Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật 07/03/2024

1.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tim mạch

Sự kiện kết nối chuyên gia bảo về sức khỏe trái tim của Dr. Lim Tai Tian

Sự kiện kết nối chuyên gia bảo về sức khỏe trái tim của Dr. Lim Tai Tian

Suy giãn tĩnh mạch chân diễn ra một cách âm thầm và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch nông hoặc sâu, đau và phù nề ở hai chi dưới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu gặp phải giãn tĩnh mạch chi dưới. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh lý này gây ra nguy hiểm khi bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các vấn đề như chảy máu, loét chân không lành, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Tĩnh mạch là một phần của hệ thống tuần hoàn máu, bao gồm hệ thống van một chiều giúp máu lưu thông một chiều từ tĩnh mạch về tim. Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tim mạch. Đáng lo ngại, ước tính có tới 75-80% bệnh nhân không biết mình bị suy giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chân gây đau biến chứng phù nề ở hai chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chân gây đau biến chứng phù nề ở hai chi dưới

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng khi hệ thống tĩnh mạch ngoại vi giãn nở và nổi lên trên bề mặt da. Sự giãn nở này gây áp lực mạnh lên hệ thống van tim, làm rối loạn lưu lượng máu đến tim và khiến máu bị trào ngược. Áp lực này tác động lên các tĩnh mạch, khiến chúng nổi lên trên bề mặt da. Bệnh xảy ra khi thành tĩnh mạch ở chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị tổn thương.

>>> Xem thêm các bài viết khác:

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân

Đa phần bệnh lý do tuổi tác, người phụ nữ có thai, hoặc những người béo phì.

Đa phần bệnh lý do tuổi tác, người phụ nữ có thai, hoặc những người béo phì

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là một biến chứng phổ biến của suy van tĩnh mạch, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này đang ngày càng gia tăng và có nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm bẩm sinh, tiên phát, thứ phát sau khi mắc bệnh lý khác, cũng như các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài khiến lưu lượng máu dồn xuống chân.
  • Tuổi tác: Vấn đề tuổi tác cũng là một trong những yếu tố cao dẫn đến bệnh lý này. Khi có tuổi, các cơ quan trong cơ thể trở nên yếu hơn, chức năng giảm sút khiến cho tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nhiều so với tỷ lệ người trẻ tuổi.
  • Do tình trạng cân nặng: Sau khi tiến hành các nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với những người có cân nặng bình thường. Tình trạng thừa cân và béo phì thường dẫn đến một số bệnh khác về tim mạch và đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch chi có liên quan đến yếu tố di truyền, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh khi có trường hợp trong gia đình có người bị. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có nguy cơ cao hơn so với nam giới do các thay đổi hormone trong quá trình kinh nguyệt, mãn kinh, hoặc trong thời kỳ mang thai.

Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lý về tĩnh mạch, tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có một số biểu hiện cũng như triệu chứng nhận biết là khác nhau, cụ thể:

Những biểu hiện giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc triệu chứng có thể không đáng kể. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở chân sau khi thức dậy hoặc đã ngồi/đứng trong thời gian dài.

Một số triệu chứng kèm theo ở giai đoạn đầu bao gồm:

  • Mệt mỏi hoặc nặng chân sau khi đứng hoặc đi bộ trong một thời gian dài
  • Sự phát triển của các đốm đỏ hoặc nâu trên da chân
  • Sưng chân vào cuối ngày hoặc sau khi ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài
  • Có các cảm giác nóng rát, đau hoặc khó chịu ở chân
  • Ngứa hoặc tê ở bàn chân, gan bàn chân.

Diễn tiến giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn biến chứng, các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân đã xảy ra rầm rộ và phức tạp hơn, có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường các biểu hiện bên ngoài, cụ thể:

  • Dễ bị chuột rút nhất là vào ban đêm, tình trạng sưng và đau chân.
  • Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng và đỏ, tĩnh mạch nông nổi nhiều hơn và viêm cứng.
  • Tình trạng giãn toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, tĩnh mạch bị giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng vùng da cẳng chân khiến da chân đổi màu, viêm loét và khó điều trị
  • Ngoài ra, cục huyết khối trong lòng tĩnh mạch cũng có thể hình thành và di chuyển đến phổi gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi, nguy cơ tử vong rất cao.
Diễn tiến giãn tĩnh mạch chân ở các giai đoạn có triệu chứng khác nhau.

Diễn tiến giãn tĩnh mạch chân ở các giai đoạn có triệu chứng khác nhau

Nếu bạn đang có những biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân như trên. Đặt lịch khám ngay tại tổ hợp y tế MEDIPLUS ngay để được thăm khám kịp thời tránh bệnh chuyển biến xấu


    Giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

    Nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm:

    • Viêm tĩnh mạch: Do sự ứ đọng máu dẫn đến sưng, đau và viêm tĩnh mạch.
    • Phù chân: Do sự tràn dịch từ mạch máu xuống cơ thể, dẫn đến sưng phù chân và đau nhức.
    • Viêm da: Sự ứ đọng máu có thể gây khó chịu và ngứa ngáy, làm cho da bị viêm, bong tróc, và xuất hiện loét.
    • Thrombophlebitis: Một loại viêm tĩnh mạch nghiêm trọng hơn, khi các đông máu hình thành trong tĩnh mạch, gây đau, sưng và nhiễm trùng.
    • Loét da: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, loét da có thể xảy ra. Đây là những vết thương mở hoặc tổn thương da và thịt dưới, thường xuất hiện ở vùng bàn chân và mắt cá chân. Loét da có thể gây nhiễm trùng và gây ra đau đớn, khó chịu.
    Giãn tĩnh mạch chi dưới gây cảm giác đau nhức, chuột rút về đêm, sưng phù mắt cá chân.

    Giãn tĩnh mạch chi dưới gây cảm giác đau nhức, chuột rút về đêm, sưng phù mắt cá chân

    Tình trạng có thể diễn tiến và biến chứng viêm loét nếu không được điều trị sớm.

    Tình trạng có thể diễn tiến và biến chứng viêm loét nếu không được điều trị sớm

    Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân

    Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất. Trước hết bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra các dấu hiệu và khai thác tiền sử, bệnh sử để có hướng chỉ định tiếp theo phù hợp.

    Một số phương pháp cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch chân bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:

    • Siêu âm Doppler mạch: Siêu âm Doppler sử dụng sóng siêu âm để thu được hình ảnh của dòng máu chảy trong các tĩnh mạch chân. Nó giúp bác sĩ đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh suy giãn tĩnh mạch lên lưu lượng máu và chức năng tĩnh mạch.
    • Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá chức năng gan và thận, đồng thời kiểm tra nồng độ huyết thanh của một số chất trong máu, từ đó đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
    • X-quang phổi: Nếu nghi ngờ người bệnh có nguy cơ bị huyết khối phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi để xác định tình trạng này.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu người bệnh có triệu chứng nặng và nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ  yêu cầu chụp CT để đánh giá tình trạng tĩnh mạch và xác định liệu có cần phẫu thuật hay không.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để đánh giá chính xác mức độ tổn thương tĩnh mạch và xác định liệu có cần phẫu thuật hay không.

    Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

    Theo thống kê, có đến 77,6% số người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không biết bản thân mắc bệnh. Điều này khiến việc phát hiện bệnh muộn gây khó khăn cho quá trình điều trị sau đó.

    Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những liệu pháp điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm tăng sức bền của tĩnh mạch và tăng trợ lực tim.

    • Sử dụng vớ(tất) y khoa để bó sát chân và hỗ trợ quá trình vận chuyển máu của tĩnh mạch về tim.
    • Hoặc sử dụng laser/ sóng cao tần để thu nhỏ các tĩnh mạch giãn.
    • Ứng dụng liệu pháp xơ hóa hoặc phẫu thuật để cải thiện chức năng của động mạch và tĩnh mạch trong chân. Cả hai phương pháp này đều giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến suy giãn tĩnh mạch như loét da, phù nề và đau chân.

    Trong trường hợp suy giãn tĩnh mạch khi mang thai ở phụ nữ, bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 3-12 tháng sau khi sinh nên chị em không cần phải lo lắng quá.

    Sử dụng tất y khoa trong hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà.

    Sử dụng tất y khoa trong hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả ngay tại nhà

    Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

    Cây rau má

    Dùng rau má để chữa suy giãn tĩnh mạch là một cách khác hay, có thể dùng rau má ăn sống, chế biến thành các món ăn, canh hay luộc đều được. Nước ép rau má cũng là một lựa chọn.

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong sử dụng rau má với các đối tượng: phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh gan, những người có hệ tiêu hóa kém… nên hạn chế hoặc ăn với lượng ít

    Hoa cúc vạn thọ

    Nhờ trữ lượng lớn các chất flavonoid và vitamin C, cúc vạn thọ là một cây thuốc nam giúp chữa suy giãn tĩnh mạch hữu hiệu mọi người có thể tham khảo áp dụng ngay tại nhà.

    Cách sử dụng loại hoa này trong điều trị bệnh cũng khá đơn giản, chỉ cần đun hoa rồi lấy vải đã thấm nước đắp lên chân khu vực sưng đau khoảng 5 phút. Ngoài ra, trà xanh hoa cúc tươi cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh khá tốt.

    Nha đam

    Trong nha đam có chứa nhiều glucomannan, axit gibberellic và axit salicylic và có tính kháng viêm mạnh mẽ có thể làm giảm các cơn đau, sưng viêm khá tốt.

    Để sử dụng nha đam trong hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân, mọi người có thể sử dụng phần keo của lá nha đam thoa lên khu vực bị sưng khoảng 20 phút, áp dụng ngày 2 lần để có hiệu quả tố.

    Bên cạnh đó, Bác sĩ cũng đưa ra những lưu ý quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả tích cực:

    • Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, hạn chế việc đứng lâu hoặc ngồi bất động kéo dài
    • Tạo lập thói quen thể dục thể thao nhẹ nhàng thường xuyên.
    • Việc di chuyển bằng các phương tiện trên quãng đường dài thì nên gấp duỗi chân thường xuyên cho máu lưu thông.
    • Chú ý vấn đề cân nặng, tích cực giảm cân khi bạn đang trong trường hợp thừa cân, béo phì.
    • Chủ động gặp và nhờ tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện các triệu chứng phía trên.
    • Dùng thuốc đề phòng huyết khối tĩnh mạch khi có chỉ định theo liều lượng và hưỡng dẫn cụ thể.
    • Chế độ ăn uống cũng là một điều quan trọng trong hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch, nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều kali, vitamin phospha và muối.

    Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hãy chủ động thăm khám sớm ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ để có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu còn có thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn hoặc đăng ký khám trực tiếp trên website.

    *Bài viết có tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


      Bài viết liên quan

      Phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch: Tầm quan trọng và hậu quả

      Bệnh tim mạch là các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Hiện nay, tại Việt Nam có…

      19 Th3, 2024
      349

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tim mạch

      Dấu Hiệu Hở Van Tim: Khi Nào Bạn Cần Đi Khám?

      Dấu hiệu hở van tim là gì? Để người bệnh có thể phát hiện và thăm khám kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ thông…

      22 Th3, 2024
      539

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở Van Tim 3 Lá 1/4 có nguy hiểm không? Đánh Giá Từ Chuyên Gia

      Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và làm sáng tỏ vấn đề: “hở van tim 3 lá 1/4 có nguy hiểm không?”…

      26 Th9, 2024
      404

      Chuyên mục: Tim mạch

      Tìm Hiểu Về Hở Van Tim 3 Lá Sống Được Bao Lâu?

      Hở van tim 3 lá sống được bao lâu là câu hỏi thường gặp ở những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này. Trong…

      19 Th3, 2024
      1.2K

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tim mạch

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám