Bệnh gút có ăn được trứng gà không? [HỎI ĐÁP]

Cập nhật 24/07/2023

1.3K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Trứng là một trong những thực phẩm rất quen thuộc với bữa cơm của mỗi gia đình, có thể từ trứng chế biến thành rất nhiều món khác nhau. Món ăn từ trứng dễ chế biến, dễ ăn và cực kỳ tốt cho sức khoẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy người mắc bệnh gút có ăn trứng được không, có làm tăng chỉ số acid uric… hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây chia sẻ từ các Bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

Trong trứng có chứa rất nhiều protein, các loại axit amin và hàm lượng lớn lipid, sắt, kẽm, đồng, vitamin A,… Đặc biệt, hàm lượng lecithin trong trứng khá cao – thành phần đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hàm lượng cholesterol, ngăn chặn sự tích tụ của cholesterol trong máu. Ngoài ra, trứng còn là nguồn thực phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương như: canxi, đồng, sắt, photpho…

>>> Xem thêm:

Người bị bệnh gút ăn trứng gà được không?

Người bị bệnh gút ăn trứng gà được không?

Vậy bệnh gút có ăn trứng được không? Chuyên gia MEDIPLUS cho biết, người bệnh gút hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào thực đơn, tuy nhiên chỉ nên bổ sung khoảng 800g trong 1 tuần là tốt nhất. Tức là trung bình một người bị gút nên ăn từ 4 – 5 quả trứng/ tuần là hợp lý để kiểm soát tốt chỉ số axit uric trong máu.

Người bị gout nên ăn loại trứng nào mới tốt?

Một trong những băn khoăn rất lớn mà mọi người thường gặp phải chính là không biết loại trứng nào thì tốt nhất cho người mắc bệnh gút. Trên thực tế, mỗi loại trứng có một hàm lượng đạm khác nhau, trong đó các loại trứng có nguồn đạm lớn như trứng ngỗng hoặc trứng vịt, trứng đà điểu người bệnh gút có thể ăn được nhưng cần lưu ý về hàm lượng tối đa được phép bổ sung.

Thay vào đó, chuyên gia cơ xương khớp MEDIPLUS khuyến cáo người bệnh gút nên lựa chọn trứng gà ta bởi hàm lượng đạm, chất béo và khoáng chất của trứng gà là phù hợp. Hàm lượng choline trong trứng gà rất tốt cho quá trình dẫn truyền tế bào và ngăn ngừa sự ngưng tụ homocysteine, cải thiện các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh gút.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa các đợt gout cấp tái phát, người bệnh cần lưu ý chỉ nên bổ sung tối đa 5 quả/ tuần.

Bên cạnh các loại trứng thông thường, trứng vịt lộn cũng được xem là nguồn dinh dưỡng đa dạng với thành phần đạm và canxi đáng kể. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng bệnh nhân gút không nên ăn trứng vịt lộn, do hàm lượng đạm của chúng quá cao. Nếu bổ sung vào cơ thể sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu, kích thích tái phát các đợt gút cấp khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Cách chế biến trứng cho bệnh nhân gout

Trứng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất cần thiết có trong thực đơn của người bệnh gout. Dưới đây là một vài món ăn từ trứng với cách làm đơn giản lại vô cùng hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo.

1. Món trứng hấp

Trứng hấp là món ăn đặc biệt dễ làm, cực kỳ phù hợp với những ai có tiêu chí bữa ăn nhanh gọn và tiện lợi.

Món trứng gà hấp ngon và dễ thực hiện tốt cho người bị gút

Món trứng gà hấp ngon và dễ thực hiện tốt cho người bị gút

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 quả trứng gà, 250g thịt nạc xay, 100g bún tàu, 50g mộc nhĩ (nấm mèo), 1 củ hành tây.

Cách thực hiện:

  • Mộc nhĩ, bún tàu, hành tây thái nhỏ và băm nhuyễn.
  • Cho 2 quả trứng gà và phần lòng trắng của quả trứng còn lại vào bát tô,, thêm  mộc nhĩ, bún tàu, và hành tây băm nhỏ vào trộn đều, nêm 1/2 muỗng nhỏ muối, 1/4 muỗng nhỏ đường và 1/2 muỗng nhỏ hạt nêm, tiêu sao cho vừa miệng ăn.
  • Trộn đều cho bún tàu và mộc nhĩ quyện với nhau. Sau đó cho vào tô thủy tinh hoặc tô sứ, hấp cách thủy trong vòng 20 phút.

2. Trứng chiên lá lốt

Sau trứng hấp thì đây là món ăn không thể bỏ qua bởi sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa hương vị đặc trưng của lá lốt và mùi thơm hấp dẫn của trứng gà.

Thêm lá lốt kết hợp cùng trứng món ăn tốt cho người bị các vấn đề xương khớp

Thêm lá lốt kết hợp cùng trứng món ăn tốt cho người bị các vấn đề xương khớp

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả Trứng gà, 500g trứng cá, lá lốt 1 bó nhỏ. Hành khô, hạt tiêu, mì chính, nước mắm, dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Lá lốt, hành khô rửa sạch, thái nhỏ cho vào tô. Sau đó cho thêm trứng cá và 2 quả trứng gà vào. Nêm gia vị vừa ăn và trộn đều.
  • Đun dầu ăn nóng già, đổ trứng vào rán cho đến khi trứng hơi vàng là lật mặt luôn. Lưu ý, không nên rán quá khô sẽ làm mất vị ngon của trứng.
  • Chuẩn bị 1 chiếc đĩa có giấy thấm dầu để đựng trứng chiên lá lốt mới lấy ra để thấm bớt dầu mỡ. Có thể ăn kèm cùng với nước mắm chanh ớt để đậm vị hơn.

3. Thịt ba chỉ kho trứng

Thịt ba chỉ kho trứng chắc chắn là món ăn không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Đây là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời giữa hương vị đậm đà, dai dai của thịt cùng với sự ngọt thanh, béo nhẹ của trứng.

Thịt ba chỉ kho trứng món ăn ngon người bị gout có thể chuẩn bị trong bữa ăn

Thịt ba chỉ kho trứng món ăn ngon người bị gout có thể chuẩn bị trong bữa ăn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500gr thịt ba chỉ, 5 quả trứng gà, gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện:

  • Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt miếng vuông cỡ 5cm. Hành khô, ớt rửa sạch băm nhỏ.
  • Cho thịt vào nồi luộc, thêm vào 1 thìa cafe muối, đợi đến khi nước sôi chừng 1 phút thì tắt bếp sau đó mang ra rửa sạch…
  • Trứng gà luộc chín, bóc vỏ (đem ngâm trong nước lạnh cho dễ bóc vỏ). Sau đó, dùng dao khứa vài đường dọc theo quả trứng để khi nấu trứng được ngấm gia vị hơn.
  • Cho 2 thìa cafe đường vào nồi đun lên với lửa nhỏ để tạo màu cho thịt. Khi đường tan, dùng đũa khuấy đều cho đến khi chuyển sang màu cánh gián đậm rồi cho 1 bát nhỏ nước nóng vào, tắt bếp là đã có nước màu dùng để ướp thịt.
  • Trộn đều thịt với hành khô băm nhỏ, 1 thìa cafe đường, nước màu, 1 thìa cafe hạt tiêu, 1 thìa canh nước mắm, ướp trong vòng 30 phút cho thịt ngấm đều. Sau đó bắc lên bếp, đợi đến khi sôi, thêm nước nóng vào ngang mặt thịt, vặn lửa liu riu đun trong khoảng 30 phút, lúc này cho trứng và ớt vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

4. Canh trứng nấu cà chua

Canh trứng nấu cà chua là món ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đạm, vitamin đến chất xơ, đáp ứng đủ ba tiêu chí: ngon, bổ và dễ dàng chế biến.

Canh trứng cà chua dễ chế biến cung cấp dinh dưỡng và chất xơ

Canh trứng cà chua dễ chế biến cung cấp dinh dưỡng và chất xơ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Trứng gà ta: 2 – 3 quả (không nên dùng trứng vịt vì món canh sẽ bị tanh), cà chua: 1 – 2 quả. Muối, gia vị, dầu ăn, hành khô và các loại rau gia vị đi kèm.

Cách thực hiện:

  • Hành khô, rau gia vị, hành mùi rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua sau khi rửa sạch thái hình miếng cau. Trứng gà cho vào bát, đánh tan.
  • Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi, thêm một ít hành khô băm phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào, nêm hạt nêm, gia vị. Khi cà chua chín thì thêm lượng nước vừa đủ dùng và vặn to bếp cho đến khi sôi.
  • Nêm nếm gia vị lần nữa cho vừa ăn, sau đó cho trứng đã đánh tan vào, ngoáy đều tay, đợi đến khi nước sôi trở lại, vặn nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong khoảng 1 – 2 phút nữa cho trứng chín hẳn, thêm rau gia vị vào rồi tắt bếp, cho ra bát và thưởng thức.

5. Trứng hấp đậu non

Nếu muốn lựa chọn một món ăn ngon, thanh đạm thì đây là một lựa chọn không thể bỏ qua trong thực đơn của người bị gút.

Trứng hấp đậu non thanh đạm và tốt cho sức khỏe

Trứng hấp đậu non thanh đạm và tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đậu hũ non 300gr, 2 quả trứng gà, xúc xích, gia vị, hành lá.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đậu hũ rồi cắt nhỏ. Cho 1 – 2 quả trứng vào bát, thêm 1 thìa cà phê nước mắm rồi đánh bông trứng. Xúc xích thái hạt lựu. Hành lá rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Xếp đậu hũ non đã cắt nhỏ vào chảo, rồi rưới bát trứng đã khuấy đều vào. Rắc xúc xích thái nhỏ lên trên. Hấp đậu hũ với trứng trong khoảng 2 – 3 phút trên ngọn lửa nhỏ.
  • Trong khi chờ trứng chín, pha hỗn hợp gia vị gồm 2 thìa canh dầu hào, 4 thìa canh nước lọc, 1 thìa canh dầu mè, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê hạt tiêu, khuấy đều. Sau đó, cho hỗn hợp gia vị vào chảo trứng, đậu hũ. Đun thêm khoảng 3 phút nữa trên lửa nhỏ. Sau đó cắt hành lá trang trí vào rồi tắt bếp.

6. Trứng xào với bông cải xanh

Trứng xào bông cải xanh là món ăn “lạ”, với sự giòn giòn của bông cải xanh hòa cùng vị tươi ngon của trứng chắc chắn sẽ khiến cho bữa ăn thêm phần chất lượng hơn.

Trứng xào bông cải cung cấp thêm lượng chất xơ

Trứng xào bông cải cung cấp thêm lượng chất xơ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g bông cải xanh, 150g cải bắp tím, 100g thịt heo nạc xay, 5 trứng cút, 2 củ cà rốt.

Cách thực hiện:

  • Bông cải xanh cắt miếng, ngâm nước muối loãng cho sạch. Cải bắp tím lột từng lớp vỏ, rửa sạch, cắt sợi  và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa mỏng. Tất cả chần qua nước sôi để riêng Trứng cút luộc chín, lột vỏ. Ngò rí nhặt kỹ, rửa sạch.
  • Phi thơm hành tỏi xay, lần lượt cho từng loại rau củ vào chảo, xào riêng rồi xếp thành 3 khối màu riêng lẻ trên đĩa. Cho một ít dầu vào chảo để xào sơ lượng thịt nạc xay, nêm ít hạt nêm, 1 muỗng cà-phê nước mắm, 1/2 muỗng cà-phê tiêu, 1 muỗng cà-phê đường và màu điều vào, đảo đều. Pha bột năng với nước, khuấy đều rồi đổ từ từ vào chảo thịt đun sôi cho sánh lại.
  • Cho món ăn ra đĩa rồi rắc tiêu và ngò lên. Trứng xào bông cải xanh sẽ ngon hơn khi dùng nóng.

