Trị đau khớp gối tại nhà an toàn hiệu quả

Cập nhật 31/05/2023

924

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau khớp gối là một triệu chứng rất hay gặp ở đối tượng trung niên, người già. Theo thống kê có 10% nam giới và 13% nữ giới từ 60 tuổi trở lên gặp tình trạng đau nhức khớp gối. Tình trạng đau kéo dài không được điều trị sẽ gây khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau nhanh chóng. Vậy cách trị đau khớp gối tại nhà như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng chuyên gia của MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Nguyên tắc trị đau khớp gối tại nhà

Đau khớp gối là hiện tượng phần xương sụn của khớp bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp hơn. Khi đó các đầu khớp sẽ cọ xát vào nhau khi vận động gây đau và khó di chuyển.

Triệu chứng đau khớp gối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, chấn thương, viêm bao hoạt dịch ở gối, trật khớp, bệnh gout, thừa cân béo phì…

“Chìa khóa” mấu chốt để chấm dứt tình trạng đau khớp gối là tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đối với những trường hợp đau khớp gối nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà bằng điều trị nội khoa, phục hồi chức năng, kết hợp ăn uống sinh hoạt hợp lý mang lại hiệu quả tích cực.

>>> Xem thêm:

Đau khớp gối là tình trạng rất hay gặp ở người già, người cao tuổi

Đau khớp gối là tình trạng rất hay gặp ở người già, người cao tuổi

Đối với những trường hợp đau khớp gối nặng hoặc trong những trường hợp đau khớp gối do chấn thương thì nên điều trị bằng ngoại khoa, sau đó kết hợp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, kết hợp ăn uống, sinh hoạt tập luyện tại nhà hợp lý.

Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân khác nhau, người bệnh nên đến khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp chính xác nhất an toàn và hiệu quả hơn.

Cách trị đau khớp gối tại nhà an toàn hiệu quả

Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị đau khớp gối tại nhà tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Với mức độ nhẹ đến trung bình việc điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả tích cực, một số cách bạn có thể tham khảo như sau:

1. Nhóm thuốc trị đau khớp gối

Dựa vào các mức độ đau khác nhau, Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các loại thuốc giảm đau từ nhẹ đến vừa phù hợp cho từng đối tượng cũng như tình trạng sức khỏe của người bị, cụ thể:

  • Thuốc giảm đau – paracetamol: Là nhóm thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm đau nhẹ đến vừa. Trong quá trình sử dụng người bệnh cần chú ý tuân thủ liều lượng tránh gây ngộ độc gan.
  • Thuốc chống viêm không Steroid – NSAID: Loại thuốc được sử dụng phổ biến khi điều trị đau khớp gối do viêm. NSAID vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng giảm đau vừa. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những nhóm thuốc này có tác dụng phụ gây tổn thương dạ dày, viêm loét dạ dày nếu lạm dụng quá mức.
  • Nhóm thuốc Anthraquinone: Sử dụng rộng rãi trong điều trị những bệnh xương khớp, có tác dụng giảm đau, giảm sưng do viêm khớp gây ra. Nó có tác dụng làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp, giúp người bệnh ngăn những chuyển biến theo chiều hướng xấu. Thuốc có tác dụng phụ là tiêu chảy nên khi dùng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Chỉ sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp giảm đau trên. Thường chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối do di căn ung thư thứ phát. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện này gây buồn ngủ, hưng phấn, chóng mặt… Do đó, không nên sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc hay đòi hỏi sự tập trung cao.

*Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của Bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được kê trong đơn, tránh tự ý sử dụng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khẻo!

Sử dụng thuốc điều trị các cơn đau nhức nhẹ đến vừa theo chỉ định và hưỡng dẫn từ bác sĩ.

Sử dụng thuốc điều trị các cơn đau nhức nhẹ đến vừa theo chỉ định và hưỡng dẫn từ bác sĩ.

2. Các bài luyện tập thể chất

Theo các chuyên gia thì việc luyện tập thể dục thể thao, hoạt động thể chất mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân đau khớp gối như: giúp tăng tuần hoàn lưu thông máu, tăng độ dẻo dai cho khớp, giảm áp lực lên gối. Tập luyện đúng cách có thể khắc phục các cơn đau, cải thiện được chức năng khớp rõ rệt.

Tuy nhiên, khi luyện tập thể dục thể thao thì người bị đau khớp gối cần chú ý một số điều như sau:

  • Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng hiện tại như bơi lội, đạp xe, đi bộ hay yoga. Những bài tập này nhẹ nhàng và vừa đủ để cải thiện vận động khớp gối.
  • Trước khi luyện tập cần dành 10-15 phút khởi động làm nóng cơ thể, giúp các cơ được giãn ra, tránh bị chuột rút, căng cứng cơ hay hạn chế được những nguy cơ chấn thương không mong muốn.
  • Không tập luyện quá sức, chỉ nên tập mỗi ngày khoảng 30 phút. Nếu luyện tập quá lâu sẽ dẫn đến các cơn đau, sưng, nóng đỏ ở vị trí tổn thương nhiều hơn.

*Chú ý: Chỉ tập những bài thể dục nhẹ nhàng, không gắng sức gượng ép tránh tác dụng ngược không mang lại hiệu quả điều trị!

Bơi là một môn thể thao phù hợp cho người bị đau khớp gối

Bơi là một môn thể thao phù hợp cho người bị đau khớp gối

2. Giữ đúng tư thế trong vận động

Một trong số các nguyên nhân khiến các cơn đau và bệnh tiến triển nặng chính là việc ngồi hoặc hoạt động sai tư thế. Giữ đúng tư thế trong sinh hoạt, vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hồi phục của người bệnh. Qua đó cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Ngồi thẳng lưng, không vắt chéo chân hoặc không cúi người khi ngồi.
  • Sau khoảng 30 phút ngồi hoặc giữ nguyên tư thế hãy thay đổi tư thế khác hoặc đứng dậy đi lại.
  • Không nên vận động mạnh hoặc thực hiện các hoạt động phải sử dụng đầu gối quá nhiều.
  • Tránh xoay gối một cách đột ngột.

3. Phương pháp vật lý trị liệu

Trong điều trị đau khớp gối tại nhà không chỉ điều trị bằng nội khoa mà còn cần kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng để các triệu chứng được cải thiện rõ rệt nhất. Có thể tham khảo thực hiện một số cách dưới đây hỗ trợ điều trị hiệu quả:

Phương pháp nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch và thúc đẩy tuần hoàn, từ đó tăng cường dinh dưỡng đi nuôi khớp giúp cho khớp được hồi phục nhanh chóng.

Bệnh nhân có thể chườm ấm vùng đầu gối bằng ngải cứu, đắp parafin, chiếu đèn hồng ngoại và tắm ngâm suối bùn nóng tại nhà hoặc những cơ sở phục hồi chức năng cũng rất tốt.

Phương pháp điện trị liệu

Có một số phương pháp điện trị liệu hiệu quả với người bệnh bị đau khớp gối như:

  • Sóng ngắn: Sử dụng các sóng ngắn để tạo nhiệt nóng sâu giúp tăng cường chuyển hóa, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau hiệu quả.
  • Dòng xung điện: Dòng xung điện kích thích thần kinh cơ làm giảm đau nhanh chóng và tăng cường chuyển hóa giúp hồi phục nhanh.
  • Sóng siêu âm: Sóng siêu âm có tác dụng làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo từ sâu, giúp giảm đau, tăng cường chuyển hóa cũng như tái tạo tổ chức tốt.

4. Massage đầu gối

Đối với bệnh nhân đau khớp gối thì massage cũng là một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản, dễ điều trị tại nhà. Nó có tác dụng tăng tuần hoàn máu, thư giãn mô mềm như cơ, mô liên kết, các dây chằng, giải phóng thần kinh. Như vậy sẽ giúp giảm đau và phục hồi vận động cho người bệnh rất tốt. Các bước thực hiện massage đầu gối có thể thực hiện đơn giản:

  • Xát khớp gối: Để người bệnh ngồi trên giường, để hai chân duỗi thẳng, song song với nhau, hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp và xát từ trên xuống, thực hiện ngược lại khoảng 20 lần.
  • Day khớp gối: Người bệnh vẫn giữ tư thế như bước 1, hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi tiến hành day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần và thực hiện ngược lại.
  • Miết khớp gối: Bệnh nhân ngồi sao cho hai cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón tay đặt vào đầu gối, các ngón còn lại ấp vào phía sau của gối. Dùng một lực vừa đủ miết hướng vào tâm, sau đó miết từ tâm ra dọc theo khe khớp gối. Thực hiện liên tục như vậy 20 lần.
  • Vận động khớp gối: Bệnh nhân vẫn giữ ở tư thế giống bước 3, hai tay ôm lấy khớp gối sau đó co duỗi khoảng 20 lần và thực hiện lại động tác này với chân còn lại.
  • Ấn huyệt: Sử dụng ngón tay ấn lần lượt các huyệt âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý, ủy trung, thừa sơn. Mỗi huyệt ấn trong vòng 1 phút, thực hiện đều cả hai bên chân.
Massage gối giúp tăng tuần hoàn lưu thông giảm đau khớp gối hiệu quả tại nhà 

Massage gối giúp tăng tuần hoàn lưu thông giảm đau khớp gối hiệu quả tại nhà

5. Áp dụng liệu pháp R.I.C.E

Liệu pháp R.I.C.E này thường được áp dụng thực hiện khi người bệnh bị đau đầu gối do chấn thương. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất thì nên áp dụng từ sớm. R.I.C.E là viết tắt của Rest – nghỉ ngơi, Ice – chườm lạnh, Compression – Băng ép, Elevation – kê cao chân tương ứng với các bước điều trị cho người bệnh như sau: .

  • Nghỉ ngơi thoải mái, không nên vận động
  • Cần chườm đá vào vị ví tổn thương
  • Quấn đầu gối bằng băng thun y tế với lực vừa phải
  • Nâng chân cao hơn tim để tránh tụ máu hoặc tụ dịch.

6. Kiểm soát cân nặng

Một trong những cách giảm đau đầu gối mà người bệnh cần chú ý hơn đó là kiểm soát cân nặng hiệu quả. Việc dư thừa cân nặng sẽ có nguy cơ đau nhức đầu gối cao hơn người bình thường. Khi người bệnh bị đau khớp gối kết hợp với việc cơ thể bị thừa cân sẽ làm cho gối chịu quá nhiều trọng lượng đè nén, điều này dẫn dẫn đến khớp gối bị tổn thương hơn và gây ra đau nhức kéo dài.

7. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị đau khớp gối tại nhà

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị đau khớp gối tại nhà

Việc ăn uống lành mạnh, khoa học cũng là một trong những cách trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả. Những loại thực phẩm sau nên được bệnh nhân bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng đau nhức hoặc sưng viêm.

  • Rau xanh: Rau xanh có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ rất dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa cho cơ thể người bệnh. Những loại rau xanh như: Cải xoăn, cần tây…
  • Cá béo: Đây là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin D và Omega-3 có tính kháng viêm mạnh, giảm các triệu chứng đau khớp gây ra nhờ ức chế sản sinh Cytokine và enzyme phá vỡ sụn. Một số loại cá giàu Omega 3, vitamin D như cá hồi, cá thu, cá ngừ…
  • Chế phẩm từ sữa và sữa: Bệnh nhân bị đau khớp gối được khuyến khích sử dụng sữa và những chế phẩm từ sữa vì có khả năng giảm gãy xương do loãng xương. Đặc biệt, sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng bao gồm canxi, photpho, vitamin D rất tốt cho xương khớp.

>>> Xem thêm: Những món ăn tốt cho bệnh đau nhức xương khớp

Trị đau khớp gối tại nhà là một phương pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Bằng cách sử dụng những phương pháp đơn giản, thiết thực như tập thể dục, nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được chuyên gia nam học giải đáp sớm nhất!

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hội chứng cổ vai cánh tay: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

    Hội chứng cổ vai cánh tay là một nhóm những triệu chứng lâm sàng xảy ra do các bệnh lý ở vùng cột sống cổ…

    03 Th1, 2024
    901

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cột sống lưng bị lõm có nguy hiểm không? 3 cách chữa

    Cột sống lưng bị lõm là một tình trạng mà không ít người phải đối mặt, gây ra những tác động lớn đến sức khỏe…

    16 Th10, 2024
    187

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Một vài lưu ý khi bạn mắc bệnh

    Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài…

    06 Th3, 2024
    536

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Nguyên nhân của bệnh loãng xương: Những điều bạn chưa biết

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    486

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám