Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

Cập nhật 17/08/2023

1.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Theo chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh chóng. Vậy bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện và thuyên giảm bệnh, giảm các triệu chứng khó chịu? Cùng theo dõi chi tiết những chia sẻ qua bài viết dưới đây từ các chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS.

📣 NÓNG: SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT SẮP DIỄN RA

……………………

Viêm đại tràng dạng bệnh lý hay gặp

Đại tràng (hay ruột già) là bộ phận quan trọng trong đường ruột. Chúng đóng vai trò hấp thụ muối khoáng, nước trong thức ăn và chuyển hóa bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Do đó, đại tràng thường là nơi tập trung nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Viêm đại tràng cấp là tình trạng virus, vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà người bị viêm đại tràng cấp sẽ có các triệu chứng khác nhau như đau bụng, sốt, tiêu chảy,…

Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp

Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đại tràng cấp tính thường là không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Một số vi sinh vật phổ biến được cho là “thủ phạm” chính có thể kể đến như:

  • Ký sinh trùng lỵ amip, giun kim, giun đũa, giun tóc.
  • Vi khuẩn: vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lao, vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), lỵ trực khuẩn (Shigella).
  • Siêu vi Rotavirus thường hay xuất hiện ở trẻ em.
  • Nấm nhiều nhất là bấm Candida.

Ngoài ra, viêm loét đại tràng do tự miễn, căng thẳng kéo dài, táo bón, dùng thuốc kháng sinh lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng cấp tính.

Người bệnh viêm đại tràng cấp xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mỗi tác nhân gây bệnh. Dưới đây là các biểu hiện thường gặp được xác định theo từng nguyên nhân:

  • Do lỵ amip: Xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng theo từng cơn, thường xuyên buồn đại tiện, mỗi lần đi chỉ có một chút phân kèm máu, chất nhầy.
  • Do lỵ trực khuẩn: Người bệnh bị đau bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng kèm máu, tiểu đêm nhiều lần trong ngày. Nếu tác nhân gây bệnh là Shigella shiga thì người bệnh bị tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước, mất chất điện giải có thể gây trụy tim mạch rất nguy hiểm.
  • Do các nguyên nhân khác: Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau từng đoạn, đau thắt bụng dưới, đau dọc theo khung đại tràng, phân toàn nước, tiêu chảy đột ngột, các cơn đau do co thắt đại tràng, sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi.

Nguyên tắc ăn uống khi mắc viêm đại tràng

Theo chuyên gia tiêu hoá MEDIPLUS, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm đại tràng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Bổ sung đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể: Viêm đại tràng lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể dẫn đến sụt cân nhanh chóng, thậm chí suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu có dấu hiệu giảm cân, người bệnh nên tăng cường nạp thêm calo cho cơ thể 30-35 kcal/kg mỗi ngày.
  • Hạn chế dung nạp chất béo: Lượng chất béo hằng ngày nạp vào cơ thể phải dưới 15g/ngày với đủ muối khoáng, nước cũng như các loại vitamin.
  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa. Tuyệt đối không nhịn đói hay bỏ bữa.
  • Giữ tâm lý thoải mái, lạc quan giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể, nếu xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị viêm đại tràng hiệu quả

Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện sức khỏe?

Chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ điều trị viêm đại tràng nhanh chóng, hiệu quả cũng như khắc phục các triệu chứng do bệnh gây nên. Dưới đây là danh cách các thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng cần bổ sung vào thực đơn mọi người cùng tham khảo:

Các loại cá

Cá chính là đáp án cho câu hỏi viêm đại tràng nên ăn gì. Trong cá có chứa nhiều axit béo omega -3 có khả năng ngăn chặn quá trình sản xuất các chất và phân tử có liên quan đến phản ứng viêm như cytokine, eicosanoids. Từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng viêm đại tràng. Người bệnh cũng có thể bổ sung Omega-3 từ các thực phẩm khác như quả óc chó, hạt lanh.

Cá là thực phẩm tốt dành cho người bị viêm đại tràng 

Cá là thực phẩm tốt dành cho người bị viêm đại tràng

Quả bơ

Viêm đại tràng nên ăn gì? Bơ chính là một trong những thực phẩm người bệnh không thể bỏ qua. Các chất xơ, vitamin của bơ có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Khi bị viêm đại tràng, cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Bơ còn rất giàu chất béo không bão hòa, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, giúp viêm đại tràng nhanh chóng hồi phục.

Probiotic

Probiotic hay còn gọi là men vi sinh, thường có trong dưa cải, sữa chua, miso, kefir có vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại gây bệnh. Ngoài ra, probiotic còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát triệu chứng viêm cho cơ thể. Chính vì thế, probiotic là lời giải đáp cho thắc mắc viêm đại tràng nên ăn gì. Lưu ý, người bệnh nên lựa chọn sữa chua không đường hoặc ít đường bởi đường có thể khiến viêm đại tràng nặng hơn.

Rau xanh

Các loại rau xanh giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ trong rau cao chẳng hạn như: trong 100gr bông cải xanh có chứa 2,6gam chất xơ, cải xanh có chứa 4,2gam chất xơ/ 1 cốc,…

Thực phẩm giàu đạm

Người bệnh cần ăn bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm như cua, thịt nạc, tôm, cá,… Đây là những thực phẩm chứa đầy đủ khoáng chất cần thiết, giúp niêm mạc đại tràng bị tổn thương nhanh chóng phục hồi. Chẳng hạn như trong 100g thịt nạc có chứa 25g protein, 100g tôm có chứa 25gr protein,… Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm  các loại thực phẩm khác như bánh mì, sữa chua, mật ong, trứng… để giảm bớt khó chịu do triệu chứng viêm nhiễm đại tràng gây nên.

Bị viêm đại tràng không nên ăn gì?

Bên cạnh danh sách các thực phẩm nên ăn, người bị viêm đại tràng cũng cần lưu ý tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để ngăn ngừa bệnh trở nặng, cụ thể:

Các sản phẩm làm từ sữa

Trong một số trường hợp, người bệnh viêm loét đại tràng có thể không dung nạp được đường sữa lactose. Nếu người bệnh vẫn cố dung nạp lactose vào cơ thể sẽ khiến cho tình trạng viêm đại tràng ngày càng tồi tệ hơn. Chính vì thế, khi bị viêm đại tràng cấp người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm làm từ sữa, nhất là sữa bò.

Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, cà phê có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Một số loại bia và soda chứa carbonate sẽ kích thích đường tiêu hóa, làm chứng ợ hơi tăng lên. Vì vậy người bị bệnh về tiêu hóa, nhất là đại tràng nên tránh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn nhiều đồ ngọt hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây triệu chứng ợ nóng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy đối với bệnh nhân viêm đại tràng. Một số ít trường hợp không dung nạp đường fructose có thể xuất hiện hiện tượng chuột rút kèm theo. Chính vì thế, lúc này, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm chứa đường fructose như mật ong, siro, nước ép trái cây.

Thực phẩm cay nóng

Viêm đại tràng có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa khi dùng đồ ăn cay nóng như hạt tiêu, ớt, lẩu Thái, mì cay… Thức ăn cay có thể kích thích, làm tình trạng viêm loét đại tràng nặng hơn người bị đau viêm dạ dày đại tràng nên lưu ý.

Thực phẩm tươi sống

Người bệnh nên cẩn thận khi ăn hải sản tươi sống tại nhà hàng hoặc các bữa tiệc nướng. Một số loại hải sản như bề bề, ghẹ, cua, tôm, hàu sống… chứa nhiều ký sinh trùng, ấu trùng gây bệnh. Người bị viêm đại tràng ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến đau bụng, đi ngoài.

Thực đơn cụ thể cho bệnh nhân viêm đại tràng

Nếu vẫn còn đang băn khoăn không biết bị viêm đại tràng nên ăn gì? Cùng tham khảo thực đơn cụ thể cho bệnh nhân viêm đại tràng được xây dựng bởi chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS dưới đây:

Giờ ăn Ngày đầu tiên Ngày thứ hai Ngày thứ 3
7h Cháo thịt băm gồm

  • 20g thịt nạc băm
  • 30g gạo
  • 100ml sữa chua
Phở thịt băm

  • 20g thịt nạc vai băm nhuyễn
  • 150g bánh phở
  • 100ml sữa chua
  • 1 bánh mỳ ruốc
  • 150ml sữa chua
11h
  • Cơm nát 150g
  • Thịt nạc viên hấp: 50g
  •  200g bí xanh luộc
  • Nước bí luộc
  • Trứng kho thịt gồm 30g trứng, 30g thịt
  • Cơm nát 150g
  • 200g su su luộc
  • Đậu phụ om thịt và cà chua ( 50g đậu phụ, 50g cà chua, 30g thịt)
  • Cơm nát 150g
  • 30g thịt nạc rim
  • 60g cá quả hấp
  • 200g rau cải trắng xào
  • Dầu ăn 5g/ ngày
14h 200g thanh long 200g dưa hấu 200g hồng ngọt
18h
  • Cơm nát 150g
  • 200g rau cải xào
  • 60g thịt băm sốt cà chua
  • Canh rau
  • Cơm nát 150g
  • 200g rau bí đỏ xào
  • 60g thịt gà rang băm nhuyễn
  • Dầu ăn 5g/ ngày
  • Cơm nát 150g
  • 40g tôm biển bóc vỏ rang
  • 30g thịt rang băm nhuyễn
  • Canh cà rốt, khoai tây hầm nhừ ( 50g cà rốt, 80g khoai tây)
Protein: 54g

Glucose: 282g

Chất xơ: 11g

Năng lượng: 1624kcal

Protein : 66g

Glucose: 306g

Chất xơ: 6g

Năng lượng: 1607kcal

Protein : 68g

Glucose: 298g

Chất xơ: 6g

Năng lượng: 1607kcal

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giải đáp được thắc mắc viêm đại tràng nên ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ ăn uống và sinh hoạt trong điều trị viêm đại tràng cấp đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, người bệnh cần chú trọng đến việc xây dựng thực đơn hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3366 để nhận được giải đáp từ chuyên gia.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Uống nước gì để giảm axit dạ dày? Gợi ý 10 loại

    Uống nước gì để giảm axit dạ dày là câu hỏi nhiều người mắc chứng axit dạ dày hay trào ngược dạ dày. Việc axit…

    20 Th11, 2024
    19

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    10 bài thuốc nam chữa dạ dày theo dân gian

    Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Nhiều người lựa chọn cây thuốc nam…

    20 Th11, 2024
    27

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được tôm không? 5 nhóm người cần kiêng

    Đau dạ dày cần kiêng khem nhiều thực phẩm khi ăn uống. Vậy đau dạ dày có ăn được tôm không? Ăn bao nhiêu tôm…

    16 Th9, 2024
    692

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 6 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà 

    Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…

    14 Th9, 2024
    268

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám