2.1K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Bệnh trĩ đang ngày càng có xu hướng gia tăng hiện nay (khoảng 35 – 50%). Trĩ là bệnh lý “khó nói” của nhiều người, nó không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nhận biết sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ là giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm được các mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả mà được mọi người chia sẻ nhiều. Hãy cùng chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu rõ hơn về các mẹo chữa khá hay này qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trĩ chẳng may “ghé thăm” mọi người có thể tham khảo một số các mẹo chữa ngay tại nhà theo dân gian an toàn, hiệu quả dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra.
Trĩ gây ra triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Rau diếp cá theo y học cổ truyền là vị thuốc có thể chữa trị nhiều loại bệnh như: táo bón, bệnh trĩ, mụn nhọt, lở ngứa,… ngoài ra còn giúp làm mát cơ thể và nhuận tràng.
Trong rau diếp cá có chứa thành phần Quercetin (một flavonoid) tác dụng bảo vệ thành mạch, giảm tình trạng sa búi trĩ ở người bệnh trĩ; hoạt chất decanonyl acetaldehyde (vai trò như một chất kháng sinh mạnh) giúp tiêu diệt vi khuẩn, hỗ trợ chống viêm, giảm sưng phù hậu môn tốt. Như vậy, rau diếp cá giúp loại bỏ, hay giảm thiểu tối đa các tác động áp lực lên búi trĩ, cải thiện triệu chứng: sa búi trĩ, đi ngoài ra máu, đau rát, sưng phù hậu môn,… ở người bị bệnh trĩ.
Rau diếp cá có thể áp dụng chữa trị hiệu quả cho cả bệnh nhân trĩ nội và trĩ ngoại tại nhà. Tuy nhiên, mỗi trường hợp khác nhau sẽ cần áp dụng dùng rau diếp cá theo các cách khác nhau. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa để có phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.
Các bệnh nhân bị trĩ nội có búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn – trực tràng nên ăn hoặc uống rau diếp cá để hiệu quả điều trị cao nhất.
Người bệnh có thể làm nước sinh tố rau diếp cá hoặc nước cốt rau diếp cá (xay nhuyễn diếp cá, sau đó lọc bã lấy nước uống) và uống 1 – 2 cốc mỗi ngày và sáng – tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn sống trực tiếp rau diếp cá. Tuy nhiên khuyến cáo người bệnh không nên dùng quá 500g rau diếp cá tươi mỗi ngày, việc dung nạp nhiều cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà.
Chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá
Bệnh nhân trĩ ngoại có búi trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn và được bọc bởi lớp da, bởi vậy việc điều trị trĩ ngoại bằng rau diếp cá tại nhà có thể kết hợp cả bên trong lẫn ngoài để mang lại hiệu quả tốt nhất. Có 3 cách chữa trị trĩ ngoại bằng rau diếp cá như sau:
Đắp rau diếp cá vào búi trĩ ngoại
Cách làm: Giã nát một vài lá rau diếp cá cùng ít hạt muối tinh. Đắp hỗn hợp sau khi giã nát trực tiếp vào hậu môn và búi trĩ ngoại. Dùng gạc băng kín và đảm bảo hỗn hợp được tiếp xúc với búi trĩ trong vòng 1 tiếng. Người bệnh nên thực hiện cách làm này 2-3 lần/ngày. Cách này cũng có thể giúp cầm máu, làm giảm tình trạng chảy máu hậu môn ở người bệnh.
Uống nước sinh tố rau diếp cá
Cách uống nước rau diếp cá này có thể hỗ trợ điều trị cả 2 trường hợp trĩ nội và trĩ ngoại. Thực hiện, lấy rau diếp cá thêm 200-250ml nước, sau đó xay nhuyễn, có thể cho thêm ít muối hoặc đường tùy khẩu vị người dùng. Người bệnh nên uống nước rau diếp cá 2 lần/ ngày vào sáng – tối.
Xông hơi rau diếp cá
Xông hơi bằng nước rau diếp cá sẽ tác động trực tiếp vào búi trĩ ngoại từ bên ngoài. Từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sau khi được xông hơi. Cách làm: Cho rau diếp cá và 1 lít nước vào nồi, đun sôi khoảng 5-10 phút đến khi nước sôi. Bắc nồi ra và tiến hành xông hậu môn. Với nước rau diếp cá đang còn ấm, chắt phần nước trong và tiến hành ngâm rửa hậu môn.
*Lưu ý: Nên vệ sinh sạch vùng hậu môn và búi trĩ trước khi xông. Khi xông hơi, có thể dùng chiếc chăn mỏng trùm kín đầu để hơi nước không bị phân tán, xông hơi vùng hậu môn kết hợp toàn cơ thể.
Cách chữa trĩ bằng rau diếp cá chỉ nên áp dụng cho đối tượng bị trĩ cấp độ nhẹ (trĩ độ 1, trĩ độ 2 giai đoạn đầu). Với người bị trĩ cấp độ 3 cần được thăm khám và chỉ định các phương pháp điều trị hiện chuyên xâu hiệu quả hơn.
Áp dụng chữa trĩ bằng rau diếp cá cần được thực hiện kiên trì và đều đặn, bởi đây không phải phương pháp mang lại hiệu quả tức thì. Người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, tránh đồ cay nóng, rượu bia và nên uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước) mỗi ngày.
>>> Bạn cũng đang quan tâm: Bệnh trĩ nên ăn gì kiêng ăn gì để khỏi bệnh?
Nha đam chứa lượng lớn thành phần: glycoprotein (có tác dụng giảm đau, viêm) và polysaccarit (giúp phục hồi da). Hai chất này cũng có khả năng kích hoạt, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các enzym trong gel nha đam còn hỗ trợ làm dịu các kích ứng khi bôi tại chỗ. Bởi vậy, chữa bệnh trĩ bằng nha đam giúp giảm viêm do giãn tĩnh mạch ở hậu môn, làm dịu cơn đau rát, giảm kích ứng và cảm giác khó chịu.
Dùng gel cây nha đam trong chữa bệnh trĩ nhẹ mang lại hiệu quả tốt.
Hơn nữa, phần mủ trong lá nha đam có chứa chất anthraquinone – có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột làm việc hiệu quả, có thể dùng đường uống để trị táo bón (đây là nguyên nhân lớn gây ra bệnh trĩ). Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý liều dùng, bởi nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây kích ứng lên đường tiêu hóa.
Có thể dùng nha đam chữa bệnh trĩ theo các cách sau để mang lại hiệu quả tốt:
Có thể dùng gel nha đam tươi hoặc gel nha đam đã được xử lý và chế biến sẵn (tại các cửa hàng mỹ phẩm, tiệm thuốc). Với nha đam tươi, rửa sạch, cắt đôi và lấy chất gel chảy ra.
Thoa gel này nhẹ nhàng lên vùng hậu môn và búi trĩ ngoại. Lưu ý cần phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ trước khi bôi gel.
Nên thoa gel nha đam đều đặn 2-3 lần mỗi ngày vào cả buổi sáng, trưa, chiều, tối trong này để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mủ nha đam có tính chất nhuận tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, làm phân mềm, hạn chế sự ma sát cơ học ở vùng hậu môn, cải thiện tình trạng đau rát, viêm và chảy máu hậu môn. . Cách dùng: Lấy 1 – 2 bẹ nha đam. Gọt vỏ, lấy lõi bên trong và rửa lại với nước để giảm bớt độ nhớt. Xay nhuyễn phần lõi hoặc cắt hạt lựu, nấu với đường phèn. Người dùng uống cả cái lẫn nước.
Không nên uống quá nhiều mủ nha đam (khoảng 50 – 200mg/ngày) bởi nếu dùng quá nhiều có thể gây kích ứng lên đường tiêu hóa.
*Lưu ý: Một số người dị ứng với hành, tỏi cũng có thể bị dị ứng với nha đam. Khi người dùng thấy xuất hiện các triệu chứng: ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban,… cần ngưng sử dụng và tìm giải pháp thay thế. Với những ai bị tiểu đường, hội chứng ruột kích thích thì không nên sử dụng mủ nha đam. Cần đặc biệt lưu ý với các bệnh nhân đang dùng thuốc tiểu đường, thuốc làm loãng máu bởi nha đam có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của các thuốc này.
Nha đam giúp giảm nhẹ biểu hiện của bệnh trĩ, tuy nhiên cũng chỉ áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nhẹ, không thể thay thế thuốc trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh trĩ cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng được nhiều người chia sẻ và áp dụng đơn giản.
Lá bỏng có tính mát, vị chua nhẹ và hơi chát, giúp giảm đau, giải độc, thanh nhiệt và cầm máu hiệu quả. Trong lá bỏng chứa các thành phần: acid malic, acid nitric, acid isocitric, các glycosid flavonoid,… có tính chất kháng khuẩn, chống viêm cao, qua đó, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc hậu môn, trực tràng.
Tính chất cầm máu và làm se trong lá bỏng giúp chống phù nề và có thể hỗ trợ làm teo búi trĩ tốt. Đồng thời, chất Bryophylin trong lá bỏng có thể làm giảm nhanh sự khó chịu, đau rát do trĩ gây ra với người bệnh.
Lá bỏng ngoài việc sử dụng ngoài da còn có thể dùng theo đường uống. Bổ sung qua đường uống giúp hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, giảm áp lực cho trực tràng-hậu môn trong quá trình đào thải phân, ngăn ngừa táo bón và nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Các cách dùng cây lá bỏng để điều trị bệnh trĩ đơn giản:
Đắp lá bỏng thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ. Các hoạt chất trong lá bỏng có thể tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm viêm, cầm máu và co búi trĩ tự nhiên. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách để tránh gây phản tác dụng. Tuyệt đối không nên lấy băng, gạc quấn quá kín, có thể làm bí và dẫn đến tổn thương búi trĩ nặng hơn.
Cách làm: Giã nhuyễn khoảng 3-4 lá bỏng (đã rửa sạch, ráo nước), thêm một ít muối ăn. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và đắp hỗn hợp lá bỏng đã giã nhuyễn. Để khoảng 20 phút rồi vệ sinh sạch lại bằng nước ấm.
Đây là một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao khi điều trị trĩ nhẹ, phù hợp với các bệnh nhân bị trĩ nội.
Cách làm như sau: Rửa sạch lá bỏng bằng nước muối loãng, có thể kết hợp với rau sam, thêm 1-2 lít nước và đun trong khoảng 20 phút, hoặc xay nhuyễn hỗn hợp lá bỏng, rau sam và nước, chắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày.
Ngoài ra, có thể kết hợp lá bỏng với các nguyên liệu khác như: nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá. Đun nóng các lá với 1-2 lít nước và chia ra uống mỗi ngày.
Lá bỏng chứa nhiều nước và vitamin, tăng lượng nước cho cơ thể, giải độc, thanh nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa tốt; kết hợp với các nguyên liệu khác giúp tăng cường chống viêm, giảm đau, giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn-trực tràng, hỗ trợ điều trị trĩ tốt.
Cách làm: Chuẩn bị 30 gam lá bỏng, 30 gam lá ngải cứu, một vài quả sung. Rửa sạch nguyên liệu với nước muối loãng, đun tất cả với hai lít nước. Khi nước nóng, dùng xông trực tiếp hậu môn trước khi đi ngủ. Khi nước nguội, có thể ngâm hậu môn khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
Phương pháp điều trị trĩ bằng cây lá bỏng cần phải thực hiện kiên trì, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Phương pháp này cũng chỉ áp dụng với người bị trĩ ở giai đoạn nhẹ, chỉ hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng nguy hiểm, khó chịu do trĩ gây ra với người bệnh, không trị được dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh (nhất là bị trĩ ở giai đoạn nặng) vẫn cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ.
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây cúc tần chắc hẳn bạn chưa biết.
Lá cúc tần có vị cay đắng, có mùi thơm và tính ấm; loại lá này giúp lợi tiểu, tiêu độc và kháng viêm rất hiệu quả. Theo nghiên cứu, trong lá cúc tần có các thành phần: protein, lipit, canxi, Fe, carotene, vitamin C,… có khả năng khắc phục các triệu chứng do trĩ gây ra. Ngoài ra, khả năng tiêu độc, kháng viêm, sát trùng hiệu quả có công dụng rất lớn trong điều trị bệnh trĩ, nhất là bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Bởi vậy, lá cúc tần được nhiều người bệnh sử dụng trong điều trị bệnh trĩ.
Các cách dùng cúc tần để điều trị bệnh trĩ:
Cách này giúp đưa trực tiếp các hoạt chất của lá cúc tần vào cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Có thể thực hiện bằng cách: Rửa sạch 15gam lá cúc tần rồi giã nát (hoặc xay nhuyễn) và lấy nước cốt. Uống nước cốt hàng ngày.
Phương pháp đắp lá cúc tần trực tiếp vào hậu môn thường được áp dụng với các đối tượng bị trĩ ngoại ở giai đoạn đầu. Dưỡng chất trong lá cúc tần được thẩm thấu trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ, giúp thu nhỏ kích thước, giảm viêm và đau.
Cách làm: Rửa sạch lá cúc tần tươi, ngâm với nước muối loãng, sau đó giã nát. Vệ sinh thật sạch vùng hậu môn và đắp trực tiếp hỗn hợp giã nát này lên vùng hậu môn, búi trĩ. Để trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó vệ sinh lại với nước ấm.
Nên áp dụng cách này mỗi ngày trong khoảng 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Có thể dùng kết hợp lá cúc tần, lá sung, ngải cứu, lá lốt và nghệ vàng để điều trị trĩ cấp độ nhẹ. Các nguyên liệu này đều hỗ trợ tiêu độc, kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện viêm loét, ngứa ngáy do búi trĩ gây ra với người bệnh.
Cách làm: Rửa sạch lá cúc tần, lá sung, ngải cứu, nghệ vàng theo lượng vừa đủ và để ráo, sau đó đun sôi tất cả với nước trong khoảng 20 phút. Đổ nước đã đun ra thau và tiến hành cho bệnh nhân xông trong khoảng 20 phút. Khi nước đã nguội, chỉ còn hơi ấm, có thể tiến hành ngâm vùng hậu môn với nước trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
Nên áp dụng đều đặn cách làm này 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bổ sung lá cúc tần qua món ăn bằng cách chế biến lá cúc tần với thịt heo. Cách làm cũng khá đơn giản: Chuẩn bị 100 gam lá cúc tần, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn và có thể vo thành các viên tròn. Nấu canh cúc tần với thịt xay, sau khi sôi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Ngoài việc sử dụng lá cúc tần với các trường hợp trĩ nhẹ, cần phải kết hợp cả chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học.
Kết hợp tinh bột nghệ và mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả mọi người có thể áp dụng.
Trong nghệ tươi có chứa hoạt chất curcumin, đóng vai trò là chất kháng sinh, có tác dụng khử trùng vết thương, ngăn ngừa viêm, làm giảm sưng búi trĩ và vùng hậu môn. Hơn nữa, sử dụng cốt nghệ tươi bôi lên búi trĩ trong thời gian dài cũng giúp búi trĩ teo nhỏ dần. Bởi vậy, áp dụng chữa bệnh trĩ với nghệ tươi sẽ mang hiệu quả tốt với các trường hợp ở giai đoạn nhẹ.
Có các cách chữa trị bằng nghệ tươi đơn giản sau:
Cách làm: Rửa sạch củ nghệ, loại bỏ các bụi bẩn, đất từ thân củ nghệ. Sau đó thái củ nghệ thành từng khúc, giã nát đến khi thấy nước cốt nghệ. Lọc nước cốt và bôi trực tiếp vào búi trĩ và vùng hậu môn (lưu ý, trước khi bôi cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn). Khi nước cốt nghệ khô, bôi thêm lần hai (lần ba).
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong vòng 4 – 6 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách làm: Rửa sạch rau diếp cá, nghệ tươi, quả sung tươi, thái nghệ tươi thành từng miếng, bổ đôi quả sung tươi. Cho các nguyên liệu thêm 2 lít nước vào nồi đun đến sôi, sau đó đun thêm 10 – 15 phút.
Đậy kín nắp nồi và ủ, để đến khi nước hơi ấm thì chắt lấy nước, bỏ bã. Tiến hành ngâm hậu môn trong nước này khoảng 20-25 phút, sau đó rửa lại thêm lần nữa.
Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày vào buổi tối để có hiệu quả tốt nhất.
Rau diếp là khắc tinh của bệnh trĩ, trong lá rau diếp chứa decanonyl acetaldehyde (chất kháng sinh cực mạnh) giúp điều trị và ngăn ngừa viêm nhiễm búi trĩ; kết hợp với nghệ tươi làm tăng hiệu quả điều trị, giảm chứng đi ngoài ra máu và có thể tác động làm teo nhỏ búi trĩ.
Cách làm: Lấy 30ml nước nóng (ấm) cho thêm tinh bột nghệ và mật ong vào khuấy đều, sau đó uống trực tiếp.
Ngày uống đều đặn 1 – 2 lần vào sáng – tối để mang lại hiệu quả tốt.
Cách làm này rất phù hợp với người bị trĩ nội. Hơn nữa, mật ong có tính kháng khuẩn và làm lành tốt vết thương, kết hợp với nghệ đem lại hiệu quả tích cực: giảm viêm nhiễm búi trĩ, ngứa rát hậu môn.
Khoai tây không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có công dụng chữa trĩ khá hiệu quả.
Khoai tây chứa nhiều chất xơ và tinh bột, giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, thúc đẩy tình trạng tiêu hóa tốt hơn, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ và hỗ trợ bệnh nhân bị trĩ nhẹ.
Ngoài ra, trong khoai tây còn có các hoạt chất: carotenoid (hoạt chất này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn tế bào ung thư và hình thành cục máu đông); flavonoid (chất bảo vệ, chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh) gây ức chế các búi trĩ, làm lành các vết thương hiệu quả,…
Các cách chữa trĩ bằng khoai tây có thể tham khảo:
Với bệnh nhân bị trĩ ngoại: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, đem xay nhuyễn với 1 thìa dầu oliu (hoặc dầu dừa) khoảng 1-2 tiếng. Lấy hỗn hợp đắp lên búi trĩ và cố định bằng gạc để qua đêm (phải vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi đắp), sau đó, rửa sạch lại với nước ấm.
Với bệnh nhân bị trĩ nội: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng thanh nhỏ, đem ngâm với dầu oliu (hoặc dầu dừa) khoảng 1-2 tiếng. Mỗi tối trước khi ngủ, người bệnh đưa các thanh khoai tây đã thấm sẵn vào hậu môn và để qua đêm (trước khi đặt cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn).
Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong vòng 8-10 ngày để thấy hiệu quả của phương pháp này.
*Lưu ý: Dù khoai tây, dầu oliu hay dầu dừa khá lành tính nhưng chỉ nên áp dụng phương pháp này với các bệnh nhân bị trĩ nhẹ không kèm theo táo bón.
Dầu dừa chứa nhiều hoạt chất có lợi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất có ích như vitamin E, vitamin D, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại axit béo có lợi như:axit caproic,… giúp chống viêm hiệu quả, kháng khuẩn, làm teo và ức chế quá trình sa búi trĩ, bôi dầu dừa thường xuyên có thể giúp làm giảm khó chịu, ngứa rát vùng hậu môn.
Các cách chữa trĩ bằng dầu dừa:
*Lưu ý: Nên sử dụng loại dầu dừa nguyên chất để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như tránh các rủi ro: gây ngứa, kích ứng, viêm đỏ và viêm nhiễm hậu môn. Nếu bị trĩ do tiêu chảy mãn tính thì không nên áp dụng cách uống hoặc bổ sung dầu dừa.
Áp dụng ngay cách chữa trị sử dụng thầu dầu tía để có hiệu quả tích cực.
Lá cây thầu dầu tía chứa: acid tartric, acid citric, acid corydalic, axit amin, rutozit, quexetin, astragalin và ricin (1,3%), các hoạt chất này có khả năng làm teo búi trĩ, kháng khuẩn và chống viêm nhiễm vùng hậu môn, búi trĩ, giảm triệu chứng ngứa rát, khó chịu.
Hạt thầu dầu tía chứa 25% chất anbummoi, hàm lượng tinh dầu cao nên thường được ép lấy dầu và ricin (0,15%).
*Lưu ý: trong cả lá thầu dầu và hạt thầu dầu đều chứa ricin (là một chất độc mạnh có thể gây chết người), nên tuyệt đối không được dùng thầu dầu để chữa trị cho người bệnh trĩ bằng đường uống và ăn mà chỉ áp dụng bôi vào vùng trĩ tại chỗ.
Các cách chữa trị như sau:
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng quả sung vô cùng đơn giản mà hiệu quả cao.
Sung là một loại quả phổ biến trong bữa ăn của người Việt, không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ giai đoạn nhẹ.
Quả sung chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt như: calci, phospho, sắt, magie và các loại vitamin A,B,C,K,E hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Sung cũng chứa nhiều chất nhựa xanh, giúp kháng viêm hiệu quả; nhiều chất xơ làm giảm tình trạng táo bón (nguyên nhân dẫn đến trĩ). Quả sung khô chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ phục hồi niêm mạc tổn thương.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng sung có thể áp dụng:
Đây đều là những mẹo chữa bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ (giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2) hiệu quả. Các phương pháp này cần được duy trì đều đặn trong một khoảng thời gian và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ (trái cây, các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt,…) uống nhiều nước (tối thiểu 1,5 – 2 lít mỗi ngày), hạn chế căng thẳng, không nên trì hoãn việc đi tiêu và tránh ngồi lâu.
Khi bị trĩ, ngoài áp dụng các mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp (nhất là những bệnh nhân bị trĩ ở giai đoạn nặng).
Bệnh nhân trĩ có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa dùng thuốc, giúp teo nhỏ búi trĩ và giảm các triệu chứng do trĩ gây ra.
Với các trường hợp trĩ nặng, kéo dài, à búi trĩ quá to có thể gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa như kỹ thuật thắt búi trĩ hoặc tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ ấy.
Hy vọng, thông qua bài viết này người bệnh đã nắm được các mẹo chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả mà thực hiện đơn giản ngay tại nhà. Tuy nhiên trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp điều trị nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý hiện tại. Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm tới người bệnh nhưng gây cho người mắc phải nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người bệnh.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Việc sử dụng thuốc dạ dày chữ P đúng cách là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhiều người vẫn…
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bạn cần xây dựng 1…
Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.