Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng là đang bị bệnh gì?

Cập nhật 10/05/2023

9.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, nên dễ bị các loại vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết con có vấn đề sức khỏe gì không, đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải bệnh lý gì? Hãy theo dõi giải đáp của chuyên gia MEDIPLUS qua bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Nhịp thở bình thường ở trẻ nhỏ như thế nào?

Hệ thống hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, cơ thể bé phải học cách sử dụng phổi và các cơ quan hô hấp để kích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Trẻ chủ yếu thở bằng mũi, và đường thở của trẻ đang còn rất nhỏ, nên quá trình hô hấp của trẻ cũng khó khăn hơn người bình thường.

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ khiến nhiều phụ huynh lo lắng 

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Nghiên cứu cho thấy, bình thường nhịp thở của trẻ sơ sinh trong khoảng 30 đến 60 lần mỗi phút. Khi ngủ, nhịp thở này có thể giảm xuống còn 30 đến 40 lần mỗi phút. Cho đến 6 tháng tuổi thì nhịp thở của trẻ ổn định hơn, trẻ thở khoảng 25 đến 40 lần mỗi phút. Trong khi đó, một người trưởng thành hít thở khoảng 12 đến 20 lần mỗi phút.

Trẻ sơ sinh cũng có thể thở nhanh, sau đó tạm dừng khoảng 5 giây và tối đa 10 giây mỗi lần, và lại bắt đầu chu kỳ thở mới.

Để kiểm tra nhịp thở của bé, bố mẹ có thể thực hiện các cách sau:

  • Lắng nghe: Đặt tai gần miệng và mũi của bé để lắng nghe âm thanh hơi thở, ngoài ra phương pháp này có thể phát hiện kịp thời trẻ sơ sinh thở bất thường như khò khè,…
  • Cảm nhận: Áp má vào miệng và mũi của bé để cảm nhận được hơi thở lên da.
  • Quan sát : Theo dõi chuyển động lên xuống ngực của bé để đánh giá nhịp thở yếu hay mạnh.

Nếu nhịp thở của con có dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác căn nguyên và đưa ra hướng điều trị sớm.

Bố mẹ kiểm tra nhịp thở của bé bằng cách quan sát chuyển động của thành ngực 

Bố mẹ kiểm tra nhịp thở của bé bằng cách quan sát chuyển động của thành ngực

Trẻ thở mạnh phập phồng khi ngủ là bị gì?

Trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là tình trạng phổ biến, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến:

  • Hệ miễn dịch: Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu. Trẻ rất dễ dị ứng với các dị nguyên bên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,… Các tác nhân này tấn công hệ hô hấp của trẻ, gây ra tình trạng thở nhanh và mạnh khi ngủ. Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, nhiều dị nguyên và vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên.
  • Hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện: Đường thở của trẻ sơ sinh rất nhỏ, trẻ thở chủ yếu bằng mũi, nên quá trình trao đổi khí gặp nhiều khó khăn hơn người trưởng thành. Bên cạnh đó trẻ cũng chưa tự điều khiển được nhịp thở khiến cho trẻ thở mạnh.
  • Dị ứng thời tiết: Sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu, trẻ nhạy cảm với với các yếu tố thời tiết như thay đổi thời tiết đột ngột, trời trở lạnh,… cũng có thể gây biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh phập phồng bụng.
  • Một số bệnh lý: Ngoài các yếu tố trên, một số bệnh lý về đường hô hấp như: viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm quế quản cấp,… cũng có thể là nguyên nhân gây triệu chứng này. Trẻ thường kèm theo một số triệu chứng điển hình khác là ngủ li bì, da môi tím tái, cơ thể mệt mỏi,…

>>> Mẹ cần biết:

Biểu hiện nhận biết bé thở mạnh khi ngủ?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ là hiện tượng sinh lý phổ biến. Như vậy, tình trạng bé thở ra tiếng, nhịp thở gấp gáp, nặng nề, bụng phập phồng,… cũng là những dấu hiệu hô hấp bình thường nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Để phát hiện trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ có phải là dấu hiệu bệnh lý hay không phải dựa vào âm thanh phát ra từ mũi hay vòm họng của trẻ, cũng như hoạt động ăn, ngủ, vui chơi hằng ngày. Nếu trẻ thở mạnh và nhanh thì đây có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ được xem là thở nhanh và mạnh khi:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở của trẻ khoảng 60 lần trở lên/phút
  • Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi: Nhịp thở của trẻ khoảng 50 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 đến 5 tuổi: Nhịp thở của trẻ khoảng 40  lần/phút.

Như vậy, bố mẹ có thể kiểm tra bé có thở nhanh hay không bằng cách đếm nhịp thở. Một nhịp thở được tính từ khi bé hít vào và thở ra. Bố mẹ dùng đồng hồ có kim giây, đếm nhịp thở trong vòng 1 phút. Để tăng độ chính xác nên đếm 2-3 lần rồi đối chiếu các kết quả với nhau, nếu các kết quả tương đương nhau thì kết quả đo là chính xác.

Trong quá trình kiểm tra nhịp thở của bé, bố mẹ lưu ý không đếm nhịp thở vào lúc trẻ đang quấy khóc mà nên thực hiện khi trẻ nằm yên hoặc đã ngủ. Tuyệt đối không đếm trong khoảng 15 giây sau đó nhân lên 1 phút vì quá trình thở của trẻ không đều đặn.

Kiểm tra nhịp thở của bé khi nằm yên hoặc khi đang ngủ sẽ chính xác hơn

Kiểm tra nhịp thở của bé khi nằm yên hoặc khi đang ngủ sẽ chính xác hơn

Trong trường hợp bé thở mạnh kèm theo một số dấu hiệu bất thường dưới đây thì phụ huynh cần hết sức cẩn thận và đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

  • Trẻ ngủ li bì, khó để đánh thức bé dậy
  • Trẻ bỗng nhiên bỏ bú hoặc bú rất ít so với thường ngày
  • Trẻ sốt cao (trên 38oC) hoặc sốt liên tục
  • Trẻ tím tái, nhất là vùng môi và mặt, cơ ngực phập phồng, rút lõm theo từng hơi thở.
  • Khoảng tạm dừng thở giữa các nhịp trên 10 giây.
  • Trẻ thở khò khè: nếu có dấu hiệu này, trẻ có nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp như viêm tiểu quế quản, viêm phổi,…

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất kém, nếu không được chữa trị kịp thời các triệu chứng này có thể tiến triển nhanh chóng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên, phụ huynh cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện và chữa trị sớm để bảo vệ sự phát triển toàn diện cho con.

Cha mẹ cần làm gì khi bé thở mạnh khi ngủ?

Trẻ sơ sinh thở mạnh là tình trạng sinh lý bình thường, nhưng khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Để cải thiện tình trạng này, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thay đổi tư thế ngủ: thao tác này giúp cho hệ hô hấp của bé hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến nghị cho bé nằm nghiêng để bé dễ ngủ và cải thiện tình trạng thở mạnh của các bé. Sau khi thay đổi tư thế ngủ, bố mẹ tiếp tục theo dõi nhịp thở của bé. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, bé có thể đang gặp vấn đề về đường hô hấp.

Vệ sinh mũi cho trẻ: Hệ hô hấp của trẻ còn kém nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, sinh ra các dịch nhờn gây nghẹt mũi. Lúc này, bố mẹ cần chú ý thông thoáng đường thở cho bé. Dùng nước muối sinh lý nhỏ 2 giọt vào mỗi bên mũi rồi lau khô, thực hiện 2-3 lần mỗi tuần, nếu mùa đông thì nên rửa mũi bằng nước muối  đã được làm ấm. Ngoài ra có thể kết hợp xông hơi để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần  cho  bé ngồi trong nhà tắm, xả nước nóng vào chậu để hơi nước lan khắp phòng.

Vệ sinh mũi giúp đường hô hấp của bé thông thoáng hơn

Vệ sinh mũi giúp đường hô hấp của bé thông thoáng hơn

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý và theo dõi các biểu hiện bất thường để thăm khám sớm và kịp thời điều trị. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 3366 để nhận được giải đáp sớm từ chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị của Bác sĩ!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám