mục tiêu điều trị chủ yếu là để làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình thoái hóa. Do đó nếu người bệnh không cảm thấy đau nhức hay bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì không cần dùng thuốc mà chỉ cần tập luyện phục hồi chức năng, mát xa hoặc vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh.

Điều trị gai cột sống dùng thuốc

Nếu người bệnh cảm thấy đau đớn cột sống thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc, giảm đau, kháng viêm nhóm NSAIDS như ibuprofen, naproxen hoặc paracetamol, tramadol và thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine, tizanidine để làm giảm co thắt.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên kết hợp thêm các phương pháp trị liệu, tập thể dục và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, giàu canxi để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phương pháp phẫu thuật điều trị

Đây là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi gai xương phát triển quá mức, đè lên hệ thống thần kinh, chèn ép và làm hẹp ống tủy gây rối loạn đại tiểu tiện, tê bì chân tay và có thể dẫn đến bại liệt nên cần tiến hành loại bỏ ngay.

Gai đôi sau khi phẫu thuật vẫn có khả năng mọc lại nên người bệnh cần hết sức chú ý tư thế học tập làm việc cũng như duy trì một lối sống mạnh. Người bệnh nên đi tái khám thường xuyên để điều trị kịp thời khi có bất thường.

Phòng ngừa bệnh gai cột sống

Theo thông tin bác sĩ chia sẻ, bệnh gai cột sống thường do quá trình lão hóa và bệnh khó tránh khỏi do vấn đề tuổi tác sau này. Tuy nhiên, chũng ta có thể hoàn toàn chủ động trong việc ngăn ngừa sự thoái hóa nhanh bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, TDTT…

Gai cột sống bệnh lý

Gai cột sống phần lớn do vấn đề tuổi tác nên có thể chủ động ngăn ngừa sự thoái hóa nhanh

Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh phòng ngừa sự hình thành gai đốt sống là:

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Bổ sung thêm canxi và vitamin D cho cơ thể thông qua thực phẩm ăn vào hàng ngày cũng như hạn chế những thức ăn dễ gây tăng cân, béo phì nhất là mỡ động vật.
  • Tránh mang vác quá nặng hoặc tập luyện những môn thể thao gây tăng áp lực lên cột sống như cử tạ,…
  • Ngồi đúng tư thế, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế để tránh cột sống bị tổn thương.
  • Nằm ngủ trên nệm cứng mà không dùng gối đầu có thể ngăn ngừa gai cột sống rất hiệu quả.
  • Dùng nẹp để cố định cổ và thắt lưng có thể giúp làm giảm các cơn đau nhức, khó chịu. (Không nên lạm dung cách này trong thời gian dài).

Gai cột sống gây thoái hóa, chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng tới sức khỏe. Bởi vậy, ngay khi nhận thấy những thay đổi bất thường ở cột sống, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín thăm khám càng sớm càng tốt để được chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp, kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra.

*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

    Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

    01 Th2, 2024
    476

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    15 Cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc tại nhà

    Gout là một căn bệnh phổ biến gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ở các khớp. Tuy nhiên, không…

    11 Th10, 2024
    170

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    [Gợi ý] 6 cách trị gai cột sống lưng tại nhà và 7 lưu ý

    Gai cột sống lưng là một vấn đề phổ biến gây ra đau đớn và khó chịu cho nhiều người. Việc tìm kiếm các phương…

    22 Th10, 2024
    98

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    929

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám