Hạ canxi máu (tụt canxi) là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Cập nhật 02/06/2023

1.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Canxi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, 99% canxi tập trung ở răng với xương, chỉ còn lại 1%canxi nằm trong máu. Nhưng canxi máu lại ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều tế bào trong cơ thể đặc biệt là hệ thống dẫn truyền thần kinh. Hạ canxi máu là tình trạng canxi trong máu thấp dưới mức bình thường (8,8mg/dl). Vậy tình trạng tụt canxi máu cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm hay không?

1. Hạ canxi máu (tụt canxi) là gì?

Trong máu, Canxi có vai trò duy trì hoạt động của các dây thần kinh, giúp các cơ co lại với nhau trong quá trình di chuyển và giúp tim hoạt động bình thường. Tình trạng tụt canxi hay hạ canxi máu làm nồng độ canxi huyết thanh nhỏ hơn 8,8mg/dL (<2,20mmol/L) hoặc nồng độ canxi ion hóa bão hòa trong huyết thanh nhỏ hơn 4,7mg/dL (<1,17mmol/L).

Tụt canxi, nồng độ canxi huyết thanh nhỏ hơn 8,8mg/dL gây ảnh ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Tụt canxi, nồng độ canxi huyết thanh nhỏ hơn 8,8mg/dL gây ảnh ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Hạ canxi máu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tình trạng còi xương, chậm phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ, đổ mồ hôi trộm và hay khóc về đêm,… là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị thiếu canxi máu. Đối với người trưởng thành, vấn đề tụt canxi trong máu có thể gây ra loãng xương, thoái hóa cột sống,…

2. Nguyên nhân gây hạ canxi máu

Nồng độ canxi ngoại bào được điều hòa thông qua nồng độ canxi trong máu và xương, được kiểm soát bởi hai loại hormone là: hormone tuyến cận giáp và calcitonin. Vitamin D cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức canxi vì cơ thể cần hấp thụ canxi. Do đó, các nguyên nhân gây hạ canxi thường gặp như:

  • Suy tuyến cận giáp: Suy tuyến cận giáp là trường hợp cơ thể không sản xuất đủ hormon tuyến cận giáp (PTH). Thông thường, khi nồng độ Ca trong huyết tương giảm, tuyến cận giáp sẽ tăng tiết PTH nhờ hoạt hóa các thụ thể nhạy cảm canxi ngoại bào. Nếu tuyến cận giáp bị suy giảm, nồng độ PTH tiết ra không đủ giảm nồng độ canxi trong cơ thể. Các nguyên nhân gây suy tuyến cận giáp thường gặp như rối loạn di truyền, phẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp, xạ trị,…
Nguyên nhân hạ canxi máu có thể xuất phát do suy cận tuyến giáp.

Nguyên nhân hạ canxi máu có thể xuất phát do suy cận tuyến giáp.

Một số trường hợp giả suy tuyến cận giáp cũng khiến cơ thể không đáp ứng đúng với lượng PTH của cơ thể, dù mức PTH bình thường, nhưng cơ thể vẫn hoạt động như thiếu hormone này, dẫn đến hạ canxi.

  • Thiếu vitamin D: Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi trong cơ thể. Nhờ có vitamin D3 gắn vào niêm mạc ruột mà cơ thể tăng cường hấp thu canxi ở ruột. Vì vậy, thiếu vitamin D cũng là một nguyên nhân gây hạ canxi máu. Thiếu vitamin D có thể do tuổi tác, rối loạn di truyền, ăn uống không đủ chất, uống nhiều rượu, cà phê, hút thuốc lá, do thiếu tiếp xúc với ánh nắng…
  • Suy thận: Trong trường hợp suy thận mạn, hạ canxi máu là do lượng phốt pho trong máu tăng lên và giảm sản xuất vitamin D nhất định ở thận. Ngoài ra các hội chứng như nhiễm toan ống lượn xa, hội chứng Fanconi cũng là nguyên nhân khiến lượng canxi qua thận giảm.
  • Viêm tụy: Viêm tụy cũng gây giảm nồng độ PTH và giảm độ nhạy của PTH với các thụ thể ở cơ quan đích dẫn đến hạ canxi máu.
  • Hạ magie máu: Tuyến cận giáp cần magie để sản xuất và giải phóng hormone PTH, do đó khi nồng độ magie quá thấp (hạ magie máu), PTH không được sản xuất đủ, là nguyên nhân suy giảm nồng độ canxi trong máu.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc như Bisphosphonates , chloroquine corticosteroids, denosumab, foscarnet, rifampin, calcitonin, cinacalcet,… đều có thể gây hạ canxi huyết tương.
  • Hạ protein trong máu: Lượng canxi gắn với protein giảm đi dù lượng canxi ion hóa không thay đổi, điều này dẫn đến hạ canxi máu.

3. Triệu chứng tụt canxi máu nhận biết

Hạ canxi máu thường biểu hiện bằng các cơn tetani và các dấu hiệu của cơn tetani tiềm tàng, có thể kèm theo các rối loạn dinh dưỡng.

Cơn tetany điển hình: Bắt đầu bằng biểu hiện loạn cảm ở đầu ngón tay, ngón chân (có thể là cả lưỡi), toàn thân cảm thấy khó chịu, sau đó bệnh nhân cảm thấy co cứng đối xứng ở đầu ngón. Nhiều trường hợp xuất hiện triệu chứng “bàn tay đỡ đẻ”.

Các triệu chứng điển hình bắt đầu ở các ngón tay, ngón chân gây cảm giác khó chịu.

Các triệu chứng điển hình bắt đầu ở các ngón tay, ngón chân gây cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như:

  • Môi chìa ra như mõm cá do co cứng cơ vòng quanh miệng
  • Tư thế ưỡn cong làm co cơ ở thân
  • Co thắt thanh quản, cơ hoành, dạ dày  do cơ trơn của nội tạng

Sự co cứng của các cơ thường xảy ra nhanh, không đau nhưng có thể khiến bệnh nhân khó chịu, vã mồ hôi.

Cơn tetani tiềm tàng: phát hiện bằng dấu hiệu Chvostek và Trousseau

– Dấu hiệu Chvostek được chia thành 3 type:

  • Type 1: Giật khóe môi trên
  • Type 2: Giật khóe môi trên và phần cánh mũi
  • Type 3: Giật toàn bộ nửa mặt khi gõ vào điểm giữa đường nối vành tai và mép (cách gờ tai ngoài khoảng 2cm, về phía xương gò má)

– Dấu hiệu Trousseau: Các cơ co lại tạo thành hình“bàn tay đỡ đẻ” khi buộc caro ở cánh tay trong 3 phút test thử.

Các rối loạn dinh dưỡng: thường gặp khi bệnh đã kéo dài, các dấu hiệu như: da khô, dễ bong tróc có vạch ở móng tay, tóc khô, gãy rụng, hỏng men răng, tăng nguy cơ đục thủy tinh thế…

Một số trường hợp hạ canxi nặng, bệnh nhân có triệu chứng như ngủ lịm, tinh thần mơ màng, không tỉnh táo, hiếm khi bị co thắt cơ thanh quản gây khó thở, bệnh nhân đau đột ngột hoặc thậm chí là suy tim.

4. Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu tương đối nguy hiểm, vì tình trạng này gây ảnh hưởng đến thần kinh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 20% trẻ em hạ canxi huyết bị thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp bệnh nhân bị co giật, suy hô hấp, suy tim do hạ canxi máu nặng. Ngoài ra, hạ canxi máu còn dẫn đến loãng xương, kém phát triển, các cơn tetany, ảnh hưởng đến chức năng vận động và thần kinh. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.

Đối với trẻ em, việc hạ canxi máu khiến cho trẻ chậm phát triển về chiều cao, tăng nguy nguy cơ suy dinh dưỡng, nhuyễn xương…

5. Chẩn đoán và điều trị hạ canxi máu

Hạ canxi máu khi còn nhẹ thường không có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khi đã tiến triển nặng, điều này cũng gây khó khăn cho quá trình thăm khám và điều trị của bác sĩ.

5.1 Các biện pháp chẩn đoán hạ canxi máu

  • Xét nghiệm kiểm tra nồng độ canxi trong máu: đây là xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán sớm tình trạng hạ canxi máu.
  • Kiểm tra lâm sàng tóc, da, cơ bắp: cách này cũng có thể gợi ý tình trạng hạ canxi máu trên bệnh nhân.
  • Kiểm tra tâm thần: chứng mất trí, ảo giác, sự nhầm lẫn,… có thể liên quan đến tình trạng hạ canxi máu.
  • Khám kiểm tra thần kinh: dấu Chvostek, dấu Trousseau, tình trạng co giật, rối loạn tri giác,… là một số biểu hiện nhận biết sớm của hạ canxi máu.

5.2 Hướng điều trị hạ canxi máu

Hạ canxi máu cấp tính

Điều trị khi có cơn tetany, bác sĩ chỉ định tiêm tĩnh mạch canxi gluconate 10mL dung dịch 10% (hoặc canxi clorua 10%) trong 10 phút, chỉ định này đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể kéo dài chỉ trong vài giờ. Khi cần thiết có thể phải tiêm lặp lại hoặc tiêm truyền liên tục với 30mL canxi gluconat 10% trong 24 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơn tetany có liên quan đến hạ magie máu, cần phải bổ sung magie, bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch muối magie 10% (1g/10mL) hoặc muối magie uống.

Tiêm tĩnh mạch canxi có thể được bác sĩ chỉ định giúp nhanh chóng giảm các cơn tetaty.

Tiêm tĩnh mạch canxi có thể được bác sĩ chỉ định giúp nhanh chóng giảm các cơn tetaty.

*Cơn tetany tình trạng thần kinh cơ bị kích thích dẫn đến co thắt cơ toàn thân (wikipedia.org).

Hạ canxi máu mạn tính

Trong điều trị, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng canxi và vitamin D (có thể là D2 hoặc D3) đường uống. Thời gian điều trị thường khoảng 2 tháng, xen kẽ với những đợt nghỉ thuốc hoặc 3-5 tháng.

Calcitriol (viên 250mg hoặc 500mg) có tác dụng nhanh, liều khởi đầu với 250mg/ ngày, sau đó tăng liều thuốc sau 2 đến 4 tuần, liều duy trì từ 500 đến 2000mg/ ngày.

Một số trường hợp tụt canxi máu do giảm magie, bác sĩ sẽ kê magie kèm với B6 liều 2-4 viên/ngày cho bệnh nhân.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!

5.3 Phòng ngừa hạ canxi máu

Bên cạnh đó, các chuyên gia MEDIPLUS cho biết thêm và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu, hỗ trợ trong việc điều trị tích cực:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, giàu canxi: sử dụng các thực phẩm có nhiều canxi như sữa, hải sản, đậu phụ, hạt chia, rau chân vịt, hạnh nhân, súp lơ,… Đồng thời, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều magie và vitamin D cũng rất tốt cho cơ thể.
  • Luyện tập thể dục, thể thao như đi bộ, tập gym, yoga,… thường xuyên và đều đặn.
  • Tắm nắng trước 9h sáng và sau 15h chiều giúp cơ thể bổ sung vitamin D.
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, cà phê hay sử dụng chất kích thích, vì điều này làm tăng đào thải canxi ra ngoài.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe.

Hạ canxi máu thường không có dấu hiệu rõ ràng, cho đến khi bệnh trở nặng, khiến nhiều người chủ quan. Nhưng bệnh lại có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung canxi đầy đủ, để đề phòng tình trạng thiếu canxi máu.

Nếu còn có thắc mắc gì, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được chuyên gia tư vấn hoặc đăng ký khám trực tiếp trên website để được hỗ trợ nhanh chóng.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Quan hệ khi đến tháng thì có thai không?

    Quan hệ tình dục gần đến kỳ kinh nguyệt có sao không? Quan hệ xong đến tháng thì có thai không? Quan hệ khi đến…

    28 Th10, 2024
    554

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì có bầu? 2 cách để biết có thai chuẩn xác

    Nhiều chị em sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn thường băn khoăn sau quan hệ bao lâu thì có bầu?…

    28 Th10, 2024
    944

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị khô rát phải làm sao? 9 nguyên nhân và cách chữa

    Không ít chị em phụ nữ bị tình trạng khô rát âm đạo, ít ra nước và làm ảnh hưởng đến cuộc yêu. Vậy quan…

    28 Th10, 2024
    688

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Giải đáp] Quan hệ không xuất được tinh có thai không?

    “Quan hệ không xuất được tinh có thai không?” là câu hỏi được nhiều người chú ý. Quan hệ không xuất được tinh là một…

    28 Th10, 2024
    275

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám