Sốt nóng lạnh cảnh báo bệnh gì, cần lưu ý như thế nào?

Cập nhật 15/05/2023

4.8K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Sốt nóng lạnh là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thất thường. Sốt nóng lạnh không quá nguy hiểm và có thể tự xử trí tại nhà. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm do đó chúng ta không nên chủ quan với những cơn sốt này.

Biểu hiện sốt nóng lạnh là như thế nào?

Sốt nóng lạnh là một dấu hiệu có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Đây là hiện tượng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên một cách bất thường, nhiệt độ trung bình tăng cao hơn so với nhiệt độ bình thường ( trên 37,5 độ). Sốt nóng lạnh là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,.. và là giai đoạn đầu khi bị sốt.

Sốt nóng lạnh xảy ra ở mọi lứa tuổi không riêng gì trẻ nhỏ.

Sốt nóng lạnh xảy ra ở mọi lứa tuổi không riêng gì trẻ nhỏ.

Sốt nóng lạnh gây cảm giác ớn lạnh nhưng sau đó dần dần thân nhiệt tăng lên, rồi lại trở lại bình thường. Lúc này, các phần như trán, ngực hoặc lưng cũng sẽ nóng hơn bình thường nhưng cơ thể vẫn cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi, muốn đắp chăn để thấy ấm hơn, nhưng đắp vào lại thấy nóng.

Người bệnh bị sốt nóng lạnh cũng thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đầu óc lâng lâng, mơ hồ, quay cuồng, không tập trung được
  • Bệnh nhân đau họng, chảy nước mũi, hắt xì liên tục,…
  • Hô hấp: Hơi thở nhanh, hơi thở nóng, thở hổn hển,..
  • Tiêu hóa: xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, đầy bụng, đầy hơi, nôn, buồn nôn…
  • Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao nhợt nhạt, thân nhiệt lúc tăng lúc giảm thất thường,.

Vào các thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, rất dễ dẫn đến sốt nóng lạnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Do ngoại cảnh: Các tác nhân môi trường như thời tiết thay đổi bất thường, gió lạ, độc hại, ô nhiễm môi trường,…
  • Yếu tố bệnh lý: Tình trạng sốt nóng lạnh là biểu hiện cơ thể đang chống lại tác nhân gây bệnh nào đó. Cơ thể thường bị sốt khi bị nhiễm virus, nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng nào đó.
  • Do hệ miễn dịch: Sốt nóng lạnh cũng chính là triệu chứng của hệ miễn dịch khi hoạt động tích cực, ví dụ như trường hợp như trẻ em tiêm phòng xong rất dễ bị sốt nóng lạnh do hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh.

Sốt nóng lạnh cảnh báo bệnh lý gì nguy hiểm không?

Nhiều người nhầm tưởng rằng, sốt nóng lạnh chỉ là do giao mùa hay thời tiết thay đổi bất thường hay do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn nào đó. Tuy nhiên cơn sốt này cũng có thể cảnh báo một số bệnh khá nguy hiểm như lao phổi, sốt phát ban, lupus ban đỏ, thương hàn, viêm màng não… các bệnh ung thư  về gan, phổi, não, tuỷ sống…

Sốt nóng lạnh kéo dài có thể gây nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.

Sốt nóng lạnh kéo dài có thể gây nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý.

Cần lưu ý, những cơn sốt nóng lạnh kéo dài trong nhiều ngày và nhiều tuần thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh gây mệt mỏi, đau nhức kéo dài nếu như không được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, phụ nữ có thai cũng là đối tượng dễ bị sốt nóng lạnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi. Nhiều trường hợp, trẻ em sinh ra bị dị tật ống thần kinh do mẹ bị sốt nóng lạnh kéo dài, đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng sốt nóng lạnh bất thường, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay để có thể xử trí kịp thời.

Cách xử trí khi bị sốt nóng lạnh ngay tại nhà

Sốt nóng lạnh hoàn toàn có thể cải thiện ngay tại nhà nếu được chăm sóc đúng cách. Chuyên gia MEDIPLUS hướng dẫn các biện pháp khắc phục tình trạng sốt nóng lạnh dưới đây:

Chườm ấm: Khi người bệnh bị sốt, nhiệt độ tăng cao, nên dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt cho khăn ráo nước, rồi lau toàn thân, nhất là vùng nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, bàn chân … Điều này sẽ giúp các lỗ chân lông giãn nở, tăng lưu thông tuần hoàn.

Dùng thuốc: Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao từ 38,5°C trở lên, kèm theo cảm giác nóng lạnh thất thường gây khó chịu, mệt mỏi. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc hạ sốt không kê đơn như paracetamol để hạ cơn sốt. Đối với người lớn, bạn có thể dùng 1-2 viên paracetamol 500mg cách 4 đến 6 giờ một lần, cho đến khi hết sốt ( không quá 8 viên/24 giờ).

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bổ sung điện giải bằng Oresol, vì sốt cao khiến cơ thể bị mất nước và điện giải. Đối với trẻ nhỏ, có thể dùng paracetamol liều dùng 10-50mg/kg hoặc dùng miếng dán hạ nhiệt để điều hòa thân nhiệt cho trẻ, nhưng lưu ý không được lạm dụng miếng dán này.

Ngoài ra, một số mẹo dân gian được mọi người chia sẻ để hạ sốt cũng có thể áp dụng: ăn cháo nóng (cháo tía tô, cháo đậu xanh, cháo hành, cháo thịt bằm gừng tươi…) cũng hỗ trợ đẩy lùi cơn sốt hiệu quả ngay tại nhà. Hoặc nấu nước lá, thảo dược để xông cũng là một cách khá hay để áp dụng.

>>> Xem thêm bài vieetss: Cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhỏ

Xông hơi lá thảo dược là một mẹo dân gian khá hay để giải cảm, hạ sốt.

Xông hơi lá thảo dược là một mẹo dân gian khá hay để giải cảm, hạ sốt.

Thông tin thêm về tình trạng sốt nóng lạnh cần lưu ý

Sốt nóng lạnh nên ăn gì?

Bệnh nhân sốt nóng lạnh, nên ưu tiên lựa chọn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp, canh,… Các thực phẩm như rau xanh, nước ép rau củ hay các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,..

  • Cháo  dễ tiêu nên rất tốt cho cơ thể, khi kết hợp với một số nguyên liệu như hành tăm, lá tía tô còn có công dụng giải cảm, hạ sốt rất tốt cho cơ thể.
  • Súp gà có tác dụng làm thông mũi, giúp bạn giữ ấm, gà cũng cung cấp một số axit amin, protein và sắt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Súp gà vừa dễ ăn, thích hợp với người ốm, giúp cơ thể bạn đủ nước.
  • Sữa chua cũng là món ăn giúp cơ thể bổ sung nhiều lợi khuẩn, nâng cao miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại vi khuẩn.
  • Nước dừa giúp bổ sung nước và chất điện giải cần thiết rất thích hợp cho bệnh nhân bị sốt. Ngoài ra, nước dừa còn giàu kali giúp cơ bắp và dây thần kinh hoạt động bình thường và tham gia điều chỉnh nhịp tim của bạn
  • Trái cây: Các loại trái cây đều chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và nước, vì vậy chúng rất tốt cho bệnh nhân bị sốt. Đặc biệt các loại trái cây như cam, quýt,.. còn chứa một lượng đáng kể vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng

Ngoài ra, nên tránh các thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng cũng như tránh dùng nước đá, đồ lạnh, các đồ cay nóng như tiêu, ớt,… Tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê

Một số lưu ý khi bị sốt nóng lạnh

Để kiểm soát tốt tình trạng sốt nóng lạnh, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên 1-2 giờ/lần để kiểm soát nhiệt độ.
  • Nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi nhanh hơn, có sức chiến đấu với tác nhân gây bệnh
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ, thoải mái, nên lựa chọn quần áo mềm, thấm hút tốt, có thể đắp chăn mỏng nếu cảm thấy lạnh
  • Giữ không gian thoải mái, thông thoáng, không nên đóng hết cửa sổ vì dễ gây bí bách, ngột ngạt.
  • Tắm nước ấm, lau người bằng khăn ấm để giúp cơ thể hạ nhiệt độ.  Lưu ý không nên tắm nước lạnh, hay chườm đá.
  • Uống nhiều nước, vì khi sốt, cơ thể sẽ tăng mất nước từ quá trình mất nhiệt qua da và đổ nhiều mồ hôi.

Khi nào sốt nóng lạnh cần đi gặp bác sĩ? 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tự hạ sốt tại nhà, nếu sốt kéo dài có thể gây ra một số biến chứng trên tim và não. Người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt nếu có các dấu hiệu dưới đây:

  • Sốt kèm theo cứng cổ, lú lẫn, hay trong trạng thái quá khích, kích động
  • Sốt trên 39,5°C kéo dài trên hai giờ và không cải thiện dù đã uống thuốc hạ sốt
  • Sốt kéo dài hơn hai ngày, không khỏi dù đã điều trị tại nhà
  • Sốt cao kèm theo phát ban
  • Bệnh nhân có các dấu hiệu mất nước như lượng nước tiểu ít, mắt trũng sâu, không có nước mắt,
  • Bệnh nhân co giật hoặc động kinh.

Sốt nóng lạnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng khi bệnh nhân sốt trên 40,5 độ mà không được can thiệp kịp thời, rất có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa đến tính mạng, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, mà nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn nhanh chóng.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    28 Th10, 2024
    2.1K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ tình dục không an toàn là sao? 5 lưu ý

    Hiện nay, thực trạng quan hệ tình dục sớm ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là các cặp đôi còn quan hệ không…

    28 Th10, 2024
    444

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Tư vấn] Quan hệ trước ngày kinh nguyệt có bầu không?

    Nhiều người hay tính toán ngày kinh nguyệt để nắm được khả năng có thai cũng như tránh thai khi quan hệ. Do đó, nhiều…

    28 Th10, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

    Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế…

    16 Th9, 2024
    210

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám