Bệnh sùi mào gà ở nữ dễ mắc và nhiều biến chứng sau này

Cập nhật 25/05/2023

7.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Sùi mào gà là bệnh lý lây qua đường quan hệ rất phổ biến. Theo đó, phần lớn cả nam và nữ trong độ tuổi sinh sản đều đã từng nhiễm virus gây bệnh ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do không tự chủ động phòng tránh được mầm bệnh khi quan hệ. Vậy triệu chứng của sùi mào gà ở nữ là gì? Bệnh có ảnh hưởng đến sinh sản, thai kỳ không?

Sùi mào gà ở nữ là gì?

Sùi mào gà ở nữ hay bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục là tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục. Triệu chứng chính của bệnh là xuất hiện các nốt mụn cóc, ấn mềm, bề mặt sần sùi tại hậu môn, âm đạo, tử cung, môi lớn, môi bé,… thậm chí ở cả mí mắt, môi, miệng, họng. Các nốt sùi mào gà thường có màu hồng hoặc đỏ nhạt, ở giai đoạn đầu không gây bất kỳ khó chịu gì cho người bệnh nhưng khi va chạm, xây xát có thể vỡ ra, chảy dịch, gây cảm giác ngứa ngáy kèm theo mùi hôi tanh.

Sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lan rộng, gây viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử nhiều cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Các nốt sùi mào gà trên da do virus HPV gây ra

Các nốt sùi mào gà trên da do virus HPV gây ra

Thời gian ủ bệnh của virus HPV ở mỗi người là khác nhau, có thể là vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh trung bình là từ 2-9 tháng. Trong giai đoạn này, virus vẫn chưa gây bệnh nên thông thường người mang mầm bệnh không hề có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào. Nếu có thì bên ngoài da chỉ xuất hiện một vài nốt u nhú nhỏ tại cơ quan sinh dục nhưng không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sinh hoạt.

>>> Xem thêm: Hình ảnh sùi mào gà ở cả nam và nữ

Nguyên nhân nữ giới dễ mắc bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở nữ chủ yếu là do virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là loại virus gồm hơn 120 chủng khác nhau, trong đó có khoảng 40 chủng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý lây qua đường tình dục. Trong đó, có 4 chủng chính gây sùi mào gà ở nữ là:

  • Virus HPV 16 và virus HPV 18: Là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Khi bị 2 loại virus này xâm nhập vào cơ thể thì nguy cơ biến chứng thành các loại ung thư như ung thư âm đạo, cổ tử cung, hậu môn,… rất cao.
  • Virus HPV 6 và virus HPV 11: Là nhóm nguy cơ gây sùi mào gà ít gặp hơn gây viêm nhiễm xuống dưới lớp trung bì tạo thành một dạng ung thư tế bào.

Virus HPV phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt nên nếu âm đạo không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, không khô ráo sẽ là môi trường thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi, tấn công, gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Nữ giới dễ mắc sùi mào gà hơn nam giới do họ không thể tự phòng tránh khi quan hệ cũng như là đối tượng trực tiếp nhận tinh dịch từ nam giới nên sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân sùi mào gà ở nữ do virus HPV gây ra

Nữ giới dễ mắc sùi mào gà hơn và nguyên nhân là do virus HPV gây ra

Sùi mào gà ở nữ có thể lây truyền qua các con đường sau:

  • Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng tránh an toàn khác, virus HPV sẽ lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành, gây viêm nhiễm đường sinh dục. Đặc biệt, khi quan hệ bằng miệng, mụn cóc sinh dục sẽ xuất hiện ở cả môi, miệng, lưỡi, họng.
  • Lây từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mang virus HPV trong cơ thể, thai nhi khi sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với tử cung, hậu môn nên rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, sau khi sinh, trẻ có nguy cơ cao tiếp xúc với các nốt sùi mào gà trên cơ thể người mẹ nên sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
  • Lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân: Thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải, giày dép, khăn mặt,… Đây là con đường nhiễm bệnh phổ biến mà rất nhiều người bỏ qua.
  • Lây qua đường máu: Khi tiếp xúc với máu, vết thương của người bệnh, nữ giới cũng có nguy cơ bị nhiễm virus.
  • Hành động tiếp xúc thân mật: Do sùi mào gà có thể lây qua vết thương hở nên việc có những hành động thân mật với người mắc bệnh cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
Quan hệ tình dục không an toàn khiến nữ giới dễ mắc sùi mào gà

Quan hệ tình dục không an toàn khiến tỷ lệ nữ giới dễ mắc sùi mào gà hơn

Các triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới thường thấy

Muốn phát hiện sớm bệnh lý sùi mào gà, nữ giới cần nắm rõ một số triệu chứng điển hình của bệnh có thể biểu hiện ra bên ngoài như mô tả dưới đây:

  • Xuất hiện các nốt mụn cóc, ấn mềm, bề mặt sần sùi tại âm đạo, môi lớn,  môi bé, cổ tử cung, hậu môn. Các nốt sùi này có thể xuất hiện cả ở môi, miệng, họng, lưỡi,… nếu nữ giới quan hệ tình dục bằng miệng với người mang virus HPV.
  • Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn chỉ nhỏ khoảng 1-2mm, sờ vào có cảm giác thô ráp. Sau đó kích thước dần to lên, xếp thành đám như hình mào gà hoặc súp lơ, không gây đau hay ngứa cho người bệnh.
  • Các nốt sùi mào gà khi va chạm có thể vỡ ra, chảy dịch mủ, gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Khi quan hệ, cảm giác đau và ngứa lại càng tăng lên, thậm chí gây chảy máu âm đạo khiến chị em vô cùng lo lắng.
Các mụn sùi mào gà nổi lên dạng sùi như bông súp lơ

Các mụn sùi mào gà nổi lên hình dạng như bông súp lơ

Sùi mào gà ở nữ dễ hình thành nhiều ở bộ phận sinh dục

Sùi mào gà ở nữ dễ hình thành nhiều ở bộ phận sinh dục và lây qua vùng hậu môn

Các giai đoạn sùi mào gà ở nữ kèm các biểu hiện cụ thể khi mắc phải:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2-9 tháng, tính từ khi cơ thể lần đầu tiếp xúc với mầm bệnh. Thời gian này, cơ thể người bệnh gần như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào đặc trưng nên rất khó phát hiện. Khi xuất hiện một số biểu hiện như tiểu ít, giảm ham muốn,… nữ giới cần đi thăm khám để được thăm khám và điều trị sớm.

Giai đoạn khởi phát

Sau thời gian dài ủ bệnh, virus HPV sẽ bắt đầu tấn công và gây viêm nhiễm cho các cơ quan mà chúng xâm nhập, chủ yếu là tại cơ quan sinh dục: hậu môn, âm đạo,… và một số vị trí khác như môi, mắt, miệng, họng, lưỡi khi quan hệ bằng miệng.

Ở giai đoạn này, bề mặt da bị vi khuẩn tấn công xuất hiện các nốt u nhú, mụn nhọt nhỏ li ti màu hồng nhạt, không đau khi ấn mạnh. Các nốt mụn này nếu không được phát hiện và điều trị sớm kích thước sẽ to lên, lan rộng khắp bề mặt da bị nhiễm virus. Nốt sùi mào gà có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng đám, bề mặt thô ráp như hình mào gà hoặc hoa súp lơ, gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh. Bên trong các nốt mụn thường chứa dịch mủ, khi va chạm mạnh có thể bị vỡ ra, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát là thời điểm triệu chứng bệnh biểu hiện ở mức độ nặng nhất. Các nốt mụn cóc lan rộng khắp các vị trí khác nhau trên cơ thể khiến người bệnh cảm giác rất vướng víu, khó chịu. Lúc này, tại vị trí mọc nốt sùi mào gà sẽ hình thành các khối u có bề mặt xù xì, sờ cứng, màu tím nhạt rất ngứa ngáy, đau nhức.

Giai đoạn cuối

Nếu ở những giai đoạn trước, virus HPV chỉ gây tổn thương các tế bào, bộ phận bên ngoài cơ thể thì ở giai đoạn nảy, mầm bệnh có thể xâm nhập vào máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể như não, tim, phổi, gan, thận,… Khi bị virus xâm nhập, các cơ quan này trở nên suy yếu, tổn thương nghiêm trọng khiến sức khỏe người bệnh dần kiệt quệ , thậm chí dẫn đến tử vong.

Sùi mào gà ở nữ có nguy hiểm hay biến chứng không?

Virus HPV gây bệnh lý sùi mào gà ở nữ có tốc độ phát triển, lây lan rất nhanh nên nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Nguy cơ ung thư cổ tử cung

Virus HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng gây sùi mào gà có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư cổ tử cung nếu bệnh không được điều trị kịp thời. Chỉ tính riêng virus HPV 16 và HPV 18 đã có thể gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Các loại virus gây sùi mào gà ở nữ khác như virus HPV 31, 33, 45, 52, 58 thì khoảng 15% sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị sớm.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Các nốt sùi mào gà ở nữ thường xuất hiện ở âm đạo, môi lớn, môi bé, hậu môn hoặc cổ tử cung. Khi quan hệ mạnh, các nốt mụn cóc có thể vỡ ra, gây đau rát, ngứa ngáy, từ đó làm giảm ham muốn quan hệ. Ngoài ra, các nốt sùi mào gà nếu xuất hiện ở cổ tư cung sẽ làm hẹp đường đi của tinh trùng đến thụ tinh với trứng, làm giảm khả năng thụ thai.

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Khi mang thai, lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể bà bầu tăng cao nên khiến cho kích thước của các nốt mụn cóc sinh dục tăng lên, lan rộng ra các bộ phận xung quanh gây bất tiện, khó khăn cho người bệnh khi đi vệ sinh và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.  Bên cạnh đó, các nốt mụn cóc còn làm suy giảm khả năng co giãn của âm hộ, âm đạo, hậu môn nên gây khó khăn cho mẹ bầu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở tự nhiên của thai phụ.

Sùi mào gà ở nữ có chữa khỏi hẳn được không?

Hiện nay bệnh lý sùi mào gà ở nữ vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm nên việc tiêm vacxin HPV vẫn là biện pháp hàng đầu để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển của virus HPV. Do đó, tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp sẽ làm các nốt sùi mào gà nhanh chóng xẹp dần.

Như đã nói, sùi mào gà ở nữ thường do virus HPV gây ra, việc loại bỏ triệt để virus ra khỏi cơ thể là chưa có, sau khi điều trị, người bệnh vẫn có khả năng mang mầm bệnh trong người. Do đó nguy cơ tái phát bệnh nếu không được chăm sóc, vệ sinh vùng kín và các vết sùi đúng cách cũng như áp dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ, bao gồm điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp cho từng người.

Dùng thuốc hỗ trợ điều trị làm giảm sự lây lan

Với sùi mào gà nhẹ, virus gây bệnh chưa lan rộng ra xung quanh, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc sau:

  • Imiquimod: Là thuốc dùng ngoài chỉ định điều trị sùi mào gà ở người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Cơ chế tác dụng của thuốc là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại các loại virus, vi khuẩn, yếu tố gây u nhú, mụn cóc, dày sừng tế bào. Imiquimod được đóng trong từng gói nhỏ, sau khi vệ sinh vị trí tổn thương sạch sẽ thì lấy 1 gói bôi lên da, khoảng 3 lần/tuần. Kiên trì sử dụng sẽ thấy các nốt mụn mau chóng khô, xẹp lại.
  • Axit tricloaxetic: Dùng để điều trị các trường hợp da gặp vấn đề về mụn như mụn thịt, mụn cóc, mụn cơm,… Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, dùng một chiếc tăm bông sạch lấy lượng axit tricloaxetic vừa đủ chấm lên các nốt mụn cóc, đợi một lúc để thuốc khô lại rồi tiếp tục hoạt động, sinh hoạt bình thường. Các nốt sùi mào gà sẽ xẹp đi rõ rệt sau khoảng 1 tuần kiên trì bôi thuốc.
  • Dung dịch Podophyllin 20-25%: Lấy từ nhựa cây Podophyllum với cơ chế tác dụng là phá hủy các tổ chức, tế bào biểu mô bên trong các nốt mụn nên rất hiệu quả để điều trị mụn sinh dục, mụn cóc, mụn cơm,… ngay từ giai đoạn đầu. Podophyllin sử dụng tương tự như các thuốc khác, bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, không bôi lên mắt, miệng và bộ phận sinh dục trong để tránh gây kích ứng.
  • Sinecatechin: Được chiết xuất từ lá trà xanh, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan của virus HPV đồng thời làm suy yếu khả năng bảo vệ các bệnh lý xã hội của bao cao su. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc nữ giới nên dừng việc quan hệ để tránh lây bệnh cho bạn tình cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa tránh gây tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn!

Phương pháp ngoại khoa phẫu thuật can thiệp trực tiếp nốt sùi

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, lây lan rộng và không còn đáp ứng với thuốc. Khi đó, nữ giới sẽ được thực hiện một số thủ thuật sau:

Phẫu thuật cắt bỏ

Thủ thuật cắt bỏ nhằm mục đích loại bỏ tổ chức bị sùi mào gà, giúp điều trị triệt để triệu chứng bệnh. Trước khi tiến hành cắt bỏ các vùng da bị mụn sinh dục, bác sĩ sẽ  tiến hành gây tê toàn thân. Sau khi hết thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại các vết khâu. Do đó, việc nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh và vệ sinh vết khâu thật cẩn thận sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Dùng Nitơ lỏng

Nitơ lỏng hay liệu pháp lạnh là phương pháp sử dụng nitơ lỏng ở nhiệt độ khoảng -198 độ phun trực tiếp lên các nốt mụn sinh dục để đóng băng bề mặt của những vị trí bị nhiễm virus, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, lan rộng ra xung quanh.

Thủ thuật này được tiến hành như sau: Bác sĩ dùng một đầu tăm bông sạch đã được xịt đầy nito lỏng trực tiếp chấm lên từng nốt mụn cóc, để khoảng 5-20 giây và tiếp tục lặp lại tiến trình này từ 1-2 lần. Phương pháp điều trị sùi mào gà bằng nitơ lỏng thường được chỉ định thực hiện 1-3 lần/tuần, kéo dài tối đa 12 tuần cho đến khi các nốt mụn hoàn toàn biến mất.

Dùng nitơ lỏng là phương pháp khá an toàn, dễ thực hiện, chi phí thấp, hiệu quả tương đối cao, thực hiện được cả trên phụ nữ có thai nhưng quá trình thực hiện có hơi gây cảm giác đau đớn, khi mụn xẹp sẽ để lại sẹo trên da.

Dao mổ điện

Dao mổ điện hay đốt điện là thủ thuật sử dụng dòng điện laser cao tần chiếu lên bề mặt da để loại bỏ các tổ chức, tế bào bị tổn thương và virus HPV tồn tại bên trong các nốt mụn sinh dục. Vùng da sau khi được đốt điện thường có cảm giác đau nhức, sưng phù nên người bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để vết thương nhanh chóng hồi phục, tránh bị nhiễm trùng, hoại tử.

Đốt Laser

Laser là phương pháp chiếu chùm sáng có mức năng lượng cao lên bề mặt tổn thương để loại sạch các tổ chức, tế bào viêm nhiễm trên da. Đây là liệu pháp được chỉ định cho những trường hợp nữ giới mắc sùi mào gà ở mức độ nặng, lây lan rộng nên chi phí thực hiện tương đối cao.

Phương pháp đốt sùi mào gà bằng lazer

Phương pháp đốt sùi mào gà bằng lazer loại bỏ trực tiếp các nốt sùi

Phòng tránh từ sớm để không hệ lụy sau này

Nữ giới mắc sùi mào gà đa số là do chưa ý thức được vấn đề virus HPV tấn công và lây nhiễm vào người qua nhiều con đường, đặc biệt là qua quan hệ TD không an toàn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nữ giới nên lưu ý:

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HPV và các bệnh lý xã hội khác.
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa HPV cho nữ giới trong độ tuổi từ 11-26 để tránh bị mắc các bệnh lý phụ khoa như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung,…
  • Khám sức khỏe định kỳ, ít nhất mỗi năm 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch vệ sinh từ thảo dược, có tác dụng kháng viêm sau đó lau khô từ trước ra sau để “cô bé” luôn được khô thoáng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh bị lây nhiễm mầm bệnh.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích để cơ thể luôn khỏe mạnh.

Virus HPV gây bệnh lý sùi mào gà ở nữ có khả năng tự biến mất khỏi cơ thể sau khoảng 1-2 năm. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng gây không ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh nên đa phần mọi người thường bỏ qua, không điều trị từ sớm. Từ đó khiến các nốt mụn cóc sinh dục tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh. Do đó, mọi người nên nắm rõ các triệu chứng bệnh để có hướng phòng ngừa, phát hiện, điều trị kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng bệnh lý cũng như phương pháp và liệu trình điều trị hiệu quả, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Thời gian ủ bệnh sùi mào gà trong bao lâu?

    Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục được gây ra bởi virus HPV. Thời gian ủ bệnh, hay còn gọi…

    16 Th9, 2024
    332

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh sùi mào gà ở nữ giới điều trị hết bao tiền?

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến, chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

    16 Th9, 2024
    211

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    25 Th4, 2024
    453

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    19 Cách chữa sùi mào gà tại nhà theo dân gian

    Sùi mào gà mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và làm giảm chất…

    16 Th9, 2024
    424

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám