1.9K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống (L1 đến L5) phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch gây đau nhức vùng thắt lưng – hông, hạn chế vận động.
Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi nhưng gần đây tỷ lệ bệnh ở người trẻ cũng đang tăng “vọt”. Vậy nguyên nhân do đâu? Phòng bệnh như thế nào? Tham khảo bài viết của chuyên gia cơ xương khớp MEDIPLUS dưới đây!
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Thống kê cho thấy, có đến 85,5% trường hợp ở độ tuổi 45-64 biểu hiện gai xương ở cột sống thắt lưng. Những đặc điểm thoái hóa có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi không có tiền sử chấn thương.
Ở Hoa Kỳ, có 3% người trong độ tuổi 20-29 và 80% người trên 40 tuổi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng. Chính vì thế, thoái hóa cột sống thắt lưng là một vấn đề y tế công cộng, xã hội, kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến dân số toàn cầu.
Thoái hóa cột sống thắt lưng đang càng trở nên phổ biến ngay cả ở người trẻ.
Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt – Giám đốc chuyên môn MEDIPLUS cho biết, xương cột sống bị thoái hóa chủ yếu là do quá trình lão hóa và tình trạng tổn thương lặp lại tại chỗ. Do đó những đối tượng sau thường có khả năng mắc cao hơn:
Quá trình lão hóa tự nhiên
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuổi càng cao, chức năng và cấu trúc hệ xương khớp ngày càng giảm, nguy cơ thoái hóa ngày càng cao.
Vận động sai tư thế
Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc tính chất công việc phải thường xuyên mang vác nặng cũng gây áp lực lớn lên phần cột sống thắt lưng. Lâu dần phần sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, đĩa đệm giảm tính đàn hồi và dây chằng quanh khớp bị xơ cứng.
Thừa cân, béo phì
Béo phì có liên quan chặt chẽ đến những thay đổi sinh học làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống, gây các bệnh lý thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống, giảm chiều cao đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, phì đại đĩa đệm…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn đáng kể ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thừa cân khi BMI dao động từ 23-24,9 và béo phì là >=25kg/m2 (đối với người châu Á).
Giới tính
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng khác nhau ở nam và nữ. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng bệnh lý này phổ biến hơn ở nữ giới. Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng càng cao, nguyên nhân có thể là do sự vôi hóa và thay đổi hormon sinh dục.
Ngoài ra, chấn thương, dị tật bẩm sinh hoặc di truyền cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoái hóa cột sống.
Bác sĩ Việt cho biết thêm, hầu hết bệnh nhân đều trải qua các cơn đau nhức mạn tính trong một khoảng thời gian dài, dù có những lúc không biểu hiện triệu chứng nào. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm:
Bệnh thoái hóa cột sống tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng và lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nếu như không được phát hiện, điều trị và kiểm soát kịp thời, chặt chẽ. Một số biến chứng phổ biến như:
Gai cột sống
Trong quá trình thoái hóa, sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn, cơ thể sẽ tự sửa chữa bằng cách lắng đọng và tích tụ canxi dần ở các khớp, hình thành nên các gai xương. Gai cột sống sẽ làm cho cột sống bị biến dạng, vận động khớp khó khăn, gây ra tổn thương mô mềm và dây thần kinh lân cận.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra qua một điểm yếu ở vỏ ngoài, do đó có thể chèn ép vào các rễ thần kinh và tủy sống. Khi đó bệnh nhân sẽ xuất hiện đau cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa ở một hoặc cả hai bên. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
Hình ảnh đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh gây đau nhức.
Chèn ép rễ thần kinh
Một trong những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra là đĩa đệm thoát vị hoặc gai xương chèn ép vào rễ thần kinh, dẫn đến tê bì hoặc đau nhức lưng và chi dưới, gây liệt dây thần kinh tọa, hội chứng đuôi ngựa, nặng hơn có thể liệt vĩnh viễn, hậu quả là tàn phế.
Một số biến chứng khác
Một số biến chứng nghiêm trọng khác người bệnh có thể gặp như: vẹo cột sống ảnh hưởng đến tư thế dáng đi hay suy nhược mãn tính do hạn chế các hoạt động hàng ngày dẫn đến lo âu, mất ngủ…
Bệnh thoái hóa cột sống có di truyền không?
Có một số ý kiến cho rằng, bệnh thoái hóa cột sống có tính chất di truyền. Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa cột sống, thì khả năng mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp mắc bệnh này mà không có yếu tố nguy cơ gia đình nào. Sự hiện diện của một số gen có thể liên quan đến con đường gây viêm và đẩy nhanh hơn sự tiến triển của thoái hóa cột sống hoặc làm tăng nguy cơ phá vỡ lớp sụn khớp cột sống ở người trẻ tuổi.
Khi một người than phiền về vấn đề tại cột sống và liên quan, bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán bệnh nhân dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp. Các bước có thể được thực hiện như sau:
Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Đầu tiên, Bác sĩ sẽ khai thác đầy đủ thông tin từ bệnh nhân về: cường độ, thời gian, vị trí… của triệu chứng, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng ra sao, đã can thiệp gì trước đây và tiền sử gia đình đã có ai mắc bệnh chưa… Sau đó, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng cụ thể:
Nghiệm pháp Lasegue khám lân sàng hội chứng thắt lưng
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện sớm thoái hóa cột sống
Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách chỉ định thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như:
Chụp x quang chẩn đoán các vấn đề cột sống thắt lưng một cách chính xác hơn.
Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể được chỉ định tùy thuộc vào nhận định lâm sàng của bác sĩ với tình trạng bệnh nhân như xét nghiệm điện cơ để đánh giá dẫn truyền thần kinh, hay xét nghiệm máu hoặc chọc dịch tủy sống để loại trừ một số vấn đề như lao cột sống, nhiễm trùng, bệnh lý cơ…
Mục tiêu điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Do đó, để đạt hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tốt nhất, việc phối hợp nhiều biện pháp là rất cần thiết.
Các phương pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Biện pháp điều trị bằng thuốc nhằm kiểm soát cơn đau, sưng phù nề do thoái hóa gây ra, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một số thuốc thường được chỉ định bao gồm:
*Lưu ý: Người bệnh cần sử dụng thuốc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ tránh các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tập các bài vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là liệu pháp cần thiết trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống. Các bài tập tăng cơ lực quanh khớp, bài tập kéo giãn cột sống… nên được thực hiện thường xuyên đều đặn để đem lại hiệu quả nhanh chóng, cải thiện chức năng cột sống, chậm quá trình thoái hóa. Một số bài tập vật lý trị liệu người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến các chuyên gia để lựa chọn các bài tập vật lý trị liệu phù hợp, tránh tập sai làm cho bệnh nặng thêm.
Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng khá tốt.
Một số phương pháp khác hỗ trợ khác
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu, bác sĩ có thể cân nhắc phối hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ khác như tiêm nội khớp (corticoid, tế bào gốc…) kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (TENS), châm cứu…
Phẫu thuật thường là phương pháp được chỉ định sau cùng khi người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị ở trên. Các trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cột sống như:
Các phương pháp phẫu thuật như cắt cung sau, cắt bỏ đĩa đệm thoát vị, giải phóng lỗ liên hợp, cố định cột sống… sẽ được bác sĩ cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh phác đồ điều trị tại bệnh viện, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp tại nhà để cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày, giảm nhanh các cơn đau lưng do bệnh lý gây ra:
Lão hóa là hệ quả tất yếu theo thời gian của cơ thể con người nên không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm, tăng hiệu quả điều trị và giảm phát sinh các biến chứng nguy hiểm:
Khi vận động hoặc mang vác vật năng cần chú ý tư thế tránh gây tổn thương cột sống.
Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh xương khớp gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến vận động. Hãy chủ động thăm khám sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ để bảo vệ hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
Liên hệ Hotline: 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới Fanpage Facebook Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được tư vấn và đặt lịch thăm khám với các chuyên gia hàng đầu.
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Đau thắt lưng và cột sống cổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Yoga là…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…
Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…
Đau khớp gối là một bệnh lý về xương và nó có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có biểu hiện…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.