7. Trứng hấp nấm rơm

Thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng cách thêm ngay món trứng hấp nấm rơm vào thực đơn cho cả nhà, đây hứa hẹn sẽ là món ăn ghi điểm bởi sự thơm ngon và vô cùng lạ miệng.

Trứng hấp nấm rơm món ngon người bị gout có trong bữa ăn

Trứng hấp nấm rơm món ngon người bị gout có trong bữa ăn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 20g nấm rơm, gia vị cần thiết.

Cách thực hiện:

  • Nấm mua về cắt gốc rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút cho bớt chất độc trong nấm. Hành tím lột vỏ, cắt mỏng, đồng thời cắt nhỏ hành lá.
  • Cho một ít dầu ăn vào trong chảo để xào nấm rơm, bước này sẽ giúp giảm bớt lượng nước trong nấm. Cho trứng vào bát, thêm một ít hạt nêm, nước mắm, hành tím, hành lá và nấm rơm đã xào vào đánh đều lên. Sau đó, cho vào nồi hấp khoảng 20 phút hoặc đến khi thấy mặt trứng khô se lại là món ăn đã chín.

8. Trứng khuấy

Trứng khuấy là một món chế biến nhanh, dễ làm phù hợp với những người không có thời gian và không thích nấu cầu kỳ. Món ăn này thích hợp cho những bữa nhẹ lúc xế chiều.

Món trứng khuấy cách làm đơn giản thích hợp với các bữa nhẹ

Món trứng khuấy cách làm đơn giản thích hợp với các bữa nhẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 1 thìa cà phê bơ, muối ăn và tiêu.

Cách thực hiện:

  • Dùng cây đánh trứng hoặc dĩa để đánh trứng trong bát cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ hòa thành một.
  • Cho 1 thìa cà phê bơ vào chảo nhỏ không dính và vặn lửa vừa. Đun nóng chảo khoảng 1 phút cho bơ chảy ra và sôi lên một chút. Nghiêng chảo vòng quanh để láng bơ khắp đáy chảo và thành chảo. Chầm chậm đổ trứng đã đánh tan vào. Sau đó, vặn nhỏ lửa để tránh bị cháy.
  • Dùng thìa gỗ để khuấy trứng liên tục khi đun. Tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi trứng bắt đầu đông lại. Tắt bếp và cho trứng ra đĩa, ăn luôn khi còn nóng để thưởng thức trọn vị. Rắc thêm muối và tiêu để món ăn thơm hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc bệnh gút có ăn trứng gà được không. Từ đó hiểu hơn về tác dụng của việc bổ sung trứng vào thực đơn, đồng thời tham khảo được các công thức chế biến món ăn thơm ngon và dễ dàng với nguyên liệu vô cùng dinh dưỡng là trứng.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    5 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt tại nhà hiệu quả

    Đau khớp gối là một bệnh lý về xương và nó có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi có biểu hiện…

    26 Th12, 2023
    852

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    15 Cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc tại nhà

    Gout là một căn bệnh phổ biến gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ở các khớp. Tuy nhiên, không…

    11 Th10, 2024
    170

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    515

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    11 thuốc trị gai cột sống hàng đầu và lưu ý khi dùng

    Việc điều trị gai cột sống thường bao gồm các biện pháp giảm đau và kháng viêm, trong đó thuốc trị gai cột sống đóng…

    22 Th10, 2024
    111

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám