1.7K
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Hô hấp
MỤC LỤC
Tổn thương đường thở gây giãn phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những đối tượng lớn tuổi. Đây là căn bệnh diễn tiến thầm lặng, nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể để lại biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, thậm chí là suy hô hấp. Vậy giãn phế quản là gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu thông tin chi tiết của căn bệnh này qua bài viết dưới đây!
Giãn phế quản (Bronchiectasis) là tình trạng giãn nở bất thường và mất khả năng đàn hồi của các phế quản. Sự giãn nở này làm tăng nguy cơ tích tụ dịch nhầy, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý hô hấp khác.
Bệnh giãn phế quản có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cần lưu ý
Tham vấn y khoa, Ths.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng – Trung tâm hô hấp BV Bạch Mai – Bác sĩ nội hô hấp Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, dựa trên những tổn thương ở phế quản có thể chia ra các dạng bệnh: giãn phế quản hình trụ hoặc hình ống (dạng phổ biến và ít nghiêm trọng), giãn phế quản hình tràng, giãn phế quản dạng nang túi (nguy hiểm và có thể biến chứng).
Ngoài ra, phân loại khác theo giải phẫu có thể gặp: giãn phế quản khu trú (ở một khu vực), giãn phế quản lan tỏa (ở nhiều khu vực), giãn phế quản khổ – ướt…
Giãn phế quản xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do di truyền bẩm sinh hoặc do các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Cụ thể có thể nhắc đến các yếu tố nguy cơ chính gây giãn phế quản như:
Dị tật bẩm sinh cấu trúc phế quản
Quá trình hình thành và phát triển phổi của trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ gặp một số bất thường có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn gây giãn phế quản không hồi phục:
Một số rối loạn miễn dịch khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản mạn tính: suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (HIV/AIDS), phản ứng quá mẫn đối với loại nấm Aspergillus, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, thiếu hụt Gamma-Globulin máu,…
Viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên kích thích phản xạ ho nhiều gây giãn phế quản
Trong không khí khi ho hoặc tiếp xúc với người bệnh cũng có thể gây viêm làm giãn phế quản. Bởi vì các bệnh này gây ho làm tăng áp lực lòng phế quản dẫn đến giãn phế quản.
Ngoài ra, các tác nhân vi khuẩn gây viêm phổi như: lao, Klebsiella, Staphylococcus aureus, Pseudomonas và vi khuẩn hiếm khí,… nếu tái nhiễm nhiều lần có thể gây giãn phế quản mãn tính.
Trong trường hợp bị lao phổi có thể gây ra các xơ sẹo trên phổi dù đã điều trị dứt điểm. Các mô xơ này phát triển và gây tổn thương cấu trúc phế quản, cùng với phản xạ ho của bệnh nhân làm giãn phế quản không hồi phục.
Tắc nghẽn phế quản
Phế quản bị tắc sẽ ứ đọng dịch bên trong gây tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho cấu trúc thành phế quản bị tổn thương vĩnh viễn. Một số tác nhân gây tắc nghẽn phế quản thường gặp bao gồm:
Viêm và tắc nghẽn phế quản kéo dài gây tổn thương cấu trúc thành phế quản
Tiếp xúc với môi trường độc hại
Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại ô nhiễm với nhiều hóa chất bay hơi, cũng có thể bị giãn phế quản. Hóa chất bay hơi độc hại sẽ kích thích tăng tiết chất nhầy làm tổn thương cấu trúc thành phế quản, đồng thời gây các phản xạ ho và tăng áp lực trong lòng phế quản.
Giãn phế quản nguyên phát
Trong một số trường hợp không phát hiện được nguyên nhân gây giãn phế quản được gọi là giãn phế quản nguyên phát. Có đến khoảng 40% trường hợp giãn phế quản thuộc nhóm này.
Các triệu chứng của giãn phế quản có thể nặng hay nhẹ tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý:
Các triệu chứng toàn thân khác có thể gặp ở người mắc bệnh giãn phế quản lâu ngày như: mệt mỏi, giảm sút tinh thần, chán ăn, sụt cân,…
Ho, có đờm là triệu chứng đặc trưng của bệnh giãn phế quản
Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giãn phế quản giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, giảm mức độ tổn thương phế quản, thậm chí phục hồi hoàn toàn chức năng phế quản.
Ngược lại, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn hoặc chữa trị không đúng cách có thể gây các ổ giãn phế quản lan rộng và kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác của cơ thể như:
>>> Bạn cần biết: Áp xe phổi nguy hiểm như thế nào?
Áp xe phổi do viến chững giãn phế quản không được điều trị sớm
Biến chững giãn phế quản, mủ phế quản, mủ mảng phổi
Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên người bệnh để có cơ sở chẩn đoán tình trạng giãn phế quản:
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh lý và các biểu hiện lâm sàng xuất hiện trên người bệnh để có cơ sở chẩn đoán tình trạng giãn phế quản:
Chẩn đoán cận lâm sàng: Để xác định chính xác nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
Ngoài ra, để phát hiện sớm một số biến chứng ở tim, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân làm thêm siêu âm tim, điện tâm đồ,…
ĐIỀU TRỊ
Giãn phế quản là bệnh lý mãn tính nên không thể hồi phục hoàn toàn. Do đó, mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt cấp và duy trì chức năng phổi.
Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế
Thường được chỉ định trong các bệnh lý hô hấp với mủ phổi phế quản, bao gồm cả giãn phế quản. Cách thực hiện các bước trong kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế như sau:
Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh thường được chỉ định cho người bệnh giãn phế quản có bội nhiễm vi khuẩn. Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng đường uống trước, sau đó mới cân nhắc chuyển sang đường tiêm hoặc liệu pháp kháng sinh lâu dài nếu người bệnh không có đáp ứng.
Các dạng thuốc điều trị triệu chứng:
*Lưu ý: Điều trị bằng các dạng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mau thuốc và điều trị tránh tác dụng hoặc biến chứng không mong muốn!
Các bài tập vật lý trị liệu
Điều trị ngoại khoa
Có thể tiến hành cắt thùy phổi hoặc một bên phổi trong các trường hợp phát hiện có khối u gây tắc nghẽn hoặc ho ra máu dai dẳng,… Ngoài ra, biện pháp phẫu thuật còn được áp dụng khi các hướng điều trị khác không đạt hiệu quả và tình trạng giãn phế quản khu trú tại một khu vực xác định. Có thể cân nhắc ghép phổi thay thế phần phổi bị tổn thương trong các bệnh lý giãn phế quản trầm trọng.
Bệnh giãn phế quản tuy không đe dọa tính mạng nhưng diễn tiến khá âm thầm và có nguy cơ để lại những biến chứng mạn tính, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, mỗi người cần tự trang bị kiến thức về phương pháp phòng ngừa bệnh giãn phế quản càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh giãn phế quản. Khi bị giãn phế quản người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám nhằm xác định nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc cần tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh lý, sức khỏe… khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline 1900 3366 để nhận tư vấn từ chuyên gia y tế của MEDIPLUS nhé!
*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.