Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Cập nhật 24/10/2024

34.2K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện mẹ đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Khi đó, mẹ sẽ cần có cách xử lý đúng để cải thiện, đảm bảo hệ tiêu hóa tốt nhất cho mẹ và cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về hiện tượng này với Tổ hợp y tế MEDIPLUS ngay dưới đây.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng có sao không?

Sôi bụng là hiện tượng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp. Những tiếng “ùng ục” to hoặc nhỏ giống như tiếng nước đi trong đường ống rỗng hay khi được đun sôi phát ra từ bụng được gọi là tiếng sôi bụng. Âm thanh này được tạo ra từ ruột (cả ruột non và ruột già), do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn.

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Sôi bụng là hiện tượng thường thấy ở mẹ bầu và điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé khi là hiện tượng sinh lý bình thường. Trong trường hợp không phải hiện tượng sinh lý, sôi bụng là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của mẹ đang gặp vấn đề: nhiễm khuẩn, viêm đại tràng, đại tràng co thắt…

Mẹ bầu hãy chú ý và tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời nếu mẹ bị sôi bụng liên tục, kéo dài hay sôi bụng đi kèm với cảm giác khó chịu, đau và chướng bụng, đi đại tiện ngay sau khi ăn, tiêu chảy, cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và các dấu hiệu bất thường khác.

2. Nguyên nhân sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu

 

Sử dụng nhiều thức ăn nhiều đạm có thể khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng

Sử dụng nhiều thức ăn nhiều đạm có thể khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

  • Khi đói và ngửi thấy mùi món ăn hấp dẫn. Điều này tác động tới não bộ làm nó phát ra tín hiệu tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động ở ruột dẫn tới sôi bụng. Đi kèm với đó là biểu hiện tăng tiết nước bọt, mẹ sẽ cảm thấy bụng cồn cào và rất thèm ăn.
  • Thức ăn mới (lạ) hoặc bồi bổ quá mức: Mẹ chưa kịp thích ứng với thức ăn hay chế độ ăn đó. Các thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng dẫn tới khó tiêu, dễ tích khí trong đường ruột gây sôi bụng. Ngoài ra, một số mẹ thiếu enzyme lactase để hấp thụ đường sữa có thể gặp sôi bụng trong giai đoạn mang thai khi uống sữa. Những người mắc bệnh này thường sôi bụng và tiêu chảy sau ăn từ 30 phút – 2 giờ.
  • Ăn nhanh và nuốt phải không khí, ăn xong đi nằm ngay hoặc ít vận động. Điều này làm cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, diễn ra lâu hơn, tích tụ khí trong dạ dày dẫn tới những tiếng kêu ùng ục phát ra từ bụng của bạn.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu: Cảm giác lo lắng, căng thẳng dễ khiến hệ tiêu hóa stress, từ đó gây ra những co bóp bất thường, tạo ra tiếng sôi bụng kèm theo đó là tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Thức ăn hàng ngày thiếu hụt lợi khuẩn tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh khiến cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn
  • Bệnh lý: Các bệnh lý về dạ dày, đại tràng hay rối loạn tiêu hóa… cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sôi bụng. Biểu hiện sôi bụng do bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng như đau vùng thượng vị hoặc dọc theo khung đại tràng, buồn nôn, đại tiện bất thường, cảm giác ăn không ngon,…

3. 4 cách xử lý nhanh hiện tượng sôi bụng ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Tùy vào nguyên nhân gây sôi bụng sẽ có cách khắc phục khác nhau. Với sôi bụng do sinh lý có thể thực hiện theo gợi ý sau:

ĂN NHẸ

Đói là một nguyên nhân dẫn tới bụng sôi, vì vậy, khi có dấu hiệu này, mẹ có thể ăn nhẹ: cháo, bánh mì… Không nên ăn quá no, nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế lượng không khí nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa. Sau khi ăn mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

UỐNG NƯỚC GỪNG TƯƠI

Gừng tươi vị thuốc dân gian vô cùng quen thuộc, có tính ấm, vị cay. Thành phần zingeron, shogaol trong củ gừng như là có công dụng chống nôn, chống co thắt, ngừa viêm loét ruột, hỗ trợ đầy bụng, chướng hơi, kích thích tiêu hóa làm giảm tình trạng khó tiêu – nguyên nhân hàng đầu gây sôi bụng.

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi, chanh, mật ong

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi, chanh, mật ong

Mẹ có thể sử dụng gừng theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Cho 3 lát gừng tươi và 1 giọt dầu bạc hà vào ly nước ấm, uống từng ngụm nhỏ mỗi sáng.
  • Cách 2: Lấy 1 ly nước ấm thêm 3 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều, uống mỗi sáng.

UỐNG NƯỚC GẠO RANG

Nước gạo rang có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa như sôi bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, HP dạ dày… Gạo sau khi rang có màu vàng sẫm và hơi cháy, một phần tinh bột trong gạo bị phá hủy tạo ra than hoạt tính. Khi vào cơ thể chúng có khả năng hấp thụ các vi khuẩn lạ, chất độc hại trong niêm mạc ruột và đưa ra ngoài qua hệ thống bài tiết.

Ngoài ra, nước gạo rang còn giúp bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, giảm đau nhức hiệu quả.

Mẹ có thể sử dụng nước gạo rang để khắc phục hiện tượng sôi bụng trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ có thể sử dụng nước gạo rang để khắc phục hiện tượng sôi bụng trong 3 tháng đầu mang thai

Cách thực hiện:

Lấy 1 nắm gạo sạch đem rang tới khi gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm. Sau đó, đun số với 1 lít nước cho đến khi còn 500ml thì tắt bếp. Chia thành 2 – 3 phần uống sau mỗi bữa ăn. Lưu ý chỉ sử dụng trong ngày.

ĂN LÁ MƠ

Lá mơ có vị đắng, tính mát, chứa nhiều vitamin C, beta-carotene và các acid amin với tác dụng kích thích tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, triệu chứng co thắt dạ dày, tá tràng rất tốt.

Trứng chiên lá mơ món ăn giúp làm giảm hiện tượng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Trứng chiên lá mơ món ăn giúp làm giảm hiện tượng sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ có thể dễ dàng chế biến lá mơ theo các cách sau:

  • Cách 1: Dùng 1 nắm lá mơ tươi rửa sạch, ăn kèm vào bữa cơm.
  • Cách 2: 50g lá mơ thái nhỏ trộn với 2 lòng trắng trứng gà, đem chiên không dầu. Nên sử dụng khi còn nóng giúp giảm vị đắng của lá mơ.

4. Cách phòng tránh hiện tượng sôi bụng 3 tháng đầu quay lại

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng nên uống nhiều nước

Mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng nên uống nhiều nước

Để ngăn ngừa và làm giảm đi sự khó chịu của chứng sôi bụng gây ra, mẹ bầu chú ý tới thói quen ăn uống và vận động của mình. Dưới đây là một số cách giúp mẹ phòng tránh hiện tượng sôi bụng quay lại:

  • Uống nước nhiều: Việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm bớt hiện tượng bụng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. Mẹ cần uống khoảng 2 – 3 lít/ngày, chia làm nhiều lần, rải đều trong ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể sử dụng thêm các loại hoa quả, sữa, nước canh… Tuy nhiên, mẹ không nên uống nước chè, cafe hay các loại nước có chứa chất kích thích khác.
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, sữa chua, rau quả, ngũ cốc… giúp làm giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, mẹ cần ăn với lượng vừa phải và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nhai chậm: Hãy dành thời gian vừa đủ cho mỗi bữa ăn, nhai kỹ và nuốt chậm. Điều này giúp hạn chế được lượng khí mẹ nuốt vào và giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày, ruột từ đó có thể giảm được tình trạng sôi bụng.
  • Hạn chế đồ uống nhiều đường, đồ chiên rán, thực phẩm có tính axit, đồ uống có gas. Đây là những thực phẩm khó tiêu, gây áp lực lên dạ dày, kích thích đường tiêu hóa gây sôi bụng.
  • Chú ý tình trạng cơ địa và món đồ ăn không hợp: Một số người bị thiếu hụt enzyme dẫn tới không dung nạp lactose có thể bị sôi bụng, tiêu chảy sau khi sử dụng các sản phẩm từ sữa. Nếu gặp trường hợp này mẹ nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Những món ăn mới, lạ, không hợp có thể kích thích đường tiêu hóa gây ra các hiện tượng sôi bụng, đi ngoài. Để khắc phục điều đó, mẹ cần chú ý sử dụng từng chút một để cơ thể có thời gian thích nghi với món ăn cũng như chế độ ăn mới.
  • Vận động nhẹ sau bữa ăn 30 phút: Mẹ có thể lựa chọn đi bộ nhẹ nhàng sau khi ăn 30 phút. Điều này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đầy bụng, sôi bụng, khó tiêu. Lưu ý mẹ không nên vận động mạnh hoặc vận động ngay sau khi ăn vì điều này có thể làm cho mẹ bị đau dạ dày, không tốt cho quá trình tiêu hóa.

5. Lưu ý khi điều trị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Có một số lưu ý nhỏ trong điều trị sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu:

Cần phân biệt rõ sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý.

Đặc điểm Sôi bụng sinh lý Sôi bụng bệnh lý
Thời gian Thường xuất hiện khi đói hoặc khi ngửi thấy mùi thức ăn hấp dẫn Sôi bụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Triệu chứng đi kèm Không kèm theo các triệu chứng đau và chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi Đau bụng, đại tiện ngay sau khi ăn, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và các triệu chứng bất thường khác

Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân và không được chỉ định bác sĩ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị sôi bụng. Nếu mẹ có bất kỳ băn khoăn nào về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, hãy liên hệ đến hotline 1900 3366 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

3.7/5 - (9 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    24

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    838

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    139

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám