Polyp dạ dày là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Cập nhật 09/05/2023

1.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Polyp dạ dày thường chỉ được phát hiện thông qua quá trình nội soi đường tiêu hóa. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư. Vậy polyp dạ dày là gì? Triệu chứng nhận biết và cách điều trị polyp dạ dày như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết.

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày là sự hình thành các khối u hình elip hoặc hình tròn có cuống nằm ở niêm mạc dạ dày. Những khối u này đa phần thường lành tính, trong một số trường hợp sẽ gây một số biến chứng cho người bệnh, có thể phát triển thành ung thư. Hầu hết polyp dạ dày thường được phát hiện khi nội soi đường tiêu hóa trên, chiếm tỷ lệ tới 25%.

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Polyp dạ dày phát hiện trong quá trình nội soi bệnh lý đường tiêu hóa

Polyp dạ dày phát hiện trong quá trình nội soi bệnh lý đường tiêu hóa

Bất kỳ ai cũng có thể mắc polyp dạ dày, tuy nhiên dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao hơn mắc phải căn bệnh này:

  • Người lớn tuổi: Polyp dạ dày thường gặp ở độ tuổi trung niên trên 50 tuổi cho đến người già. Trường hợp mắc polyp đại tràng dưới 40 tuổi có thể là các polyp di truyền từ thế hệ trước.
  • Viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn: Bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP cũng nằm trong đối tượng có nguy cơ cao bị polyp dạ dày.
  • Tiền sử gia đình bị polyp dạ dày: Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em bị polyp dạ dày thì những người cùng huyết thống cũng có khả năng mắc bệnh.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc ức chế bơm proton ngăn tiết acid dạ dày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày hơn so với người bình thường.

Bị polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Them vấn y khoa Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Bình Nguyên – Khoa tiêu hóa MEDIPLUS về vấn đề này, Bác sĩ cho biết mức độ nguy hiểm của polyp dạ dày sẽ phụ thuộc vào loại polyp mà bệnh nhân mắc phải, kích thước cũng như số lượng polyp có trong dạ dày. Một số loại polyp dạ dày phổ biến cụ thể:

  • Polyp tăng sản: Polyp tăng sản là loại polyp dạ dày phổ biến nhất ở bệnh nhân bị viêm dạ dày, chiếm tới 17% các ca mắc polyp dạ dày. Polyp tăng sản có liên quan đến bệnh viêm dạ dày mạn tính do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Polyp tăng sản thường không có khả năng phát triển thành ung thư dạ dày. Tuy nhiên, kích thước polyp càng lớn càng làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Polyp tế bào tuyến đáy: Polyp tuyến Fundus chiếm tới 70% đến 90% các trường hợp polyp dạ dày, đường kính thường dưới 0,5cm và nhẵn, không có cuống. Loại polyp này thường gặp ở bệnh nhân sử dụng thường xuyên thuốc PPI điều trị acid dạ dày. Nếu kích thước polyp lớn hơn 1cm bề mặt bị loét hoặc nằm ở hang vị cần được cắt bỏ và sinh thiết để xác định polyp ác tính hay lành tính. Polyp càng lớn thì  nguy cơ phát triển thành ung thư càng cao.
  • Đa polyp tuyến gia đình: Đây là loại polyp mang tính di truyền, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc polyp. Trong trường hợp này, polyp có thể chuyển thành ác tính, nguy cơ cao chuyển thành ung thư dạ dày.
  • Polyp u tuyến: Polyp u tuyến có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày. Polyp u tuyến thường gặp ở các ca viêm teo dạ dày mạn tính, viêm dạ dày mạn.
Polyp u tuyến có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Polyp u tuyến có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày

Các triệu chứng nhận biết có polyp dạ dày

Vậy nếu có polyp trong dạ dày thường có biểu hiện như thế nào? Bác sĩ Nguyên chia sẻ thêm, polyp dạ dày thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ trong quá trình nội soi thăm khám các bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên khi khối polyp to hơn hoặc số lượng nhiều có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như:

  • Nôn mửa: Lớp niêm mạc dạ dày tăng trưởng bất thường gây nên cảm giác nóng rát cho dạ dày và đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị polyp dạ dày sẽ buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn, có thể kèm theo mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
  • Đau bụng: Polyp dạ dày gây ra tổn thương dạ dày, viêm dạ dày. Một số trường hợp bệnh nhân thường xuyên đau bụng theo từng cơn, cơn đau tăng dần khi ấn vào bụng. Tùy mức độ bệnh và cơ địa từng người mà cơn đau nặng hay nhẹ cũng khác nhau.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Khi người bệnh sử dụng lượng thực phẩm nhỏ sẽ có cảm giác chướng bụng, khó tiêu. Không hấp thụ được thức ăn sẽ khiến bệnh nhân sụt cân trong thời gian ngắn.
  • Chảy máu trong: Người bệnh có thể nôn ra máu hoặc thấy máu trong phân. Chảy máu dạ dày kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính làm bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, xanh xao,… Trường hợp chảy máu dạ dày nặng cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nôn mửa là một trong những triệu chứng polyp dạ dày

Nôn mửa là một trong những triệu chứng polyp dạ dày

Điều trị polyp dạ dày bằng cách nào?

Cắt polyp dạ dày qua nội soi thường sẽ được chỉ định trong điều trị, đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm loại bỏ các mô bất thường nằm ở dạ dày. Trong quá trình nội soi nếu phát hiện thấy polyp dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt polyp. Các mẫu mô sau khi được cắt bỏ sẽ đem đi sinh thiết để xác định lành tính hay ác tính.

Trường hợp khối u có kích thước nhỏ hơn 0,5cm, không phải u tuyến thì không cần phải cắt bỏ. Tùy vào mức độ bệnh mà thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài từ 20 phút cho đến 40 phút. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê để không cảm thấy khó chịu trong quá trình phẫu thuật.

Nội soi cắt polyp dạ dày là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Nội soi cắt polyp dạ dày là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Trước khi bắt đầu nội soi, bác sĩ đưa một ống nhỏ với đầu có gắn đèn pin, qua miệng đến dạ dày bệnh nhân. Thông qua các hình ảnh niêm mạc phản chiếu lên màn hình, bác sĩ sẽ phát hiện được vị trí và kích thước của polyp. Nếu kích thước của polyp nhỏ có đường kính dưới 5mm, có cuống bác sĩ sẽ cắt polyp bằng kẹp sinh thiết. Trong trường hợp polyp có đường kính tới 2cm, polyp được loại bỏ bằng vòng dây quanh đáy polyp.

Một số lưu ý Trước và Sau khi cắt Polyp dạ dày

– Trước khi cắt polyp dạ dày

  • Người bệnh nên thông báo những tiền sử bệnh và đưa  hồ sơ bệnh lý dạ dày trước đây để bác sĩ chuyên khoa nắm được các thông tin về tình trạng bệnh. Qua đó, bác sĩ có thêm thông tin để quá trình điều trị dễ dàng.
  • Trước vài ngày tiến hành nội soi cắt polyp dạ dày người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao.
  • Trong vòng 8 giờ đồng hồ trước khi nội soi bệnh nhân cần nhịn ăn  giúp bác sĩ quan sát polyp dễ dàng hơn và tránh trường hợp  bị sặc khi mổ.

– Sau khi cắt nội soi polyp dạ dày

  • Sau khi nội soi người bệnh cần nghỉ ngơi, ở lại bệnh viện để theo dõi từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Trong khoảng tuần đầu sau cắt nội soi polyp người bệnh nên chỉ ăn các món dễ tiêu hóa như cháo xay nhuyễn cùng rau xanh. Để giúp dạ dày đỡ áp lực, nên ăn thành nhiều bữa là bữa nhỏ và bữa chính.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ bởi dễ làm niêm mạc dạ dày kích ứng. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ hồi phục. Người bệnh cần lưu ý nên ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày co bóp hiệu quả hơn.
  • Hai tuần đầu sau khi cắt polyp cũng cần hạn chế dùng các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau tác động đến máu. Người bệnh nên tập luyện thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Polyp dạ dày thường là lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ cao tiến triển và biến chứng gây ung thư. Chính vì thế, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời

Công nghệ nội soi BLIx 390 tại MEDIPLUS là công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong phát hiện và điều trị polyp dạ dày. Với hình ảnh được phóng đại lên đến 390 lần, giúp bác sĩ chẩn đoán và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe người bệnh. Để đặt lịch khám và nhận tư vấn sớm nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    5/5 - (1 vote)

      ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


      Bài viết liên quan

      Đau dạ dày ăn táo được không? 7 lợi ích và 8 lưu ý 

      Đau dạ dày ăn táo được không? là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng và…

      14 Th9, 2024
      2.5K

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      14 thuốc dạ dày cho trẻ em và 5 lưu ý khi dùng

      Chọn đúng thuốc dạ dày cho trẻ em là bước đầu tiên giúp giảm nhẹ triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của bé. Tuy…

      21 Th11, 2024
      62

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

      Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

      21 Th11, 2024
      56

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 nguyên nhân và gợi ý 2 cách chữa

      Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Liệu bạn có thắc mắc…

      16 Th9, 2024
      254

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám