Top 10 loại kháng sinh tự nhiên ngay trong tủ bếp [Khám phá]

Cập nhật 22/05/2023

816

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài kháng sinh tổng hợp và bán tổng hợp, còn có những kháng sinh tự nhiên có nguồn gốc từ các loại thảo mộc. Chúng không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, điều trị nhiễm trùng nhẹ mà còn giúp giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh đáng lo ngại hiện nay. Vậy có thể tìm những kháng sinh tự nhiên này ở đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Kháng sinh tự nhiên là gì?

Kháng sinh tự nhiên là các kháng sinh có nguồn gốc từ một số thực phẩm, rau, củ, quả có sẵn trong thiên nhiên. Nồng độ kháng sinh tuy không đậm đặc và hoạt tính mạnh như kháng sinh tổng hợp, nhưng hiệu quả tác động lên vi khuẩn không hề thua kém. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên, loại kháng sinh này tương đối lành tính, ít tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Theo nhiều nghiên cứu, kháng sinh tự nhiên có chứa các hoạt chất có tính diệt khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng. Phổ của các kháng sinh này trải rộng trên cả vi khuẩn gram dương và gram âm như E.Coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,… Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn, chúng còn có thể phòng bệnh và tăng cường miễn dịch của cơ thể.

>>> Xem thêm: Các loại trái cây giàu Vitamin C nhất

Kháng sinh tự nhiên có nguồn từ thực vật và tương đối lành tính

Kháng sinh tự nhiên có nguồn từ thực vật và tương đối lành tính

10 loại kháng sinh tự nhiên tốt hơn thuốc

Dưới đây là một số kháng sinh tự nhiên trong 10 loại thực phẩm cực kỳ quen thuộc với đời sống hàng ngày. Bạn có thể sử dụng chúng để tăng cường miễn dịch, điều trị nhiễm trùng nhẹ hoặc phòng ngừa một số bệnh do vi khuẩn gây ra.

1. Mật ong

Mật ong đã được sử dụng như một loại thuốc mỡ làm lành vết thương và ngăn nhiễm trùng kể từ thời Aristotle (Hy Lạp). Ngày nay, một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng, mật ong có tác dụng đáng kể trong việc điều trị vết thương, vết bỏng, lở loét và ghép da. Năm 2016, một nghiên cứu cho thấy băng mật ong có thể giúp chữa lành vết thương.

Tác dụng kháng khuẩn của mật ong có được là nhờ hàm lượng cao các hydro peroxide. Kết quả nghiên cứu năm 2011 cho thấy mật ong có thể ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn khác nhau. Đặc biệt, mật ong đã điều trị thành công các vết thương nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong còn giúp làm lành vết thương qua cơ chế dưỡng ẩm bằng cách phủ một lớp bảo vệ.

Mật ong giúp làm lành vết thương và ngăn nhiễm trùng khá tốt.

Mật ong giúp làm lành vết thương và ngăn nhiễm trùng khá tốt.

2. Tỏi

Tỏi không chỉ là gia vị được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng mà còn được người dân xem như một loại kháng sinh tự nhiên từ thời cổ đại. Tại Trung Đông, Đông Á và Nepal, tỏi được dùng để điều trị viêm phế quản, lao, tăng huyết áp và trợ tiêu hóa,…

Các nghiên cứu hiện tại đã chỉ ra rằng, tỏi có thể phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm do nhiều dạng vi khuẩn gồm Salmonella, Escherichia Coli. Bên cạnh đó, nó còn được các nhà khoa học xem xét để sử dụng trong điều trị lao đa kháng thuốc.

Tỏi có thể phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm

Tỏi có thể phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm

3. Hành tây

Hành tây có chứa allicin – là một kháng sinh tự nhiên có hoạt tính mạnh. Allicin có vai trò ngăn ngừa nhiễm khuẩn hô hấp, làm lành vết thương. Đồng thời, chiết xuất hành tây còn được nghiên cứu có khả năng chống nấm hiệu quả.

Bên cạnh allicin, hành tây còn chứa nhiều vitamin C, acid amin cystein, chất chống oxy hóa giúp ngừa viêm, tăng cường miễn dịch. Cysteine còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp một cách hiệu quả.

Hành tây chứa allicin và cystein có hoạt tính kháng khuẩn đường hô hấp

Hành tây chứa allicin và cystein có hoạt tính kháng khuẩn đường hô hấp

4. Gừng

Gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc có mặt trong tủ bếp của mỗi gia đình mà còn là dược liệu quý giá. Gừng có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, kích thích tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, kháng khuẩn,…

Hoạt tính kháng khuẩn của gừng đã được các nhà khoa học công nhận từ năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy gừng có thể kháng nhiều chủng vi khuẩn. Hiện nay, loại kháng sinh tự nhiên này đã được xem xét trong tác dụng chống say tàu xe, chống nôn, giảm đường huyết trong máu.

5. Chiết xuất hạt bưởi

Theo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine, tinh dầu hạt bưởi chùm (grapefruit seed oil) có thể chống lại hơn 800 loại virus và vi khuẩn, hơn 100 chủng nấm và ký sinh trùng.

Hạt bưởi chùm được các nhà khoa học đánh giá là kháng sinh tự nhiên có hoạt tính mạnh nhất. Nó không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn hỗ trợ thanh lọc cơ thể hiệu quả. Bạn có thể sử dụng chiết xuất bưởi chùm bằng đường uống (trong điều trị nhiễm trùng), hoặc dùng ngoài (trị mụn cóc hoặc phòng bệnh truyền nhiễm).

Liều lượng khuyến cáo khi dùng chiết xuất bưởi chùm dạng lỏng là từ 10-12 giọt/150ml nước, nên uống 1-3 lần/ngày. Thuốc viên nang hoặc viên nén nên dùng tối đa 200mg/ngày, uống 1-3 lần/ngày. Tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng.

Chỉ nên mua sản phẩm chứa chiết xuất hạt bưởi chùm và glycerin thực vật để tránh tác dụng phụ. Nếu sử dụng trên 3 ngày, nên bổ sung probiotics vài giờ trước khi uống chiết xuất hạt bưởi do sản phẩm này có thể làm cạn kiệt lợi khuẩn đường ruột.

Tinh dầu hạt bưởi chùm có thể chống lại hơn 800 loại virus và vi khuẩn

Tinh dầu hạt bưởi chùm có thể chống lại hơn 800 loại virus và vi khuẩn

6. Sả

Tinh dầu Sả có hoạt tính kháng khuẩn nhờ chứa thành phần hoạt chất gồm citral, phenol, tecpen và aldo ketone. Kháng sinh tự nhiên này được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của 06 chủng vi khuẩn gồm: E. faecalis, S.pneumoniae, S.aureus, K. pneumoniae, E.Coli, S.flexneri. Trong đó, S.flexneri S.pneumoniae là hai chủng bị ức chế mạnh nhất với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 20mm và 20,5mm.

Một nghiên cứu khác của Tatiana et al., 2017 chứng minh tinh dầu Sả chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn V.cholerae, E.Coli, S.aureus, B.subtilis, S.paratyphi. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy khả năng kháng khuẩn trên phổ rộng (vi khuẩn gram dương, gram âm, nấm men, nấm mốc) của tinh dầu Sả chanh.

Ngoài tác dụng như một kháng sinh tự nhiên, tinh dầu Sả chanh còn được dùng làm hương liệu nhờ mùi thơm dễ chịu cùng nhiều đặc tính y học khác.

Tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn trên phổ rộng

Tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn trên phổ rộng

7. Nghệ

Hoạt chất curcumin trong nghệ là một kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn – kháng nấm rất mạnh, đẩy lùi gốc tự do và tái tạo tế bào nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, dầu nghệ có thể điều trị dứt điểm nhiễm trùng chỉ trong 7 ngày sử dụng.

Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy hoạt chất curcumin có thể làm giảm sự phát triển của khối u, giúp giảm thiểu nguy cơ di căn.

Hoạt chất curcumin có đặc tính kháng khuẩn - kháng nấm rất mạnh

Hoạt chất curcumin có đặc tính kháng khuẩn – kháng nấm rất mạnh

8. Đinh hương

Tinh dầu đinh hương chứa hoạt chất eugenol – là một kháng sinh tự nhiên có khả năng sát khuẩn mạnh. Các nghiên cứu thời điểm hiện tại cho thấy chiết xuất từ tinh dầu đinh hương có thể chống lại nhiều vi khuẩn khác nhau, bao gồm cả E. Coli.

Trên thực tế, chiết xuất đinh hương được dùng để trị đau răng hoặc làm chất sát khuẩn nha khoa. Bên cạnh đó, có thể bôi thuốc lên da hoặc niêm mạc miệng để giảm đau, giảm viêm họng.

Eugenol trong đinh hương dùng làm chất sát khuẩn nha khoa

Eugenol trong đinh hương dùng làm chất sát khuẩn nha khoa

9. Rau diếp cá

Rau diếp cá là kháng sinh tự nhiên nổi bật với công dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tăng sức đề kháng. Thành phần decanoyl acetaldehyd có khả năng ức chế Staphylococcus aureus, Staphylococcus pneumoniae, Streptococci, E.Coli, trực khuẩn bạch hầu. Bên cạnh đó, quercetin và dioxy-flavonon còn giúp lợi tiểu, làm bền thành mạch và trị trĩ khá hiệu quả ngay tại nhà.

>>> Xem chi tiết: Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá giúp kháng khuẩn, thanh nhiệt, tiêu viêm

Rau diếp cá giúp kháng khuẩn, thanh nhiệt, tiêu viêm

10. Húng quế

Dầu húng quế có đặc tính kháng khuẩn và oxy hóa cao nên có khả năng diệt nấm mốc, vi khuẩn. Do đó, có thể xem đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất gần gũi trong cuộc sống. Phổ kháng khuẩn rộng, phủ trên nhiều vi khuẩn khác nhau, bao gồm vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hóa S.Enteritidis. Ngoài ra, húng quế còn đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị những bệnh mà vi khuẩn đã bị đa kháng, nhất là vi khuẩn tiêu chảy.

Trên đây là 10 loại kháng sinh tự nhiên có mặt trong các loại thực vật xung quanh ta. Thường xuyên sử dụng các loại kháng sinh này một cách hợp lý không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn góp phần cải thiện tình trạng kháng kháng sinh đang rất đáng lo ngại hiện nay.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Quan hệ lần đầu ra máu sao không? mấy ngày thì hết? 

    Quan hệ lần đầu ra máu là vấn đề mà nhiều bạn gặp phải hiện nay. Triệu chứng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân…

    28 Th10, 2024
    374

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị khô rát phải làm sao? 9 nguyên nhân và cách chữa

    Không ít chị em phụ nữ bị tình trạng khô rát âm đạo, ít ra nước và làm ảnh hưởng đến cuộc yêu. Vậy quan…

    28 Th10, 2024
    689

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Giải đáp] Quan hệ khi đến tháng thì có thai không?

    Quan hệ tình dục gần đến kỳ kinh nguyệt có sao không? Quan hệ xong đến tháng thì có thai không? Quan hệ khi đến…

    28 Th10, 2024
    555

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

    Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường…

    16 Th9, 2024
    700

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám