Bệnh gút có ăn được mì tôm không? [HỎI ĐÁP]

Cập nhật 10/05/2023

3.8K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Chế độ ăn uống của người bệnh gút là vấn đề rất được quan tâm vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tiến triển của bệnh. Do đó, khi bổ sung bất cứ một loại thực phẩm nào cũng khiến bệnh nhân gút lo lắng, trăn trở không. Không nằm ngoài mối bận tâm đó, bệnh gút có ăn được mì tôm không cũng là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Cùng theo dõi chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Mì tôm, thành phần dưỡng chất có trong mì tôm

Mì tôm (hay còn gọi là mì gói, mì ăn liền) là loại thức ăn nhanh phổ biến của nhiều người Việt. Đây là thực phẩm chế biến sẵn có thể được bán theo gói, tô hoặc ly. Thành phần chính của mì tôm thường là tinh bột, bột mì, muối hoặc nước sốt chứa natri carbonat. Bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa hoặc siêu thị.

Kể từ khi ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, quy trình sản xuất mì tôm ít nhiều vẫn được giữ nguyên và chưa có sự thay đổi đáng kể. Tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn lại với nhau, trải qua quá trình cán bột và cắt thành từng sợi mì. Mì sẽ được hấp, sấy khô, chiên khử nước, làm nguội và đóng gói riêng lẻ thành từng dạng.

Mì ăn liền là món ăn tiện lợi được nhiều người yêu thích

Mì ăn liền là món ăn tiện lợi được nhiều người yêu thích

Tùy vào từng loại mì và hương vị của nhà sản xuất, thành phần sẽ có sự thay đổi ít nhiều. Theo ước tính, trong khoảng 100 gram mì tôm sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

Thành phần Hàm lượng
Lượng calo 385 kcal
Chất béo 14,5 gam
Carbohydrate 55,7 gam
Chất xơ 2,0 gam
Chất đạm 7,9 gam
Natri 786 miligam
Niacin 4,6 miligam
Chất béo bão hòa 6,5 gam
Thiamine 0,6 miligam
Riboflavin 0,4 miligam

Mì tôm vốn đã là món ăn quen thuộc, thậm chí là món khoái khẩu của nhiều người nhờ sự tiện lợi, chế biến nhanh, hương vị thơm ngon và no lâu. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều mì tôm trong thời gian dài có thể dẫn đến vô số các vấn đề về sức khỏe như:

  • Giảm đào thải acid uric qua nước tiểu: Lượng muối cao trong mì tôm khiến thận phải làm việc quá sức để đào thải. Về lâu dài có thể gây suy giảm chức năng thận. Từ đó, quá trình đào thải acid uric cũng trở nên khó khăn hơn.
  • Gia tăng phản ứng viêm: Các thành phần như muối, chất tạo ngọt, chất bảo quản trong mì tôm có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
  • Tăng cân: Trong mì tôm thường chứa khoảng 60% bột mì và 40% chất béo không lành mạnh. Đây là nguyên nhân chính gây tăng cân, béo phì và làm nghiêm trọng hơn các bệnh lý mãn tính khác.
  • Loãng xương: Hàm lượng phosphate cao là yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Trong thành phần của mì tôm không có các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, canxi,…Do đó, nếu ăn quá nhiều mì tôm, cơ thể có thể bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng quan trọng.
Ăn nhiều mì tôm có thể gặp các vấn đề về sức khỏe

Ăn nhiều mì tôm có thể gặp các vấn đề về sức khỏe

Người bệnh gout ăn mì tôm có được không?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng của bệnh gút. Việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh trong thời gian dài có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân gút sẽ băn khoăn rằng, liệu bệnh gút có ăn được mì tôm không, ăn nhiều có gây ảnh hưởng hay khiến bệnh gout trầm trọng hơn?

Mặc dù mì tôm được xếp vào nhóm thực phẩm tiện lợi, thế nhưng, giá trị dinh dưỡng của mì tôm không được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao cho sức khỏe của người bệnh gút. Do đó, bệnh nhân gút không nên ăn hoặc hạn chế ăn quá nhiều vì những tác hại tới sức khỏe, đặc biệt là người bị gút:

Nhiều dầu mỡ

Mì tôm được sản xuất bằng công nghệ chiên qua dầu. Do đó, các sợi mì sẽ chứa rất nhiều dầu mỡ và vô số chất béo không lành mạnh. Những chất này có thể khiến bệnh nhân gút đối mặt với các nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Ngoài ra, dầu mỡ chứa nhiều cholesterol làm tăng mỡ máu, huyết áp, tăng cân.

Mì tôm chứa hàm lượng dầu mỡ cao không tốt cho sức khỏe

Mì tôm chứa hàm lượng dầu mỡ cao không tốt cho sức khỏe

Quá nhiều carbohydrate

Lượng carbohydrate (tinh bột) trong mì tôm cao hơn hẳn so với các thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, nếu không được chế biến kèm với các loại thực phẩm khác chứa nhiều chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây,… cơ thể rất dễ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng, đồng thời, tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch.

Không đầy đủ chất dinh dưỡng

Như đã nói ở trên, thành phần chính của mì tôm là tinh bột và dầu mỡ, các chất dinh dưỡng hầu như chiếm tỷ lệ rất thấp hoặc không có. Do vậy, người bệnh gút rất có thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu thường xuyên ăn mì tôm, nhất là khi chế độ ăn uống của bệnh nhân này vốn đã rất kiêng khem. Người bệnh có thể thay thế mì tôm bằng mỳ gạo, miến,…để đổi khẩu vị cũng như cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nên ăn kèm mì tôm với các nguyên liệu khác để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng

Nên ăn kèm mì tôm với các nguyên liệu khác để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng

Ảnh hưởng trực tiếp đến thận

Hàm lượng muối cao trong gia vị lẫn mì tôm khiến thận phải làm việc quá sức, lâu dần dẫn đến suy giảm chức năng thận. Điều này khiến quá trình đào thải acid uric trở nên khó khăn. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao do không thể chuyển hoá và đào thải, ngưng đọng lại gây tắc mạch máu.

Gây nóng trong người

Mì ăn liền được sản xuất bằng công nghệ sấy khô và chiên dầu ở nhiệt độ cao. Do đó, ăn mì tôm thường xuyên có thể gây nóng trong người, nổi mụn nhọt và mẩn đỏ. Tình trạng này rất không tốt cho sức khỏe của người bệnh gút.

Ăn nhiều mì tôm có thể gây nóng nhệt trong người

Ăn nhiều mì tôm có thể gây nóng nhệt trong người

Rối loạn chức năng dạ dày

Ăn mì tôm thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, đặc trưng bởi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày,… Nguyên nhân là do trong mì tôm có chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia. Các thành phần này không những gây áp lực cho dạ dày mà còn khiến bạn mất cân bằng vị giác, biếng ăn, ăn không ngon,…

Lão hóa sớm

Thông thường, trong thành phần của mì ăn liền sẽ có chứa chất chống oxy hóa để làm chậm quá trình oxy hóa và kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Việc dung nạp quá nhiều chất chống oxy hóa trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ nội tiết. Điều này khiến bệnh nhân gút phải đối mặt với nguy cơ lão hóa sớm.

Thường xuyên dung nạp chất chống oxy hóa trong mì tôm khiến cơ thể lão hóa sớm

Thường xuyên dung nạp chất chống oxy hóa trong mì tôm khiến cơ thể lão hóa sớm

Béo phì và các bệnh lý liên quan

Ăn quá nhiều mì tôm khiến cơ thể nạp một lượng lớn carbohydrate và chất béo vượt giới hạn cho phép dẫn đến tình trạng béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như đái tháo đường, tim mạch, cholesterol cao,…

Tăng nguy cơ ung thư

Mì tôm gây áp lực lên hệ tiêu hóa và làm cản trở tuyến tụy giải phóng insulin giúp giảm nồng độ đường huyết trong máu. Đặc biệt, trong mì tôm còn chứa các chất bảo quản như butylated hydroxyanisole và tetra-butylhydroquinone. Nếu cơ thể tiếp xúc với các chất này thường xuyên sẽ có nguy cơ cao phát triển thành ung thư.

Chất bảo quản trong mì tôm có nguy cơ gây ung thư

Chất bảo quản trong mì tôm có nguy cơ gây ung thư

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc “Bệnh gút có ăn được mì tôm không”. Người bệnh gút cần chủ động xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, tránh ăn các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như mì ăn liền, khoai tây chiên,… để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, nếu còn vấn đề gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    641

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Các phương pháp đo mật độ xương và những ai nên thực hiện

    Bệnh loãng xương là tình trạng phổ biến thường xảy ra với những người cao tuổi và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh,.. Điều…

    22 Th2, 2024
    560

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng ngừa

    Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh loãng xương là một…

    30 Th1, 2024
    591

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống: 9 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Cong vẹo cột sống là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tình trạng…

    27 Th11, 2024
    98

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám