Cốc nguyệt san là gì? Cách dùng như thế nào?

Cập nhật 28/04/2023

4.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Kinh nguyệt là vấn đề sinh lý bình thường mà các chị em đều phải đối mặt hàng tháng. Tuy nhiên việc dùng băng vệ sinh có thể gây khó chịu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa nếu chị em không vệ sinh đúng cách. Cốc nguyệt san là giải pháp cứu cánh giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, bí bách khó chịu khi dùng băng vệ sinh. Vậy cốc nguyệt san là gì? Cách dùng như thế nào? Cùng tham khảo chia sẻ chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san có tác dụng chứa dịch tiết, máu kinh của chị em trong mỗi kỳ kinh, có thể tái sử dụng nhiều lần, dùng được liên tục trong nhiều năm. Cốc nguyệt san thường được làm bằng silicon y tế hoặc cao su, có hình dáng giống chiếc chuông nhỏ, mềm dẻo, dùng để đặt vào âm đạo của nữ giới.

Cốc nguyệt san giúp chống tràn mỗi khi “mùa dâu” đến

Cốc nguyệt san giúp chống tràn mỗi khi “mùa dâu” đến

Cốc nguyệt san có nhiều màu sắc kích cỡ khác nhau, có loại cứng, loại mềm phù hợp với độ nhạy cảm của từng chị em. Với những chị em có cơ sàn chậu chắc khỏe thì có thể dùng loại cốc nguyệt san cứng để hoạt động mạnh cũng không bị méo, xô, gây tràn máu kinh ra ngoài. Còn với chị em có sàn chậu yếu, nhạy cảm thì nên chọn những dòng cốc mềm để tránh bị đau, kích ứng khi sử dụng.

Cốc nguyệt san hoạt động như thế nào?

Để chứa được máu kinh, cốc nguyệt san được đặt vào bên trong âm đạo bằng cách gập cốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, từ từ đưa cốc vào trong âm đạo sau đó thả tay để miệng cốc được bung ra. Miệng cốc sẽ tiếp xúc với âm đạo tạo thành vùng kín khiến cho máu kinh chỉ chảy vào bên trong cốc, không thể chảy ra ngoài dù có di chuyển hay vận động mạnh.

Tại sao nên lựa chọn cốc nguyệt san?

Hiện nay cốc nguyệt san được nhiều chị em phụ nữ sử dụng bởi nó có tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích cho chị em:

  • Chứa đựng được lượng máu kinh nhiều hơn: Dung tích của cốc nguyệt san có thể chứa đến 30ml máu kinh, cao gấp đôi so với việc sử dụng băng vệ sinh, từ đó giúp giảm tần suất phải thay nhiều lần như  băng vệ sinh. Khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em luôn cảm thấy thoải mái, không lo tràn dù kinh nguyệt có ra nhiều.
  • Giảm tình trạng rỉ máu kinh: Khi đưa cốc nguyệt san vào âm đạo, miệng cốc sẽ chùm khít tạo thành một vòng bao quanh niêm mạc âm đạo khiến máu kinh không thể rò rỉ được ra ngoài.
  • Thời gian sử dụng có thể lên đến 12 tiếng: Theo khuyến cáo, khi sử dụng băng vệ sinh, chị em cần thay băng vệ sinh mới sau khoảng 4-8 tiếng sử dụng để tránh tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa. Với những người phải làm việc liên tục, môi trường không thuận lợi cho việc thay băng thì sẽ gặp không ít khó khăn mỗi khi đến tháng. Lúc này, dùng cốc nguyệt san chính là giải pháp ưu việt nhất bởi cốc có thời gian sử dụng lên đến 12 giờ mà không lo bị tràn hay mất vệ sinh cho “cô bé”.
  • Không gây mùi hôi, giảm nguy cơ viêm phụ khoa: Khi dùng cốc nguyệt san, máu kinh được bao kín bởi miệng cốc và thành âm đạo nên không khí không lọt được vào bên trong. Do đó sẽ không gây mùi hôi khó chịu khi dùng. Bên cạnh đó, máu kinh trong cốc không được tiếp xúc với các cơ quan khác nên cũng giảm tối đa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Giảm khô, kích ứng âm đạo: Dùng băng vệ sinh hoặc tampon có thể gây thay đổi pH khiến cho “cô bé” bị khô, chưa kể với những làn da nhạy cảm, việc dùng các sản phẩm hỗ trợ này còn có thể gây ngứa, kích ứng khó chịu. Cốc nguyệt san chính là giải pháp có thể giải quyết tất cả những nguy cơ tổn thương “cô bé” có thể xảy ra khi dùng băng vệ sinh và tampon.
  • Tiết kiệm chi phí, an toàn với môi trường: Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nhiều lần, không giống như băng vệ sinh hay tampon nên hạn chế được lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. Chi phí cho 1 chiếc cốc nguyệt san dao động khoảng vài trăm đến 1 triệu đồng, đầu tư ban đầu hơi đắt nhưng có thể tái sử dụng lên đến 5 năm, thậm chí là 10 năm nên chi phí cho mỗi lần đến kỳ kinh tính ra tiết kiệm hơn rất nhiều so với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ trong ngày rụng dâu khác.

Cách dùng cốc nguyệt san như thế nào cho đúng?

Để cốc nguyệt san phát huy được tối đa công dụng chứa đựng kinh dịch thì chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn kích thước size

Âm đạo không có kích thước cụ thể nên việc chọn cốc nguyệt san cũng không thể áp dụng giống như cách chọn quần áo hay giày dép. Do đó, kích cỡ cốc nguyệt san sẽ được phân loại theo nhóm đối tượng để chị em dễ dàng hơn khi lựa chọn. Thông thường các nhà sản xuất sẽ chia làm 2 loại cốc nguyệt san, phù hợp với 2 nhóm đối tượng sau:

Cốc nguyệt san loại nhỏ: Dành cho những bạn chưa quan hệ, chưa qua sinh đẻ (bao gồm cả sinh thường lần sinh mổ), thường là phụ nữ dưới 30 tuổi do âm đạo còn khít nên khuyến cáo chỉ nên dùng loại nhỏ để tránh gây tổn thương âm đạo. Tuy nhiên do cốc có dung tích nhỏ nên thường xuyên phải thay, dễ tràn với những người ra nhiều máu kinh.

Cốc nguyệt san loại to: Dành cho phụ nữ đã quan hệ, đã sinh con, nữ giới trên 30 tuổi, ra nhiều máu kinh.

Cách sử dụng cốc nguyệt san đúng an toàn và hiệu quả tốt nhất

Cách sử dụng cốc nguyệt san đúng an toàn và hiệu quả tốt nhất

Tư thế đặt cốc vào vùng kín

Việc chọn tư thế phù hợp là bước vô cùng quan trọng để bạn có thể dễ dàng đưa cốc nguyệt san vào âm đạo mà không gây tổn thương cho “cô bé”. Dưới đây là 3 tư thế bạn có thể lựa chọn để đặt cốc:

  • Ngồi xổm trên nền đất.
  • Tư thế đứng, 1 chân trụ, 1 chân gác lên thành bồn cầu.
  • Ngồi trên bồn cầu như khi đi vệ sinh.

Cách gấp cốc

Gấp cốc là bước quan trọng khi sử dụng cốc nguyệt san mà mọi chị em đều phải nắm rõ để tránh gây đau, tổn thương âm đạo, tránh bị tràn khi dùng. Dưới đây là một số cách gấp cóc phổ biến mà chị em có thể tham khảo:

  • Gấp cốc thành hình con sò: Bạn lấy ngón trỏ ấn một phần miệng cốc đầy xuống phần đáy trong của cốc, dùng ngón cái và ngón giữa bóp chặt hai bên mép cốc lại với nhau. Ngón cái và ngón giữa vẫn giữ nguyên cho đến khi cốc được đưa vào âm đạo mới thả để cốc bung ra.
  • Gấp cốc thành hình chữ C: Dùng 2 ngón tay bóp dẹt miệng cốc, các ngón còn lại giữ chặt thân cốc. Dùng tay còn lại ấn vào hai bên miệng cốc nhô ra để tạo thành hình chữ C. Giữ cốc trong hình dáng đó bằng ngón cái và ngón trỏ đến khi đưa cốc vào âm đạo thì mới buông ra.
  • Gấp cốc thành hình số 7: Dùng tay bóp dẹt miệng cốc, tay còn lại gập nửa mép trên của cốc ra bên ngoài đáy cốc để tạo thành hình dạng giống như số 7. Đến khi đưa vào âm đạo, cốc dễ dàng bung mở ôm khít vào thành, tránh gây rò rỉ máu kinh.
Gập cốc nguyệt san khá quan trọng giúp đưa vào âm đạo dễ hơn

Gập cốc nguyệt san khá quan trọng giúp đưa vào âm đạo dễ hơn

Đặt cốc vào vùng kín

Bạn đưa cốc nguyệt san vào âm đạo theo hướng dẫn dưới đây:

  • Đặt tay theo hướng để cốc nghiêng 45 độ so với âm đạo. Sau đó từ từ đưa cốc nhẹ nhàng vào, càng đưa vào sâu thì càng giảm dần độ nghiêng của cốc đến khi đấy cốc nằm gọn bên trong âm đạo.
  • Buông tay để cốc được bung mở.
  • Dùng 2 ngón tay bóp vào đáy cốc, xoay nhẹ để miệng cốc khít với thành âm đạo, đến khi cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nên đi lại nhẹ nhàng để kiểm tra cốc có bị rò, lệch hay gây đau, khó chịu không để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Đặt cốc nguyệt san vào bên trong vùng kín

Đặt cốc nguyệt san vào bên trong vùng kín

Cách lấy cốc ra

Để lấy cốc ra khi cần thay mới bạn tiến hành như sau:

  • Lựa chọn tư thế thoải mái nhất để lấy cốc.
  • Dùng tay dò tìm phần đuôi cốc.
  • Kéo nhẹ đuôi cốc cho đến khi để lộ đáy cốc.
  • Dùng tay bóp nhẹ đáy cốc rồi từ từ kéo cốc ra ngoài theo đường dích dắc để máu kinh không bị tràn ra ngoài.
  • Khi miệng cốc đến cửa âm đạo thì nhẹ nhàng lấy toàn bộ cốc ra ngoài.
Cách lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo

Cách lấy cốc nguyệt san ra khỏi âm đạo

Một số lưu ý khi sử dụng

Để đảm bảo việc sử dụng cốc nguyệt san an toàn và đạt hiệu quả cao, trong quá trình sử dụng  chị em cần lưu ý:

  • Khi đưa cốc vào âm đạo phải nhớ để lộ phần đuôi cốc ra ngoài để dễ dàng lấy cốc mỗi khi cần thay.
  • Nên thay cốc sau 6-12 giờ để tránh bị tràn.
  • Sau khi lấy cốc ra khỏi âm đạo cần đổ máu kinh đi, rửa sạch, để khô rồi lấy ra sử dụng khi cần.
  • Mỗi chị em nên có ít nhất 2 chiếc cốc nguyệt san để thuận tiện thay đổi trong mỗi kỳ kinh.
  • Hết kỳ kinh nên mang cốc đi rửa sạch, luộc với nước sôi khoảng 3-5 phút để diệt sạch vi khuẩn, để ráo nước rồi cất vào túi nhà sản xuất cung cấp để bảo quản đến khi cần thì lấy ra.
  • Khi mang ra dùng, nên rửa lại cốc, luộc cốc lần nữa, để khô rồi mới sử dụng.
  • Tùy vào tuổi thọ của từng loại cốc, chị em nên thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất để sản phẩm phát huy các dụng tốt nhất, tránh gây hại, độc cho sức khỏe.
  • Với người chưa quan hệ, bé gái mới dậy thì cần hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi dùng để tránh gây tổn thương, rách màng trinh.

Một số sản phẩm thay thế cốc nguyệt san

Trong một số trường hợp không sử dụng được cốc nguyệt san, chị em có thể tham khảo dùng băng vệ sinh hoặc tampon

Băng vệ sinh

Băng vệ sinh là sản phẩm hỗ trợ chứa máu kinh cho chị em trong ngày “đèn đỏ” được sử dụng phổ biến nhất. Băng vệ sinh được thiết kế dưới dạng miếng, dán trực tiếp vào quần lót khi cần sử dụng để ôm trọn lấy “cô bé” có tác dụng thấm hút, tránh cho máu kinh chảy ra ngoài. Băng vệ sinh rất dễ sử dụng, dễ thấy, dễ kiểm tra để ước lượng thời gian thay mới, giá cả hợp lý.

Tuy nhiên nếu dùng băng lâu gây tích tụ vi khuẩn, khiến “cô bé” dễ bị viêm nhiễm, có mùi khó chịu. Chưa kể lượng rác thải ra môi trường trong mỗi kỳ kinh rất lớn và khi kinh nguyệt ra nhiều rất  dễ gây tràn băng do sức chứa hạn chế.

Tampon

Tampon cũng là một sản phẩm dành riêng cho các chị em trong ngày rụng dâu đặt vào bên trong ấm đạo để cho máu kinh không chảy ra ngoài. Tampon có dạng hình que, làm bằng cotton ép để hút sạch máu kinh khi đặt vào âm đạo. Tampon thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện mang theo bên mình, không gây mùi khó chịu, ngứa ngáy khi dùng, êm ái với vùng kín.

Chị em có thể sử dụng tampon thay thế cốc nguyệt san hoặc băng vệ sinh

Chị em có thể sử dụng tampon thay thế cốc nguyệt san hoặc băng vệ sinh

Cũng giống như cốc nguyệt san, tampon khiến người dùng khó xác định được thời điểm cần thay mới, dễ tràn và có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn so với dùng băng vệ sinh. Chưa kể, lượng rác đào thải từ việc sử dụng tampon trong mỗi kỳ kinh khiến chị em cần cân nhắc hơn về việc sử dụng sản phẩm này trong ngày đèn đỏ.

Trên đây là một số thông tin về cốc nguyệt san để giúp các chị em nắm rõ hơn cốc nguyệt san là gì, dùng như thế nào trong mỗi kỳ kinh cũng như một số sản phẩm khác mà chị em có thể tham khảo sử dụng khi đến tháng.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu trước ngày kinh có nguy hiểm không?

    Tình trạng quan hệ ra máu trước ngày kinh là hiện tượng phổ biến và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.…

    28 Th10, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có bầu không? 4 cách tránh thai

    Nhiều phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục ngay sau khi vừa hết kinh nguyệt không dẫn đến việc mang thai. Tuy nhiên, những…

    28 Th10, 2024
    685

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    28 Th10, 2024
    286

    Chuyên mục: Phụ khoa

    [Giải đáp] Quan hệ lần đầu không ra máu có sao không? 

    Quan hệ tình dục lần đầu có thể là một trải nghiệm đáng nhớ và đem lại nhiều cảm xúc, đặc biệt với những người…

    28 Th10, 2024
    642

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám