2.3K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Khớp gối kêu lục cục là hiện tượng nhiều người gặp phải có thể do chấn thương, ngồi quá lâu, vận động nặng,… Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, gai khớp gối,… Để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh là gì, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn.
Khớp gối (hay khớp đầu gối) là phần nối giữa xương đùi và xương cẳng chân, được tạo bởi xương bánh chè. Khớp đầu gối di chuyển được nhờ có gân nối xương đầu gối với cơ chân, dây chằng nối với xương đầu gối giúp đầu gối có thể giữ thăng bằng. Bao hoạt dịch ở khớp gối như lớp đệm giữa các xương giúp đầu gối cử động dễ dàng.
Đây là vị trí có tần suất hoạt động liên tục và thường xuyên nên dễ bị tổn thương gây đau nhức khi vận động.
Khớp gối kêu lục cục khi cử động có thể do ổ khớp giảm tiết dịch, khớp bị khô là một trong những dấu hiệu cảnh báo chấn thương, thoái hóa khớp…. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo tình trạng đau nhức khó chịu, sưng, nóng, đỏ và khó vận động.
Khớp gối kêu lục cục có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, có thể do những thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến khớp gối bị sai lệch, hoặc nguyên nhân do chấn thương và tuổi tác cao (khiến sụn khớp dần bị lão hóa). Tuy nhiên, tình trạng này hay gặp ở những người lớn tuổi – có thể gặp từ sau tuổi 30 và phổ biến từ sau tuổi 40, hay gặp hơn ở phụ nữ sau sinh con.
Khớp gối là vị trí dễ bị tổn thương gây khó khăn trong việc di chuyển
Khi co duỗi, đi lại hay lên xuống cầu thang, người bệnh cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng kêu lục cục tại khớp gối thì không thể chủ quan, đó có thể là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp có thể mắc phải:
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Đây là tình trạng sụn khớp bị hư hại, bào mòn do lão hóa, viêm, chấn thương,… Việc bị hư hại, xơ hóa, mòn đi khiến sụn khớp không thể bao phủ hết các đầu xương ở khớp gối khiến chúng trực tiếp cọ xát với nhau khi dịch chuyển gây đau đớn và giảm khả năng vận động của người.
Sụn khớp càng bị bào mòn và hư hại nặng hơn, các đầu xương càng trở nên thô ráp do không có sụn bao bọc và bảo vệ, do đó khi chuyển động khớp xương va vào nhau gây tiếng kêu “lục cục”.
>>> Xem chi tiết: Thoái hóa khớp gối các cấp độ
Khớp gối kêu lục cục cũng cảnh báo dấu hiệu thoái hóa khớp
Khô dịch khớp gối là hiện tượng chất dịch bôi trơn đầu sụn của khớp bị giảm dần theo thời gian và làm khô khớp gối. Khi tình trạng khô dịch khớp gối còn nhẹ và giảm ít, bệnh chưa gây đau nhức nặng mà chỉ phát ra tiếng lục cục khi vận động.
Cho đến khi dịch khớp gối bị khô hoàn toàn và không còn khả năng bôi trơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, khó di chuyển khiến đầu gối phát ra tiếng lục cục.
Viêm khớp mạn tính là tình trạng các khớp, sụn, gân, dây chằng hay các mô bao quanh khớp bị thương tổn và khó có thể hồi phục. Viêm khớp mạn tính chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển chứ không chữa được dứt điểm.
Một trong những dạng viêm khớp mạn tính là viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh tự miễn nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh (màng hoạt dịch) gây viêm và sưng, đau khớp. Ngoài phần khớp bị đau nhức, sưng tấy thì khớp gối kêu lục cục khi vận động cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh.
Viêm khớp mạn tính gây tình trạng đau nhức, sưng đỏ
Sụn khớp bị thoái hóa dẫn đến đầu xương dưới sụn không được bảo vệ và mòn mỏng dần đi, từ đó kích thích sản sinh các tế bào xương mới. Sự sản sinh và gia tăng quá mức của các tế bào xương mới đã hình thành nên những gai xương nhỏ, mọc rải rác mặt các đầu xương khớp gối.
Tiếng khớp kêu lục cục cũng là một trong những dấu hiệu của gai khớp gối do khi đầu gối chuyển động, các gai xương trên bề mặt đầu xương cọ vào nhau tạo nên tiếng kêu. Người bị gai khớp gối còn có triệu chứng đau nhức và giảm khả năng vận động nguyên do gai xương có thể đè lên dây thần kinh hoặc chạm vào dây chằng, các gân quanh khớp gối.
Loãng xương là tình trạng tế bào xương bị giảm mật độ khiến phần xương xốp. giòn, yếu và dễ gãy. Bệnh thường không gây đau nhức dữ dội như các bệnh lý xương khớp khác mà có thể đau âm ỉ, khi đi lại hay co duỗi khớp gối có thể phát ra âm thanh lục cục.
Bao hoạt dịch khớp gối viêm khiến dịch ở đây giảm chất lượng hoặc giảm lượng dịch, từ đó gây tăng lực ma sát và áp lực lên sụn khớp khi vận động. Khi lượng dịch khớp bị giảm sút sẽ gây đau nhức, tạo tiếng kêu “lục cục” khi di chuyển và hạn chế vận động.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối làm tăng ma sát và áp lực lên sụn
Nếu tình trạng khớp gối kêu lục cục kéo dài (trên 7 ngày) kèm theo đau nhức và vận động khó khăn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng xác định rõ căn nguyên gây bệnh.
Thông qua các triệu chứng điển hình mà người bệnh gặp phải kết hợp với việc thăm khám thực thể và hỏi bệnh, bác sĩ sẽ nắm được phần nào mức độ tổn thương hiện tại ở người bệnh.
Tuy nhiên để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh là gì thì cần phải làm thêm một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dưới đây:
Chụp cộng hưởng từ khớp gối chẩn đoán các vấn đề bệnh lý gặp phải
Để có phác đồ điều trị hợp lý, trước tiên, người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp bệnh nhân bị chấn thương hay có bệnh lý nặng ở khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất, cụ thể:
Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên khớp gối
Chườm lạnh giúp co mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu tới vùng bị viêm và góp phần giảm sưng, đỏ. Nhưng chườm nóng lại ngược lại, giúp làm giãn mạch máu, thúc đẩy máu lưu thông tới vùng khớp đau nhức và căng cứng. Do đó, chườm nóng, chườm lạnh đều làm giảm sưng viêm khớp gối hiệu quả. Đối với trường hợp chấn thương nên chườm lạnh để làm giảm tình trạng sưng đau của người bệnh.
Dùng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu như laser trị liệu, xoa nắn mô mềm, đi bộ nhẹ nhàng,… giúp phần khớp giảm đau, sưng, đồng thời tăng khả năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, khi áp dụng vật lý trị liệu thường sẽ phải điều trị kéo dài một vài tuần và triệu chứng khớp gối sẽ thuyên giảm từ từ, bởi vậy, cần đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên nhẫn.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho người bệnh bao gồm:
*Lưu ý: Không sử dụng thuốc hoặc mua thuốc tự điều trị khi chưa có chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh các tác dụng ảnh hưởng tới sức khỏe!
Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ khớp gối
Khớp gối kêu lục cục gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận động, chính vì thế chúng ta không được chủ quan mà cần có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa sớm:
Trên đây là những thông tin về tình trạng khớp gối kêu lục cục, nguyên nhân và cách chữa trị cũng như các biện pháp phòng ngừa. Hãy chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, có cách chữa trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần, giòn hoặc xốp xương thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Vẹo cột sống là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tập xà đơn chữa vẹo cột sống…
Phác đồ điều trị loãng xương là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân mắc bệnh loãng xương quan tâm. Tuy nhiên người bệnh cần…
Đo loãng xương bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc loãng xương quan tâm. Đo loãng xương là một xét nghiệm…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.