Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi cần cẩn trọng

Cập nhật 13/11/2024

2.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là tình trạng thường gặp phải ở các bé mới sinh, đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo của một số bất thường như nhiễm trùng ở trẻ. Tình trạng này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, bởi vậy, bố mẹ cần hiểu rõ về vấn đề này để chăm sóc con đúng cách, tránh những hậu quả đáng tiếc. Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng sau sinh trong khoảng 2 tuần, một số trường hợp rụng sớm diễn ra khi trẻ được 1 tuần tuổi sau sinh, trường hợp rụng muộn có thể kéo dài khoảng 1 tháng. Sau 1 – 3 tuần, phần cuống rốn (phần dính vào rốn trẻ sau khi dây rốn được cắt) sẽ khô dần và tự rụng. Tình trạng rốn các bé mới sinh bị ướt khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được theo dõi cẩn thận và vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại.

>>> Mẹ đang quan tâm: Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Nếu rốn trẻ bị ướt trong thời gian dài và cuống rốn chưa rụng có thể do một vài nguyên nhân sau:

  • Cách chăm sóc vệ sinh hàng ngày vùng rốn của bố mẹ chưa đúng. Từ đó khiến rốn trẻ bị ướt và có mùi hôi kèm theo cuống rốn chưa rụng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng mưng mủ nhiễm trùng.
  • Nhiễm nấm Candida: Nấm candida có khả năng phát triển mạnh và lan rộng trên vùng da ẩm và ấm, khi lượng nấm phát triển nhiều lên gây nguy cơ nhiễm trùng. Trẻ khi bị nhiễm nấm vùng rốn có dấu hiệu ngứa, bé quấy khóc, khó chịu do đau ở vùng này.
  • Nhiễm khuẩn: Phần cuống rốn của trẻ thông thường trước khi rụng sẽ tiết ra một chút dịch ướt, có thể có màu nâu do máu đông – đây là trạng thái hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu sau khi rụng mà rốn vẫn còn ướt do dịch mủ kèm hôi, vùng da xung quanh sưng đỏ,.. là dấu hiệu bất thường nguy hiểm của nhiễm trùng tại rốn.
  • Ống niệu quản của trẻ không được đóng khít: Ống niệu quản giữ vai trò kết nối bàng quang thai nhi với dây rốn. Khi ống này không được đóng kín sẽ dẫn tới rốn, gây ra mùi hôi và bị ướt ở đây.

Cẩn trọng khi rốn trẻ sơ sinh ướt có mùi hôi

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu do cơ thể còn non nớt, bởi vậy vị trí cuống rốn (sau khi được cắt dây rốn lúc chào đời) có thể rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu cha mẹ không chăm sóc cẩn thận và vệ sinh đúng cách.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau rụng khi nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào phần vết thương hở, từ đó gây viêm nhiễm nghiêm trọng và đau đớn cho trẻ nhỏ. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý cho trẻ dùng thuốc hay dùng phương pháp dân gian, vùng nhiễm trùng có thể trở nên nặng hơn và có thể gây nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm và ảnh hưởng lên toàn cơ thể.

Một số trường hợp phần rốn các bé bị ướt nhưng không gây ảnh hưởng nguy hiểm, trẻ vẫn bú, ăn ngủ như bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý vấn đề vệ sinh đúng cách và chăm sóc vùng này cẩn thận cho trẻ để phần cuống rốn khô, dễ lành và rụng.

Ba mẹ cần lưu ý khi thấy rốn của bé bị ướt

Ba mẹ cần lưu ý khi thấy rốn của bé bị ướt

Nếu quan sát thấy mất ranh giới bình thường giữa da và dây rốn, dây rốn viêm đỏ có mủ, đôi khi có rỉ máu thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng rốn cần có hướng điều trị sớm.

Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Rốn trẻ bị nhiễm trùng nặng, lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh vùng rốn, tạo quầng rốn với đường kính lớn hơn 2cm. Trẻ nhỏ có kèm biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt cao, người lừ đừ và bỏ bú).

Bệnh uốn ván rốn

Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn, xâm nhập vào cơ thể trẻ thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt, ủ bệnh khoảng 7 ngày.

Hơn một tuần ủ bệnh, thời kỳ toàn phát bệnh, trẻ sốt cao 38 – 39oC, có khi lên 40 – 41oC, quấy khóc, bỏ bú, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện các cơn co giật và co cứng, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm có thể sùi bọt mép, hai tay nắm chặt.

Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, nếu cơn giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

U hạt rốn

U hạt rốn là tình trạng chậm biểu bì hóa sau khi rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức. Thường thì u hạt rốn hay xảy ra ở những trẻ chậm rụng rốn, thường trẻ sơ sinh quá 6 – 8 ngày chưa rụng rốn tạo điều kiện u hạt phát triển.

Thoát vị rốn

Khi các cơ bụng đóng không kín lỗ rốn lại được khiến trẻ bị thoát vị rốn. Biểu hiện là xuất hiện một khối tròn nổi lên ngay tại lỗ rốn, ba mẹ có thể lưu ý nhận thấy bằng mắt và cảm nhận khi ấn nhẹ lên vùng rốn trẻ. Đặc biệt khi trẻ khoc, ho, ưỡn người hay khi trẻ ngồi dậy thì khối này phình to lên.

Bố mẹ cần làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt?

Khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt, do dịch chảy ra từ rốn nhiều bất thường và chậm rụng rốn thì cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế, phòng khám nhi để được xác định nguyên nhân cũng như tư vấn chăm sóc từ bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần có cách chăm sóc vùng rốn đúng cách tại nhà:

  • Theo dõi sát sao, không bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường tại vùng rốn trẻ. Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần giữ cho vùng rốn trẻ luôn khô thoáng, hạn chế tối đa sự cọ xát bởi có thể gây tổn thương phần này. Khi thay tã cũng cần nhẹ nhàng, cẩn thận chà sát vào rốn.
  • Khi cho trẻ đi tắm, cha mẹ có thể dùng một miếng vải mềm hay bông gạc thấm khô nước không may bị dính vào rốn. Trước khi vệ sinh cho bé bố mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng.
  • Vệ sinh vùng rốn trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, nhẹ nhàng lau quanh vùng rốn bằng bông mỗi ngày từ 3 – 4 lần và sau đó lau khô để đảm bảo khô thoáng.
  • Khi thấy vùng rốn  xuất hiện những dấu hiệu bất thường: sưng, nóng, đỏ, chảy dịch vàng ở cuống rốn, trẻ kém ăn uống và quấy khóc nhiều kèm theo nóng sốt, tình trạng kéo dài không khỏi, cha mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ chuyên khoa để khám và được điều trị nhanh chóng.
Cần vệ sinh vùng rốn trẻ đúng cách

Cần vệ sinh vùng rốn trẻ đúng cách

Việc để rốn trẻ sơ sinh ướt tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và vi trùng, dễ gây nhiễm trùng vùng rốn. Bởi vậy, cha mẹ cần vệ sinh đúng cách bộ phận này cho trẻ sơ sinh để nhanh khô. Ba mẹ cần lưu ý cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh nhanh khô:

  • Tắm rửa hàng ngày cho trẻ cần tránh ngâm trẻ trong bồn tắm khiến nước vào vùng rốn.
  • Không nên sử dụng bất kì loại xà phòng tắm nào để làm sạch rốn cho trẻ.
  • Không kéo cuống rốn của trẻ khi nó chưa rụng. Khi cuống rốn đã rụng, cần giữ vùng này luôn khô ráo.
  • Lựa chọn quần áo và tã mềm mại, thoải mái, tránh ma sát với vùng rốn của trẻ.
  • Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vùng rốn cho con.
  • Nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng rốn 3 – 4 lần một ngày bằng nước muối sinh lý. Sau đó dùng bông thấm và bôi thuốc giúp vùng rốn bé nhanh khô dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (thuốc cần được chấm đều lên vùng rốn, tránh lan ra các khu vực xung quanh).

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt cũng như cách chăm sóc và vệ sinh vùng này cho bé. Cha mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng vùng rốn bé sơ sinh để nhanh chóng phát hiện những bất thường, rốn bị ướt để có cách xử lý đúng hay đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám