40.7K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không, có sợ nóng không là câu hỏi của nhiều người. Câu trả lời là mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mận. Nhất là khi mận có nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin C, PP, B, A… và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và nâng cao sức đề kháng của mẹ bầu. Cụ thể hơn hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tham khảo ngay!
Xem thêm:
Mận là loại quả phổ biến vào mùa hè, và có 2 loại là: mận bắc và mận nam (roi).
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mận được không?
Thành phần dinh dưỡng của quả mận bắc và nam khác nhau, nhưng đều có hàm lượng cao. Dưới đây là bảng thành phần của từng loại đã được nghiên cứu:
Bảng thành phần dưỡng của mận Bắc:
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g mận Nam:
Tóm lại mận là một loại quả mà mẹ bầu có thể ăn được trong giai đoạn mang thai và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bổ sung mận, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
Những chất dinh dưỡng của trái mận được liệt kê phần trên, đều tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Một số lợi ích dưới đây đã được các chuyên gia và bác sĩ khuyên khi mẹ bầu 3 tháng đầu.
Mận miền Bắc không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho bà bầu. Dưới đây là một số lợi ích của mận miền Bắc khi được thêm vào chế độ ăn uống của bà bầu:
Trong 100g mận bắc có chứa 94,1g nước bổ sung 1 lượng nước đầy đủ cho cơ thể mẹ bầu. Tình trạng mất nước khi mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến đau đầu, nhức đầu, chóng mặt và dẫn đến nguy hiểm như sinh non.
Vitamin A có trong trái mận hậu giúp mẹ bầu giảm tình trạng khô mắt, chăm sóc đôi mắt sáng khỏe. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu, mắt thường có xu hướng yếu, đặc biệt với những công việc văn phòng cần sử dụng máy tính thường xuyên. Ngoài Vitamin A còn có Vitamin nhóm B cũng giúp bảo vệ đôi mắt của mẹ bầu.
Trái mận miền bắc có chứa nhiều Vitamin, trong đó hàm lượng cao nhất là Vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và bảo vệ mẹ bầu trước sự xâm nhập vi khuẩn. Vitamin C còn làm đẹp da cho mẹ bầu, ngăn ngừa mụn, mờ sạm nám.
Trái mận bắc căng tròn và mọng nước, món ăn mà nhiều mẹ bầu ‘thèm’ trong mùa hè nóng
Với lượng sắt có sẵn trong quả mận và nhờ có vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong cơ thể. Mà sắt lại là thành phần thiết yếu để tạo ra hồng cầu, máu nuôi dưỡng cơ thể. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai được khuyến cáo, nhu cầu nguyên tố sắt mỗi ngày là 30-60 mg.
Vi chất nhiều nhất trong trái mận là Kali khoảng 157 mg, kali rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Kali giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa huyết áp cao, tình trạng hay gặp trong thai kỳ. Kali còn giảm đau nhức khi mang thai, nhờ tác dụng duy trì đàn hồi các cơ. Phụ nữ mang thai cần 2000 mg kali mỗi ngày, vậy ăn 10 trái mận có thể bổ sung lượng tương đương.
Trong thời gian ốm nghén, mẹ bầu thường thích ăn chua, nhờ vị chua giúp giảm tình trạng buồn nôn. Vị chua cũng kích thích vị giác, giúp phụ nữ mang thai ăn ngon miệng hơn, cảm giác thèm ăn tăng lên.
Mận bắc có vị chua giúp kích thích vị giác mẹ bầu
Ngoài những lợi ích giống mận miền bắc đem lại, thì mận miền nam lại có những tác dụng khác cũng cần thiết cho mẹ bầu.
Chất xơ có lợi cho tiêu hóa thức ăn và quả roi thì có chứa nhiều chất xơ, thích hợp cho người bị táo bón. Lý do, chất xơ làm mềm phân, tăng nhu động ruột và kích thích vi khuẩn có lợi.
Ngoài chất xơ, trong mận nam có chứa 15% Sorbitol, có tác dụng hút nước và nhuận tràng, cũng giảm tình trạng táo bón. Vì vậy ăn mận miền nam giúp giải quyết vấn đề đau đầu của mẹ bầu khi tình trạng táo bón kéo dài.
Mận miền nam hay còn gọi là mận điều đỏ, rất mọng nước và có vị ngọt mát nên có tác dụng thanh nhiệt, cung cấp nước, giảm tình trạng phù cho mẹ bầu.
Canxi rất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ và suốt quá trình mang thai. Canxi giúp hạn chế tình trạng loãng xương do sinh nở.
Mận miền nam hay có tên gọi thân thương là trái roi, bóng đỏ chắc chắn hấp dẫn nhiều mẹ bầu
Magie, phốt pho và kali giúp hình thành và phát triển xương và răng cho thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển cả hình thái và trí não. Thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển, nên mẹ bầu sẽ cần được chăm sóc chế độ ăn đủ chất và lượng.
Mận tốt là vậy nhưng không phải ăn nhiều cũng tốt, mà ngược lại có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Vậy ăn mận sao cho hợp lý và đúng cách, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia sau đây:
Mẹ bầu 3 tháng đầu khi muốn ăn mận bắc hay mận nam thì cũng đều cần lưu ý:
Một số món ăn hay được chế biến từ trái mận tươi ngon mẹ bầu 3 tháng có thể học hỏi như sau:
Ăn trực tiếp
Ô mai mận
Nước ép mận
Nước ép và sinh tố mận là món giải khát được nhiều mẹ bầu 3 tháng yêu thích
Sinh tố mận
Mứt mận
Để tránh những vấn đề sức khỏe, mẹ bầu cần biết những tác dụng phụ có thể gặp nếu ăn mận không đúng cách sau đây:
Ăn mận không đúng cách có thể mang đến một số tác dụng phụ
Mận cũng là loại trái cây theo mùa, thường vào mùa hè mới có, tầm khoảng tháng 4 đến hết tháng 7. Mẹ bầu chọn mua cũng cần lưu ý để đảm bảo mận ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm:
Tham quan và hái mận mỗi mùa mận chín đang được nhiều người lựa chọn trong dịp hè đến
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cả mận nam và mận bắc cho mẹ bầu, hy vọng đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, bạn có thế đến “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Hoặc liên hệ hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.
***Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…
Chuyên mục: Sản khoa
Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…
Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…
Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.