Viêm VA ở trẻ em: Dấu hiệu và biến chứng mãn tính

Cập nhật 12/05/2023

1.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là độ tuổi từ 1 đến 6. Tuy nhiên nhận thức của nhiều cha mẹ vẫn còn hạn chế hoặc xem nhẹ dẫn đến việc điều trị bệnh chậm trễ gây các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, dị dạng sọ mặt,… Do đó, nắm được dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm VA ở trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Viêm VA là gì?

VA là viết tắt của từ Végétations Adénoides trong tiếng Pháp hay còn gọi là bệnh sùi vòm họng. VA là tổ chức lympho gồm các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng.

Viêm VA gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ

Viêm VA gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ

VA bình thường sẽ dày khoảng từ 4 đến 5nm, không ảnh hưởng đến đường thở, phát triển mạnh vào những tháng đầu đời của trẻ và chậm lại khi trẻ 5 – 6 tuổi. Viêm VA ở trẻ là tình trạng bị viêm nhiễm tạo nên các khối sùi vòm họng lớn gây cản trở quá trình hô hấp.

Các dạng viêm VA biểu hiện

Tùy vào tình trạng bệnh mà viêm VA sẽ có các triệu chứng khác nhau:

Viêm VA cấp tính

Phần lớn trường hợp viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ em từ 6-7 tháng đến 4 tuổi với các biểu hiện điển hình:

– Sốt cao từ 38-39 độ thậm chí tới 40 độ, theo báo cáo ghi nhận có nhiều trường hợp không có biểu hiện sốt.

– Ngạt mũi là triệu chứng điển hình của viêm VA. Trẻ thường ngạt một bên mũi rồi đến hai bên, độ ngạt sẽ tăng dần theo thời gian. Ngạt mũi khiến trẻ khó thở, có thể nhận biết qua các dấu hiệu như há miệng thở, thở khụt khịt, bỏ bú, nói giọng mũi, bú ngắt quãng.

– Nước mũi chảy xuống họng, ban đầu có màu trong sau đó chuyển đục. Trong trường hợp viêm VA lâu ngày, nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng và chảy nhiều hơn.

– Dịch chảy từ vòm mũi xuống họng có thể gây viêm họng. Trẻ xuất hiện triệu chứng ho vào ngày thứ hai hoặc ba khi mắc bệnh.

– Trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi.

– Rối loạn tiêu hóa.

Viêm VA mạn tính

– Trẻ chảy nước mũi trong nhiều ngày, nước mũi nhầy hoặc trong, có thể kèm theo mủ do bội nhiễm vi khuẩn.

– Ngạt mũi về ban đêm hoặc cả ngày, một số trường hợp bị tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng, nói giọng mũi.

– Khó ngủ, ngáy khi ngủ, giật mình thường xuyên, thậm chí ngừng thở khi ngủ.

Nguyên nhân viêm VA ở trẻ

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm VA ở trẻ chính là vi khuẩn. Trong môi trường thuận lợi, vi khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng vào VA tạo nên các tổn thương đến tổ chức lympho.

Trẻ bị cảm lạnh cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm VA

Trẻ bị cảm lạnh cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm VA

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần dẫn đến viêm VA như:

  • Thể trạng trẻ yếu mắc chứng còi xương, suy dinh dưỡng hoặc sinh non, cơ địa dễ dị ứng, mắc bệnh dẫn đến suy giảm miễn dịch như sởi, cúm,…
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, trẻ bị cảm lạnh hoặc do ăn đồ lạnh thường xuyên.
  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp như viêm amidan…
  • Tiếp xúc nhiều với khói bụi, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá,..

Viêm VA ở trẻ thường không đe dọa tính mạng nhưng tái phát thường xuyên có thể dẫn đến mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số biến chứng phổ biến có thể kể đến:

  • Ở tai: Dịch viêm trong mũi chảy vào tai gây nên viêm tai ứ mủ, viêm tai giữa, viêm xương chũm cấp. Các bệnh lý về tai này thường không gây đau đớn, tiến triển thầm lặng nhưng có thể dẫn đến suy giảm thính lực ở trẻ.
  • Ở mũi, xoang: Nếu không điều trị đúng cách viêm mũi xoang có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tắctất tổ chức hốc mắt, viêm khí quản và chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này lâu ngày sẽ dẫn đến suy hô hấp rất nghiêm trọng.
  • Dị dạng sọ mặt: Do trẻ phải dùng miệng để thở thường xuyên, ít khi dùng mũi sẽ khiến chóp mũi nhỏ đi, mũi tẹt, mặt dài, trán dô, hàm dưới hẹp, hàm trên vẩu không khép miệng được.

Chẩn đoán và điều trị viêm VA

Điều trị viêm VA ở trẻ phải dựa vào tình trạng bệnh

Điều trị viêm VA ở trẻ phải dựa vào tình trạng bệnh

Căn cứ vào giai đoạn, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp bao gồm:

Viêm VA cấp tính

Đối với trường hợp viêm VA ở trẻ cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa, cụ thể:

– Vệ sinh mũi, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút dịch mũi để làm thông thoáng đường thở. Có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ (argyrol 1%, ephedrin 1%)

– Dùng khí dung mũi bằng corticoid hoặc kháng sinh.

– Trường hợp viêm VA nặng có thể dùng thêm kháng sinh toàn thân.

Viêm VA mãn tính

Để xác định được VA mãn tính, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm và chỉ định nạo VA điều trị bệnh, cụ thể:

– Chẩn đoán

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện để chẩn đoán viêm VA mạn tính như:

  • Dùng mẫu niêm mạc cổ họng nuôi cấy nhằm xác định tác nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu nhằm phát hiện vi sinh vật.
  • Chụp X-quang cổ và đầu nhằm kiểm tra kích thước VA bị viêm cũng như xác định mức độ nhiễm trùng.

– Nạo VA thực hiện

Nạo VA là thủ thuật cắt bỏ VA được chỉ định cho các trường hợp viêm VA mãn tính. Quy trình nạo VA được chia thành 5 bước dưới đây:

Bước 1 Kiểm tra thăm khám: Đầu tiên, trẻ sẽ được bác sĩ tai mũi họng thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó bác sĩ tư vấn và đưa ra lời khuyên cho cha mẹ có nên cho trẻ nạo VA hay không cũng như trao đổi thông tin liên quan đến thủ thuật này.

Bước 2 Chụp chiếu, tiến hành làm xét nghiệm: Sau khi xác định tình trạng sức khỏe của trẻ đã đủ điều kiện nạo VA, trẻ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như chụp X quang tim, phổi, xét nghiệm máu.

Bước 3 Gây tê hoặc gây mê: Phụ thuộc vào sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn nên gây tê tại chỗ hay tiêm thuốc gây mê cho trẻ.

Bước 4: Nạo VA

  • Tẩm thuốc co mạch lên bấc mũi trong vòng từ 3 đến 5 phút.
  • Lấy dụng cụ mở miệng trẻ.
  • Luồn dây hút hoặc sonda từ mũi xuống họng, ở phần cửa mũi buộc hai đầu dây lại rồi kéo lưỡi gà ra trước.
  • Đưa dụng cụ nạo thông qua đường miệng đi xuống vòm họng, để sát vào nơi VA viêm và tiến hành nạo.
  • Lấy kẹp dài để kẹp bông tẩm oxy già rồi ấn vào trần vòm họng từ 1 đến 2 phút.

Bước 5 Theo dõi: Khi nạo VA xong xuôi, trẻ cần được theo dõi trong một giờ đầu xem máu còn chảy không. Sau 1-2 tiếng,  bố mẹ mới có thể cho trẻ ăn.

Chăm sóc trẻ bị viêm VA đúng cách

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Bên cạnh với điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chăm sóc trẻ tại nhà cũng rất quan trọng đặc biệt là chế độ ăn uống.

Trẻ bị viêm VA nên ăn gì?

– Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, các loại vitamin như vitamin A, E, C có khả năng làm thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm, khó thở của trẻ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa các chất chống oxy hóa nhất là các loại quả mọng, dâu tây, rau bina, bông cải xanh, cà rốt.

– Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, gạo, bột mì, đậu phụ, sữa đậu nành, trứng gà.

– Thực phẩm từ sữa giàu protein, canxi, vitamin D là các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Trẻ bị viêm VA nên dùng nhiều các sản phẩm chế biến từ sữa với hàm lượng chất béo thấp. Bố mẹ cần cho bé ăn nhiều sữa chua bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giúp bệnh chóng lành.

– Khi bị viêm VA trẻ sẽ mất nước nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy, trẻ cần uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất. Hơn nữa, uống nhiều nước còn có thể làm thuyên giảm tình trạng khô họng, viêm nhiễm VA.

Viêm VA có lây không?

Hầu hết các bệnh do vi rút hoặc vi khuẩn gây nên đều dễ lây lan từ người này sang người khác. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm VA ở trẻ cũng là do vi khuẩn nên nhiều cha mẹ thắc mắc bệnh này có lây không.

Theo BSCKII Tạ Thị Thu Hòa – Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, viêm VA không lây lan cộng đồng kể cả khi tiếp xúc gần. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm chăm sóc cho trẻ bị bệnh.

Viêm VA và viêm Amidan có phải là một?

Bác sĩ Hòa cho biết thêm, viêm VA và viêm Amidan là hai bệnh lý tai mũi họng khác nhau phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, hai bệnh này có triệu chứng tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Do đó, khi phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm VA hoặc viêm Amidan cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Xem thêm bài viết:

Viêm VA ở trẻ em nếu chủ quan không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên quan sát, theo dõi để kịp thời phát hiện các triệu chứng cảnh báo viêm VA để kịp thời đưa trẻ thăm khám và điều trị bệnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 2 Lưu ý khi tiêm

    Nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ sản xuất vắc xin, các loại vacxin bạch hầu ho gà uốn ván đã…

    16 Th9, 2024
    293

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ lúc nào không dính bầu? 3 lưu ý bạn nữ cần biết

    Khi nói đến vấn đề quan hệ tình dục an toàn, nhiều bạn nữ luôn lo lắng về khả năng mang thai ngoài ý muốn.…

    16 Th9, 2024
    515

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    28 Th10, 2024
    2.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám