Hình ảnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn phát triển

Cập nhật 09/05/2023

9.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Ung thư đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 thế giới (chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan). Là một dạng bệnh gây tỷ lệ tử vong lớn nhưng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm với liều trình đúng kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao (khoảng 90%). Vậy làm thế nào để phát hiện sớm mắc ung thư đại tràng? Hãy cùng theo dõi qua bài viết kèm các hình ảnh hình ảnh ung thư đại tràng tiến triển qua các giai đoạn.

Hình ảnh ung thư đại tràng

Hình ảnh ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng – Bệnh tiêu hóa nguy hiểm

Ung thư đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa bắt nguồn từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (phần nối giữa đại tràng và hậu môn), các tế bào ung thư sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong đại tràng và gây tổn thương lan rộng cho đại tràng và các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến ở cả nam và nữ.

Theo các kết quả y học cho thấy, bệnh thường được hình thành từ các tế bào niêm mạc bên trong đại tràng, phần lớn do sự phát triển polyp (khối u lồi) trong đại tràng.

  • Polyp tuyến (u tuyến): Đây là dạng  tiền ung thư, nếu không được phát hiện và loại bỏ sớm thì có khả năng phát triển thành ung thư đại tràng. Polyp u tuyến càng lớn thì nguy cơ phát triển thành ung thư càng cao.
  • Polyp tăng sản: Loại polyp này có kích thước nhỏ (dưới 5mm) và thường không có nguy cơ tiến triển thành u ác tính (ung thư). Vị trí thường ở cuối trực tràng hoặc đại tràng sigma.

>>> Xem thêm: Polyp đại tràng là gì? Có nguy hiểm không

Hình ảnh polyp đại tràng kích thước lớn có nguy cơ phát triển ung thư

Hình ảnh polyp đại tràng kích thước lớn có nguy cơ phát triển ung thư

Các giai đoạn tiến triển của ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng thường tiến triển âm thầm qua bốn giai đoạn, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa thành công chiếm tỉ lệ càng cao. Ở những giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác hoặc bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, việc điều trị thường không mang lại kết quả tích cực.

Có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng có thể kể đến như: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia, lười vận động, hút nhiều thuốc lá, người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư đại tràng, tiền sử bệnh lý của người bệnh (người có polyp tuyến có kích thước lớn, người bị loét đại tràng, bệnh Crohn,…) trong gia đình có cha mẹ hay anh chị em có tiền sử mắc ung thư đại tràng, nguy cơ mắc ung thư cao hơn.

Nhận biết sớm bệnh lý thông qua các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biểu hiện cảnh báo ung thư đại tràng người bệnh cần lưu ý bao gồm:

  • Đại tiểu tiện ra máu hoặc đàm nhớt trong phân thay đổi về tính chất và hình dạng phân (ví dụ như phân dẹt hơn, thấy có mùi tanh bất thường,…)
  • Tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc cảm giác đại tiện không sạch
  • Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên do và hay bị nôn ói
  • Đau bụng, khó chịu vùng bụng dưới hay có xuất hiện khối u ở vùng bụng.
Đau bụng là dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư đại tràng

Đau quặn bụng có thể là dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư đại tràng

Biến chứng do ung thư đại tràng không điều trị sớm

Nếu không được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, ung thư đại tràng có thể chuyển sang các giai đoạn muộn và tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Tắc ruột: Đây là một trong những biến chứng hay gặp ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Có thể bị tắc ruột bán phần hoặc tắc ruột hoàn toàn, lúc này, bệnh nhân cần được phẫu thuật để tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
  • Thủng ruột: bệnh nhân có thể gặp biến chứng thủng ruột với vị trí gần hoặc xa khối u, lúc này các bác sĩ cần đưa ra phương án điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân dựa vào tình trạng bệnh và vị trí khối u đại trực tràng.

Các tế bào ung thư di căn đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc có thể di chuyển xa hơn đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể, gây nên ung thư thứ phát, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Khi bệnh đã tiến triển nặng thì việc chữa trị ung thư đại trực tràng thường không mang lại  hiệu quả tích cực.

Hình ảnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn

Ung thư đại trực tràng tiến triển qua 4 trải qua bốn giai đoạn dựa trên cấu trúc của của đại tràng và cách thức mà các tế bào ung thư lan từ đại tràng qua hạch bạch huyết đến các cơ quan bộ phận khác. Hình ảnh ung thư đại trực tràng qua các giai đoạn tiến triển được miêu tả cụ thể:

Hình ảnh ở giai đoạn 1

Ban đầu, các tế bào bất thường sẽ được phát hiện ở lớp niêm mạc thành đại tràng (đây là lớp trong cùng), các tế bào này có thể phát triển thành tế bào ung thư và phát triển sang các mô bình thường kế cạnh.

Khi các tế bào bất thường đã phát triển thành tế bào ung thư ở lớp niêm mạc của thành đại tràng, và sau đó lan đến lớp dưới niêm mạc (lớp kế tiếp), hoặc phát triển đến thành lớp cơ (kế tiếp lớp dưới niêm mạc) của thành đại tràng.

ung-thu-dai-trang-gd1

Hình ảnh ung thư đại tràng giai đoạn 1

Ung thư giai đoạn 2

Giai đoạn hai được chia nhỏ thành ba giai đoạn tiến triển của bệnh 2A, 2B, 2C:

  • Giai đoạn 2A: Ở giai đoạn này, ung thư đã phát triển xuyên qua lớp cơ, phát triển vào đến lớp thanh mạc của thành đại tràng. Các tế bào ung thư vẫn chỉ nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng, chưa lan vào các mô và hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn 2B: Các tế bào ung thư đã phát triển xuyên qua lớp thanh mạc (là lớp ngoài cùng của thành đại tràng) và xuyên đến lớp phúc mạc tạng (là lớp màng bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng).
  • Giai đoạn 2C: Các tế bào ung thư đã phát triển xuyên qua lớp ngoài cùng của thành đại tràng và vào đến các cơ quan, cấu trúc lân cận. Tuy nhiên, các tế bào ung thư chưa xâm nhập  đến các hạch bạch huyết gần đó.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 cũng được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 cũng được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 phát triển qua lớp thanh mạc thành đại tràng

Ung thư đại tràng giai đoạn 2 phát triển qua lớp thanh mạc thành đại tràng

Tiến triển giai đoạn 3

Giai đoạn này cũng chia thành ba giai đoạn tiến triển 3A, 3B, 3C:

  • Giai đoạn 3A: Các tế bào ung thư đã lan rộng qua lớp cơ của thành đại tràng và xâm lấn sang cả một vài hạch bạch huyết kế cận, tuy nhiên tế bào ung thư chưa lan đến các hạch hoặc cơ quan xa.
  • Giai đoạn 3B: Các tế bào ung thư lan xuyên qua lớp cơ của thành đại trực tràng  đến lớp thanh mạc và có thể xuyên  đến lớp phúc mạc tạng (lớp màng bảo vệ các cơ quan), hoặc xâm lấn đến các cơ quan, cấu trúc xung quanh và tìm thấy trong 1-3 hạch bạch huyết kế cận. Trong một số trường hợp, các tế bào ung thư vẫn chưa xâm nhập qua lớp ngoài thành đại tràng nhưng đã di căn sang một số hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 3C: Các tế bào ung thư trong giai đoạn này đã xuyên qua lớp cơ, đến lớp phúc mạc tạng và có thể lan đến một số cơ quan, bộ phận xung quanh; thậm chí là đến các hạch bạch huyết kế cận hay các mô xung quanh hạch bạch huyết.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 bắt đầu lan qua các lớp cơ thành đại tràng

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 bắt đầu lan qua các lớp cơ thành đại tràng

Tế bào ung thư có thể xâm lấn các cơ quan kế cận ở giai đoạn 3

Tế bào ung thư có thể xâm lấn các cơ quan kế cận ở giai đoạn 3

Ung thư giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể và theo hạch bạch huyết lan xa đến nhiều vùng, cơ quan cách xa đại tràng như gan, phổi,… Đây là giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, hiệu quả điều trị ở giai đoạn này cũng không cao.

Ung thư đại trạng giai đoạn cuối tiến triển nặng và di căn nhiều chỗ

Ung thư đại trạng giai đoạn cuối tiến triển nặng và di căn nhiều chỗ

Hình ảnh ung thư đại tràng qua 4 giai đoạn và di căn sang bộ phận khác

Hình ảnh ung thư đại tràng qua 4 giai đoạn và di căn sang bộ phận khác

Việc phát hiện sớm rất quan trọng trong vấn đề điều trị ung thư đại tràng. Người bệnh càng phát hiện sớm càng có cơ hội khả năng chữa khỏi cao (khoảng 80-90%). Giai đoạn 1 có tỉ lệ sống sót 5 năm cao nhất trong các giai đoạn tiến triển của bệnh (87-92%), tuy nhiên tỷ lệ này sẽ giảm dần khi bệnh ngày càng trở nặng và diễn biến nguy hiểm hơn ở các giai đoạn sau.

Chẩn đoán và điều trị sớm ung thư đại tràng

Khi xuất hiện một trong số những dấu hiệu cảnh bảo ung thư đại tràng kể trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp.

Dựa vào các thông tin đã khai thác ở người bệnh, khi có nghi ngờ về triệu chứng bệnh ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác, hiệu quả hơn:

  • Siêu âm ổ bụng: Việc siêu âm ổ bụng giúp phát hiện một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng như thành đại tràng dày lên, tắc ruột… Tuy nhiên không quan sát được khối u vì khối u nằm tận trong khung đại tràng.
  • Chụp CT cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát được các đặc điểm về hình dạng, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u ác tính thông qua hình ảnh chụp chiếu mà không cần can thiệp, đồng thời có thể xem mức độ di căn của ung thư đến các bộ phận khác  trong cơ thể.
  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật này giúp các bác sĩ quan sát về hình thái, đặc điểm trong lòng đại tràng để phát hiện các bất thường như polyp đại tràng, vùng mô bất thường hoặc ung thư đang phát triển. Thông qua Qua nội soi nếu phát hiện có polyp bác sĩ có thể xử lý nhanh chóng.
  • Sinh thiết: Việc sinh thiết lấy các mẫu mô hoặc tế bào bất thường để  quan sát dưới kính hiển vi xem có tế bào  ác tính đang phát triển không.

Chẩn đoán phát hiện điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Nội soi đại tràng tầm soát, phát hiện và điều trị ung thư sớm ung thư

Nội soi đại tràng tầm soát, phát hiện và điều trị ung thư sớm ung thư

Ở giai đoạn đầu, phẫu thuật là phương pháp điều trị cần thiết để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể người bệnh. Khi khối u đã lan đến các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật kết hợp phương pháp hóa trị,  xạ trị, hoặc có thể bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp miễn dịch (sử dụng hệ thống miễn dịch của người để chống lại ung thư) và điều trị đích (sử dụng thuốc để nhắm và tiêu diệt các tế bào ung thư mang các đặc tính cụ thể).

Bởi vậy, người bệnh cần chú ý khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và tầm soát ung thư sớm nhất có thể. Đồng thời, xây dựng một lối sống khỏe mạnh cũng được bác sĩ khuyến cáo đối với những người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư đại tràng, cụ thể:

  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu, bia, đồ uống có ga, cồn
  • Duy trì cân nặng cần được duy trì hợp lý, ngăn ngừa  thừa cân, béo phì
  • Tập thể dục đều đặn 2-3 lần/ tuần
  • Chế độ ăn uống đủ chất, nên ăn nhiều chất xơ và cung cấp lượng protein hợp lý để tốt cho hệ tiêu hóa cơ thể

Hy vọng thông qua những chia sẻ cũng như hình ảnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn người bệnh nhận biết rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh để có cách phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc đang gặp phải các vấn đề bệnh lý, khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS.

*Bài viết mang tính chia sẻ tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

4/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    226

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    38

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    537

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

    Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để mau khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nóng rát…

    12 Th10, 2024
    279

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám