Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không? 

Cập nhật 24/06/2023

9.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt là hiện tượng sinh lý bình thường do thay đổi trong cơ thể nên mẹ bầu không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, cảm giác chóng mặt đi kèm với đau đầu dữ dội, đau bụng… thì có thể đang cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần thăm khám ngay. Để biết cụ thể hơn, hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tham khảo chi tiết ngay sau đây!

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt có nguy hiểm không?

Thông thường, những cơn chóng mặt bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ, có thể kéo dài suốt thai kỳ và giảm dần sau khi sinh. Nguyên nhân chính là do có thể mẹ bầu thay đổi nội tiết tố, do ốm nghén và cũng có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn tụt huyết áp…

Lúc này mẹ bầu không nên lo lắng mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể và có chế độ sinh hoạt khoa học hơn.

Chóng mặt trong 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng thường gặp

Chóng mặt trong 3 tháng đầu thai kỳ là triệu chứng thường gặp

Tuy nhiên, nhiều trường hợp chóng mặt khi mang thai đi kèm với dấu hiệu khác lạ thì đây có thể là cảnh báo nguy hiểm mẹ nên thăm khám ngay. Cụ thể hơn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo.

2. Khi nào chóng mặt cần đi khám ngay?

Trong trường hợp mẹ bầu 3 tháng bị chóng mặt đi kèm các dấu hiệu sau kéo dài liên tục thì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý: như thai ngoài tử cung, thiếu máu, tiền sản giật,…

  • Chóng mặt nhiều lần trong ngày, thậm chí có lúc bị ngất xỉu.
  • Mờ mắt, nhức đầu dữ dội, đánh trống ngực, tê bì, nói ngọng.
  • Chảy máu âm đạo, đau tức ngực, khó thở,… 
  • Nhịp tim nhanh và đau bụng dữ dội.

Lúc này, mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có thể kịp thời tìm nguyên nhân và cách xử lý phù hợp.

Chóng mặt đi kèm với đau bụng dữ dội là một dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần phải đi khám ngay

Chóng mặt đi kèm với đau bụng dữ dội là một dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần phải đi khám ngay

3. Nguyên nhân khiến mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị chóng mặt

Hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua tình trạng chóng mặt khi mang thai, đặc biệt thường xuyên ở 3 tháng đầu thai kỳ. Một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này có thể là:

3.1. Nguyên nhân sinh lý

Những nguyên nhân sinh lý dẫn đến tình trạng chóng mặt ở mẹ bầu bao gồm:

Thay đổi nội tiết tố 

Khi mẹ bầu mang thai, hormone progesterone tăng lên khiến các mạch máu co giãn để tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Tuy nhiên hormone này cũng đồng thời làm chậm sự lưu thông của máu trong vòng tuần hoàn của mẹ. Hệ quả là làm giảm lưu lượng máu đưa lên não gây ra hiện tượng chóng mặt ở mẹ bầu.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng do ốm nghén

Trong giai đoạn 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu ốm nghén khá nặng. Cảm giác buồn nôn và nôn nhiều khiến mẹ chán ăn và ăn uống ít hơn bình thường. Điều này khiến cho cơ thể không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng. 

Hoặc nguyên nhân cũng có thể là do mẹ bầu sẽ có cảm giác đói nhưng không thể ăn được dẫn đến hạ đường huyết, gây mệt mỏi toàn thân và chóng mặt.

Nhiều mẹ bầu không thể ăn uống đủ dinh dưỡng do ốm nghén

Nhiều mẹ bầu không thể ăn uống đủ dinh dưỡng do ốm nghén

Cơ thể bị mất nước

Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén nặng, cảm thấy buồn nôn ngay cả khi uống nước, gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể. Việc nôn nhiều do nghén cũng là một nguyên nhân gây mất nước cho cơ thể.

Khi cơ thể mẹ bầu thiếu nước và chất điện giải sẽ làm thay đổi áp lực máu. Lúc này máu sẽ lưu thông kém, cơ thể suy kiệt khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và hay chóng mặt.

Hạ huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột

Nếu mẹ bầu thay đổi tư thế đột ngột như: đang nằm thì bật dậy, xoay người nhanh, cúi xuống và đứng lên nhanh… có thể dẫn đến hạ huyết áp làm mẹ bầu cảm thấy choáng váng và chóng mặt. Hạ huyết áp do thay đổi tư thế đột ngột có thể xảy ra với tất cả mọi người, không riêng gì mẹ bầu.

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Chóng mặt do nguyên nhân sinh lý mẹ bầu 3 tháng đầu không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu chóng mặt kèm theo các triệu chứng sau thì mẹ bầu cần báo với bác sĩ ngay để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Thiếu máu

Khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thai kỳ, nhu cầu máu của mẹ tăng cao để có thể nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế nếu không được cung cấp đầy đủ chất sắt thì có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu, giảm lượng oxy tới não gây ra tình trạng chóng mặt cho mẹ bầu. 

Khi mẹ bầu 3 tháng đầu chóng mặt đi kèm với da xanh xao, thiếu sức sống… thì đây có thể là do thiếu máu

Khi mẹ bầu 3 tháng đầu chóng mặt đi kèm với da xanh xao, thiếu sức sống… thì đây có thể là do thiếu máu

Ngoài chóng mặt, một số dấu hiệu báo động mẹ đang thiếu máu là: da tái xanh, thiếu sức sống, dễ khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc… Ngoài ra, nếu nhìn vào phần niêm mạc trong mi mắt dưới, mẹ sẽ nhận thấy màu nhợt nhạt thay vì màu hồng như lúc khỏe mạnh.

Rối loạn tiền đình

Chóng mặt thường xuyên là biểu hiện đầu tiên của chứng rối loạn tiền đình. Nếu mẹ bầu 3 tháng không kịp thời phát hiện và chữa trị thì tần suất chóng mặt tăng dần, đi kèm với hoa mắt, ù tai và mất thăng bằng, dễ ngã. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho mẹ bầu trong các hoạt động sống hàng ngày.

Hậu quả của rối loạn tiền đình rất nghiêm trọng nhưng thường không được chẩn đoán sớm do triệu chứng dễ nhầm lẫn

Hậu quả của rối loạn tiền đình rất nghiêm trọng nhưng thường không được chẩn đoán sớm do triệu chứng dễ nhầm lẫn

Tiền sản giật

Chóng mặt đi kèm với huyết áp tăng, phù nề, đau đầu, hoa mắt và buồn nôn là những dấu hiệu đặc trưng của chứng tiền sản giật. Khi có những dấu hiệu trên mẹ bầu cần đến khám bác sĩ ngay để có cách xử lý kịp thời, tránh các nguy cơ xấu xảy ra.

Mang thai ngoài tử cung

Những dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết của tình trạng mang thai ngoài tử cung là chóng mặt kèm đau bụng và chảy máu âm đạo. Cơn chóng mặt sẽ dữ dội hơn nếu khối thai ngoài bị vỡ khiến sản phụ mất máu nhiều. 

Lúc này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ tính mạng cho người mẹ.

4. Cách xử lý nhanh khi bị chóng mặt cho mẹ bầu

Nắm chắc trong tay một số cách sau sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu có thể xử lý nhanh chóng cơn chóng mặt, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tìm điểm bám để tránh té ngã và nhờ giúp đỡ nếu cần

  • Khi chóng mặt mẹ bầu nên lập tức tìm điểm bám gần nhất với mình.
  • Sau đó hãy dần dần ngồi xuống với tư thế cúi đầu vào khoảng giữa hai đầu gối. Nếu có thể thì mẹ bầu nên nằm xuống xuống giường, ghế hoặc bất kỳ mặt phẳng nào gần nhất.
  • Cố gắng hít thở đều để cơ thể nhanh chóng ổn định huyết áp và thể trạng. Nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ bầu nên nhờ người thân hoặc những người xung quanh trợ giúp mình.

Chườm lạnh ở cổ

Khi mẹ bầu ở trong môi trường nóng bức quá lâu, các mạch máu có thể giãn ra gây hạ huyết áp, dẫn đến tình trạng chóng mặt, đau đầu. 

Lúc này mẹ có thể dùng một chiếc khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh để ở gần cổ sẽ giúp hạ nhiệt dần trở về trạng thái bình thường. Mẹ bầu cũng lưu ý là không nên chườm quá 10 phút.

Mẹ có thể dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đặt lên cổ không quá 10 phút để giảm chóng mặt

Mẹ có thể dùng khăn lạnh hoặc túi chườm đặt lên cổ không quá 10 phút để giảm chóng mặt

Cố gắng nằm nghiêng về bên trái

Khi chóng mặt, nếu có thể mẹ nên nằm xuống và nằm nghiêng về phía bên trái để cải thiện lưu thông máu lên não, giúp cơn chóng mặt dịu bớt.

Bên cạnh đó, dù 3 tháng đầu thai nhi chưa lớn nên chưa gây nhiều áp lực cho mẹ bầu, tuy nhiên mẹ cũng nên thay đổi tư thế, luôn nằm nghiêng trái thay vì nằm ngửa. Vì tư thế này sẽ làm trục tử cung về tư thế trung lập, giảm sự chèn ép lên các mạch máu và cơ quan trong ổ bụng mẹ.

Nên chọn nơi yên tĩnh, thông thoáng để nghỉ ngơi

Tránh những nơi ồn ào, đông người vì có thể khiến mẹ bầu 3 tháng đầu rất nhạy cảm, có thể sẽ thấy đau đầu và stress làm nặng thêm. 

Nếu đang ở trong phòng, mẹ bầu nên mở cửa sổ, cửa ra vào để không khí được thông thoáng hoặc đến những nơi thoáng mát, có cây xanh để giảm tình trạng chóng mặt.

Bổ sung nước và các loại thực phẩm tốt cho cơ thể

Khi cảm thấy choáng váng mẹ bầu hãy cố gắng uống một cốc nước lọc ấm, nước trái cây hoặc ăn nhẹ bằng một chiếc bánh ngọt để có thêm năng lượng và cải thiện nhanh tình trạng chóng mặt. Nếu không có sẵn, mẹ đừng ngần ngại nhờ những người xung quanh vì an toàn của mẹ và thai nhi là trên hết.

5. Cách phòng ngừa chóng mặt cho mẹ bầu

Để hạn chế tối đa những cơn chóng mặt trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chú tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo đủ năng lượng, tránh các cơn hạ đường huyết gây chóng mặt. Mẹ nên giữ cho bản thân không bị đói bằng cách chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì chỉ 3 bữa chính với nhiều loại thực phẩm phong phú.

Bổ sung nhóm thực phẩm bổ máu

Thiếu máu là một nguyên nhân rất thường gặp gây chóng mặt ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Do đó mẹ nên bổ sung nhóm vitamin và khoáng chất cần thiết để hạn chế thiếu máu như sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin C,…

  • Chuối, nho, thịt đỏ, gan động vật, bí đỏ, các loại đỗ, lòng đỏ trứng gà,… là những thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12. Đây là những nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu và cũng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Bông cải xanh, cam, kiwi, dâu tây… chứa nhiều vitamin C có vai trò tăng cường quá trình trao đổi sắt và hấp thụ sắt tốt hơn.  
Những thực phẩm bổ máu mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Những thực phẩm bổ máu mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Bổ sung viên sắt trong thai kỳ

Sắt chỉ được bổ sung thông qua ăn uống khoảng 5% so với hàm lượng khuyến cáo nên hầu hết các mẹ bầu đều được bác sĩ chỉ định uống viên sắt hoặc thuốc sắt dạng nước để bổ sung. Liều lượng uống sẽ khác nhau phụ thuộc mức độ và tình trạng thiếu sắt của mỗi mẹ.

Uống đủ nước

Mẹ nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước, tránh tình trạng thiếu hụt nước do ốm nghén. Nước cung cấp vào cơ thể mẹ bầu có thể bao gồm: nước lọc, sữa, nước hoa quả, các loại canh…

Rèn thói quen đi đứng

  • Chuyển tư thế từ từ: Mẹ bầu cần lưu ý đứng dậy từ từ khi ngồi hoặc nằm. Tuyệt đối không bật dậy ngay khi mở mắt hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Không đứng quá lâu lâu 1 chỗ: Nếu bắt buộc phải đứng thì sau 30 – 40 phút mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng hoặc vận động tại chỗ. Ngoài ra có thể kết hợp thường xuyên mát xa chân tay để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Không gian sống

Tạo không khí thoáng mát, trong lành, mở cửa để không khí lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên dành quá nhiều thời gian trong một không gian trong nhà ngột ngạt cũng có thể gây ra cảm giác chóng mặt. Do đó, mẹ bầu có thể thay đổi không gian bằng cách đi dạo bộ mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng chóng mặt đáng kể.

Một không gian bí bách là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu oxy gây nên chóng mặt, mệt mỏi, khó thở

Một không gian bí bách là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu oxy gây nên chóng mặt, mệt mỏi, khó thở

Khám thai thường xuyên theo khuyến cáo từ bác sĩ

Khám thai định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những bất thường của cả mẹ bầu và thai nhi. Do vậy, mẹ bầu không nên bỏ quên bất kỳ lần thăm khám nào. Khi thăm khám, mẹ bầu nên thông báo tới bác sĩ những triệu chứng gây khó chịu của mình, đồng thời tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Hy vọng những thông tin trên bài viết đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về triệu chứng mang thai 3 tháng đầu hay bị chóng mặt. Nếu không kèm các triệu chứng khác thì đây là hiện tường bình thường mẹ không nên quá lo lắng nhé! Nếu mẹ bầu còn có bất kỳ thắc mắc gì và tư vấn thêm, thì vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    420

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    849

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám