Ung thư đại tràng những triệu chứng bạn cần biết sớm

Cập nhật 15/06/2023

1.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Ung thư đại tràng là căn bệnh không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Trong vài năm gần đây, bệnh được phát hiện ngày càng nhiều ở giới trẻ. Theo kết quả ghi nhận được của Globocan, năm 2020 nước ta ghi nhận lên đến gần 16000 ca mắc mới, và số ca tử vong lên đến hơn 8200. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hợp lý.

1. Ung thư đại tràng là gì?

Ung thư đại tràng là dạng ung thư hình thành ở ruột già. Đa số những trường hợp mắc ung thư đại tràng đều bắt đầu hình thành từ các u nhỏ và các tế bào lành tính. Sau đó do sự viêm nhiễm, rối loạn chức năng đại tràng mà một trong số các khối u chuyển biến thành ác tính và gây nên bệnh.

Theo những thống kê gần đây cho thấy, Ung thư đại tràng có tỷ lệ gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị khỏi tới 90% nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm từ giai đoạn đầu.

Ung thư đại tràng đang có su hướng ngày càng trẻ hóa nên cần được quan tâm hơn.

Ung thư đại tràng đang có su hướng ngày càng trẻ hóa nên cần được quan tâm hơn.

Đối tượng nào có thể mắc ung thư đại tràng? Trên thực tế cho thấy chế độ ăn uống, tình trạng cân nặng và sự vận động cơ thể… không lành mạnh đều có thể là nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng:

  • Người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong các ca bệnh, tuy nhiên tình trạng mắc bệnh ngày càng trẻ hoá.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến polyp đại tràng, nhất là đa polyp có tính chất gia đình hoặc hội chứng Lynch.
  • Những người lười vận động thể chất và có chế độ ăn uống không hợp lý như ít chất xơ nhưng lại quá nhiều chất béo.
  • Người từng mắc các bệnh liên quan đến đại tràng như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…

2. Dấu hiệu ung thư đại tràng cảnh báo sớm

Tham vấn y khoa Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Bình Nguyên – Bác sĩ khoa tiêu hóa BV Bạch Mai, Bác sĩ nội soi tiêu hóa MEDIPLUS cho biết, ung thư đại tràng là loại ung thư đường tiêu hoá có tiên lượng tốt nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, việc nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là vô cùng cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh được bác sĩ đưa ra:

2.1 Đau bụng kéo dài

Triệu chứng cơ bản nhất của bệnh ung thư đại tràng là đau bụng, theo thống kê cho thấy đây là dấu hiệu có ở 70 đến 80% các ca mắc bệnh. Những cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong bụng, ở bất kỳ thời điểm nào, chúng thường không liên quan đến thời điểm ăn uống và nơi bị đau thường là nơi chứa tế bào ung thư. Cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian tiến triển của bệnh.

Đối với những bệnh nhân mắc ung thư đại tràng trái, những cơn đau có xu hướng ngày càng dữ dội và có thể dẫn đến biến chứng tắc ruột. Cong đối với những trường hợp mắc ung thư đại tràng phải, người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau bụng theo từng cơn, thỉnh thoảng có cảm giác bụng sôi lên và sau khi được trung tiện (hay còn gọi là xì hơi) sẽ chấm dứt được cơn đau.

2.2 Rối loạn tiêu hoá

Dấu hiệu này được ghi nhận ở rất nhiều ca bệnh mắc ung thư đại tràng. Những triệu chứng rối loạn tiêu hoá bệnh nhân thường gặp phải là đi tiêu lỏng, táo bón hoặc xen kẽ giữa tiêu lỏng và táo bón. Các rối loạn này thường xuất hiện ở những trường hợp mắc ung thư đại tràng trái nhiều hơn, việc bị táo bón thường xuyên có thể kéo theo những biểu hiện như đau đầu, khó chịu, chán ăn, gây ảnh hưởng lớn đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh. bệnh nhân có thể bị táo bón thường xuyên nhưng không có dấu hiệu của bệnh trĩ thì khả năng rất cao là mắc bệnh này.

Rối loạn tiêu hoá cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm cần biết.

Rối loạn tiêu hoá cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm cần biết.

2.3 Có lẫn máu trong phân

Khi mắc ung thư đại tràng, người bệnh khi đi nặng sẽ dễ thấy phân lẫn máu, thường gặp nhất là ở vùng bên phải. Ở đại tràng phải khi xuất huyết thì sẽ có màu đỏ sẫm hơn so với xuất huyết bên trái, và xuất huyết thường kéo theo những chất nhầy ở niêm mạc ruột. Hiện tượng ra máu trong phân sẽ thỉnh thoảng mới xuất hiện, chính vì thế người bệnh thường chủ quan. Đến khi bệnh chuyển nặng, xuất huyết nặng lên có thể dẫn đến thiếu máu ở nhiều trường hợp.

2.4 Các triệu chứng toàn thân

Khi mắc bệnh, không chỉ vùng bụng có xuất hiện các cơn đau mà những bộ phận khác trong cơ thể cũng có những dấu hiệu bất thường mà nếu quan sát kỹ rất dễ thấy như sụt cân và thiếu máu. Việc sụt cân diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa và sự tiến triển bệnh ở mỗi người, có thể sụt cân từ từ và cũng có thể sụt đột ngột lên đến 5 kg chỉ trong vòng một tháng, kèm theo đó là các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn xuất hiện thường xuyên.

2.5 Xuất hiện khối u

Thông thường, nếu người bệnh cảm nhận được khối u ở đại tràng thì bệnh đã tiến triển nặng lên, cơ thể sẽ có các dấu hiệu mệt mỏi và khó chịu xen lẫn đau đớn. Vì thế, mỗi chúng ta cần biết được những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

3. Nguyên nhân ung thư đại tràng do đâu?

Ung thư đại tràng là bệnh lý gây sự ảnh hưởng xấu đến cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh, tuy vậy đến nay vẫn chữa xác định chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của căn bệnh này? Các chuyên gia tiêu hóa có đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư đại tràng:

3.1 Chế độ ăn uống sinh hoạt không tốt

Một yếu tố hết sức quan trọng mà mỗi người cần phải đặc biệt chú ý chính là chế độ ăn uống. Bởi lẽ, một chế độ không phù hợp và phản khoa học sẽ là tác nhân gây ra ung thư. Chẳng hạn như chế độ ăn uống nhiều chất béo và đạm động vật nhưng lại hấp thụ rất ít chất xơ sẽ làm thay đổi những vi khuẩn yếm khí nơi đại tràng, tạo thành những chất gây ung thư từ cholesterol và axit mật. bên cạnh đó, việc cơ thể được tiếp nhận quá ít chất xơ sẽ dễ gây ra hiện tượng táo bón. Chính vì thế, các chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với ruột lâu hơn, ở dạng cô đặc hơn và khó đưa ra ngoài, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

3.2 Xuất hiện polyp đại tràng

Đây là yếu tố nghi ngờ hàng đầu gây nên căn bệnh này, theo các thống kê cho thấy trên một nửa số ca mắc bệnh có liên quan đến số lượng polyp đại tràng, số lượng này càng lớn thì nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao.

Hầu hết các khối ung thư đại tràng thường khởi phát do các khối tăng sinh này (polyp), Các polyp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm. Có các dạng polyp phổ biến như:

  • Polyp tăng sản, polyp viêm: Đây là dạng polyp lành tính và ít có khả năng phát triển thành ác tinh.
  • Polyp tuyến: Chiếm tới 2/3 trường hợp bị polyp. Các polyp này thường có kích thước bé dưới 1,5cm (90%), polyp tuyến càng lớn thì nguy cơ ung thư càng cao.

Ngoài ra người mắc các bệnh đại tràng mãn tính có thể là nguyên nhân gây bệnh, các trường hợp ghi nhện có thể phát sinh trên nền tảng ban đầu là các bệnh amip, lỵ, viêm loét đại tràng, bệnh crohn. Bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ bị ung thư nếu có tiền sử mắc các bệnh lý này.

4. Tầm soát ung thư đại tràng phát hiện sớm bệnh

Phát hiện ung thư càng sớm thì người bệnh sẽ có cơ hội chữa khỏi càng cao. Việc tầm soát định kỳ đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư đại tràng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia MEDILPUS, những người có nguy cơ bị ung thư ruột kết nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45. Việc chẩn đoán ung thư đại tràng được các bác sĩ dựa trên những dấu hiệu về lâm sàng kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác:

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các kết quả thăm khám, quan sát bằng mắt thường, sờ, nghe,… sẽ giúp bác sĩ bước đầu phát hiện những trạng thái bất thường của cơ thể. Đồng thời, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin về tiền sử, bệnh sử để xác định các yếu tố nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp.

4.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu, sinh thiết, xét nghiệm phân và một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh dựa trên 6 thể lâm sàng chính: thể rối loạn tiêu hoá, thể viêm ruột, thể tắc ruột, thể nhiễm độc và thiếu máu, thể viêm nhiễm các cơ quan ổ bụng hoặc thể u.

4.3 Chụp X-quang

Phương pháp rất hiệu quả và có tính chính xác cao trong chẩn đoán ung thư đại tràng chính là chụp X-quang. hiện nay, hai phương pháp chính được các bác sĩ áp dụng chính là chụp cản quang khung đại tràng bằng thuốc baryt và chụp cản quang kép. cản quang kép thực hiện bằng cách thụt baryt để người bệnh đi đại tiện rồi bơm hơi vào đại tràng và chụp, phương pháp này có thể phát hiện khối u rõ hơn nên được ưu tiên áp dụng.

4.4 Nội soi tiêu hoá

Nội soi được tiến hành trong trường hợp hình ảnh X-quang nhận được của khối u không rõ nét hoặc bác sĩ cần phân biệt u lành tính hay ác tính hoặc với các trường hợp xuất huyết không rõ nguyên nhân ở đại tràng. Phương pháp sinh thiết kết hợp nội soi rất được ưa chuộng bởi tính chính xác cao trong việc chẩn đoán ung thư đại tràng.

  • Các xét nghiệm nhỏ khác.
  • Chụp CT scanner, chụp PET, chụp MRI,… thường được các bác sĩ chỉ định để xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh.
  • Sinh thiết: các chuyên gia cho rằng đây là phương pháp có độ hiệu quả và tính chính xác cao nhất. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành lấy mô và quan sát chúng bằng kính hiển vi để tìm ra tế bào ung thư. Thông qua quá trình này có thể chẩn đoán chính xác rằng bệnh nhân có mắc ung thư đại tràng hay không.

>>> Xem thêm chi tiết: Nội soi đại tràng – 10 điều bạn cần biết khi thực hiện

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán sớm tới 99% dấu hiệu ung thư đại tràng.

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán sớm tới 99% dấu hiệu ung thư đại tràng.

5. Điều trị ung thư đại tràng như thế nào?

Bệnh ung thư đại tràng thường tiến triển qua 4 giai đoạn chính, giai đoạn càng muộn thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng giảm đi. Trong giai đoạn đầu, ung thư có xu hướng phát triển chậm hơn và được tiên lượng tốt hơn.

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, thường được các chuyên gia MEDIPLUS gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Thời điểm này phạm vi của ung thư vẫn được kiểm soát chỉ trong đại tràng. Các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc và phát triển trong các lớp của đại tràng.
  • Giai đoạn II: Bước vào giai đoạn thứ 2, bắt đầu có lan ra và gây xâm lấn đến những vị trí khác trong đại tràng của các tế bào ung thư, tuy nhiên chúng vẫn chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân. Căn cứ vào mức độ lan xa của những tế bào ung thư, các chuyên gia phân giai đoạn này thành các giai đoạn nhỏ hơn là  IIa, IIb và IIc.
  • Giai đoạn III: Ở giai đoạn này, những tế bào ung thư bắt đầu có hiện tượng lan sang những hạch bạch huyết gần đó. Căn cứ theo số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư, giai đoạn này sẽ được chia thành IIIa, IIIb và IIIc.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn này chính là giai đoạn cuối của ung thư đại tràng, những tế bào ung thư đã di căn đến những bộ phận khác của cơ thể. khác với giai đoạn II và giai đoạn III, giai đoạn IV được phân chia thành hai dạng chính: Giai đoạn IVa: Lúc này, những tế bào ung thư đã phát triển qua tất cả các lớp của thành ruột và đã có hiện tượng xâm lấn sang đến những hạch bạch huyết lân cận, và chúng cũng đã di căn đến các cơ quan khác như gan hoặc phổi. Ở giai đoạn IVb thì các tế bào ung thư đã di căn ra hơn.

Dựa trên các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Ở giai đoạn I đến III a, bệnh nhân thường được điều trị bằng các phẫu thuật với mục đích cắt bỏ những khối u.

Đến giai đoạn sau như IIIb hoặc IIIc thì phương pháp thường được ưu tiên là hóa trị kết hợp với phẫu thuật để ngăn ngừa, không để những tế bào ung thư gây nguy hiểm đến các cơ quan khác của cơ thể. Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối thì hoá trị là phương pháp có tác dụng và cho hiệu quả cao nhất trong việc điều trị.

Dựa trên các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Dựa trên các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

5.1 Phẫu thuật cắt đại tràng phải, cắt toàn bộ đại tràng

Nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa phẫu thuật vào phác đồ điều trị:

  • Cắt bỏ một phần đại tràng: Trong quá trình này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các phần ruột chứa tế bào ung thư, cùng với đó là một phần mô bình thường ở hai bên của ung thư. Thủ tục này thường có thể được thực hiện bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu, hay còn gọi là thông qua nội soi ổ bụng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ: Khi không thể thực hiện việc kết nối lại các phần lành của đại tràng, bạn có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Phẫu thuật này nhằm tạo ra một lỗ hở trên thành bụng từ một phần ruột để tống phân vào một túi vừa khít với lỗ mở.
    Đôi khi phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng chỉ là tạm thời, cho phép đại tràng có thời gian lành lại sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc cắt bỏ đại tràng có thể tồn tại vĩnh viễn.

5.2 Hóa trị điều trị ung thư đại tràng

Hóa trị đề cập đến những loại thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được đưa vào tĩnh mạch qua đường tiêm hoặc bằng cách bơm, hoặc uống dưới dạng viên thuốc. Hóa trị thường được các bác sĩ khuyến nghị đối với ung thư đại trực tràng ở giai đoạn tiến triển, trong đó các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc đến các cơ quan khác.

Một số loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư đại tràng

5-Fluorouracil, hoặc 5-FU cùng với vitamin leucovorin thường được dùng để điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển trong nhiều năm. 5-FU là thuốc thường được đưa vào cơ thể người bệnh dưới dạng tiêm tĩnh mạch và cũng có dạng uống.

Hai loại thuốc hóa trị tiêm tĩnh mạch là irinotecan (Camptosar®) và oxaliplatin (Eloxatin®) cũng rất được ưa chuộng sử dụng để điều trị ung thư đại tràng tiến triển. Oxaliplatin được dùng kết hợp cùng với 5-FU và leucovorin đối với trường hợp ung thư đại tràng tiến triển, còn thuốc irinotecan thường được chỉ định sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với 5-FU / leucovorin cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn.

Một vài dòng thuốc kể trên còn không gây rụng tóc, buồn nôn, hay một số phản ứng phụ khác. Đó là lý do hóa trị ngày nay trở thành phương pháp an toàn hơn cả.

Theo các thống kê cho thấy, tỷ lệ người bệnh sống được 5 năm sau điều trị lên đến 90% nếu  tế bào ung thư vẫn còn trong lòng ruột. Nếu tế bào ung thư đã ăn qua thành ruột nhưng vẫn chưa ăn sâu vào hạch thì tỷ lệ này là 50%.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!

5.3 Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư đại tràng

Đây là một phương thức điều trị mới đối với bệnh nhân mắc ung thư đại tràng. Mục tiêu của liệu pháp miễn dịch chính là tăng cường phản ứng miễn dịch của bệnh nhân với những tế bào ung thư, giúp chúng chống lại bệnh tật. Có hai loại liệu pháp miễn dịch: chủ động và thụ động.

Liệu pháp miễn dịch tích cực được đưa vào phác đồ điều trị nhằm mục đích kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Kháng thể của bệnh nhân được tạo ra để nhận  biết một tế bào ung thư và tiêu diệt chúng một cách có chọn lọc. Một ví dụ điển hình về liệu pháp miễn dịch tích cực chính là vắc xin.

Thuốc giúp điều trị miễn dịch thụ động không có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân để chống lại bệnh tật mà chúng sẽ nhắm vào các thành phần cụ thể của  tế bào ung thư đại tràng để ngăn tế bào ung thư thoát khỏi phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Tùy vào giai đoạn bệnh và mong muốn của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phác đồ phù hợp

Tùy vào giai đoạn bệnh và mong muốn của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phác đồ phù hợp.

5.4 Xạ trị thu nhỏ khối u đại tràng

Xạ trị là liệu pháp sử dụng những nguồn năng lượng rất mạnh, chẳng hạn như tia X và proton giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng để thu nhỏ khối ung thư lớn trước khi phẫu thuật để có thể loại bỏ nó dễ dàng hơn. Khi phẫu thuật không phải là lựa chọn tối ưu thì có thể sử dụng liệu pháp bức xạ giúp giảm những triệu chứng chẳng hạn như đau. Đôi khi bức xạ được kết hợp với hóa trị liệu

Hiện nay, các phương pháp điều trị rất đa dạng và việc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chính vì thế, việc tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ thuận lợi hơn trong quá trình chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp.

6. Phòng ngừa ung thư đại tràng từ sớm tránh biến chứng sau này

Thay vì chờ đến khi bệnh biểu hiện mới bắt đầu chữa trị, mỗi chúng ta cần biết rõ về cách chủ động phòng ngừa bệnh. dưới đây là 3 cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh ung thư

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh ung thư.

6.1 Cân bằng trong chế độ ăn uống

Để có được một cơ thể khoẻ mạnh hơn, trong chế độ dinh dưỡng cần hạn chế lượng chất béo như dầu mỡ và đạm động vật từ thịt cá, thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh và uống đủ nước, giúp cơ thể ở trạng thái cân bằng hơn.

6.2 Thường xuyên kiểm tra đại tràng

Đây chính là cách nhanh chóng nhất để phòng ngừa bệnh và điều trị kịp thời nếu không may bị chẩn đoán mắc bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm giúp rút ngắn thời gian lành bệnh và giảm sự đau đớn, suy nhược về thể chất lẫn tinh thần.

6. 3 Vận động thể chất

Bên cạnh việc kiểm tra đại tràng định kỳ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc có một chế độ tập luyện phù hợp là vô cùng cần thiết. việc tập luyện giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, giải phóng cơ thể và hạn chế xuất hiện tình trạng táo bón, một trong những nguyên nhân gián tiếp đẩy nhanh quá trình ung thư đại tràng.

Hy vọng thông qua bài viết này, mỗi người đều có thể trang bị cho mình những thông tin hữu ích về ung thư đại tràng, hiểu được nguyên nhân gây bệnh đồng thời nhận diện được các triệu chứng ung thư từ giai đoạn sớm để chủ phòng ngừa hiệu quả và chăm sóc đúng cách. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage của tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán y khoa hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 7 lưu ý để bệnh mau khỏi?

    Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế…

    16 Th9, 2024
    635

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm trợt hang vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 Lưu ý

    Những người bị viêm trợt hang vị dạ dày cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để tình trạng bệnh được…

    19 Th11, 2024
    18

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    408

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    254

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám