1.3K
Tác giả:MEDIPLUS
•
Chuyên mục:Tai mũi họng
MỤC LỤC
Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em trong giai đoạn 6 – 36 tháng tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu viêm tai giữa mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết để kịp thời thăm khám và có hướng điều trị phù hợp hiệu quả.
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm trùng tai giữa do vi khuẩn, virus hoặc đồng nhiễm cả hai yếu tố gây nên. Bệnh thường đi kèm với hội chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên với các dấu hiệu viêm tai giữa điển hình như sau cần nhận biết sớm để điều trị hiệu quả:
Đau nhức tai là dấu hiệu viêm tai giữa đặc trưng ở cả người lớn và trẻ em. Đau tai có thể kèm theo cảm giác nhói và giật giật ở tai. Một số trường hợp ghi nhận tình trạng đau lan lên cả phần đầu. Điều này khiến cho một hoặc hai tai tê cứng, sưng, đau, nóng khi sờ vào. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể cảm thấy bị ù tai, suy giảm thính lực, nghe không rõ hoặc nghe thấy tiếng ọc ọc như trong tai có nước.
Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ lưu ý nhận biết bé thường hay đưa tay lên dụi hoặc kéo vành tai lắc đầu do khó chịu.
Đau nhức tai là triệu chứng điển hình ở bệnh nhân viêm tai giữa có thể nhận biết sớm.
Tình trạng sốt cao lên tới 39 – 40oC thường gặp ở trẻ em và người lớn bị nhiễm trùng nặng. Trẻ có thể sốt cao kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ và nặng hơn là xảy ra hiện tượng co giật.
Nhiều trẻ nhỏ sốt cao kèm rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lỏng nhiều lần. Tuy nhiên bé sốt chưa rõ nguyên nhân xuất hiện đồng thời với đi ngoài cần được thăm khám cụ thể để phát hiện sớm viêm tai giữa cấp.
Tai bị viêm, sưng kèm theo chảy dịch, sốt cao khiến người bệnh rơi vào tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, uể oải. Viêm tai giữa còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh nằm phía sau ốc tai khiến người bệnh khó khăn trong việc giữ thăng bằng, nhức đầu, đi đứng chao đảo. Trẻ em có dấu hiệu trằn trọc khó ngủ, bứt rứt khi nằm xuống và thường nghiêng đầu sang một bên.
Ù tai và suy giảm thính lực là dấu hiệu viêm tai giữa thường gặp do tai chảy dịch mủ. Dịch mủ có thể chảy ra theo đợt hoặc theo ngày, nhất là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Phần dịch mủ chảy ra từ tai có màu vàng, bệnh nhân viêm tai xương chũm còn kèm theo mùi hôi và cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Tai bị ù, khó nghe hơn do viêm ứ dịch và chảy mủ.
Cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, ù tai khiến người bệnh khó ngủ hơn, bứt rứt khi nằm xuống và thường phải nằm nghiêng một bên. Tình trạng này làm người bệnh ngủ trong tư thế không thoải mái, dẫn đến hiện tượng khó ngủ và mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng.
Bệnh nhân khi phát hiện một hoặc nhiều dấu hiệu viêm tai giữa kể trên, nhất là đối tượng trẻ nhỏ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, nội soi tai mũi họng kiểm tra đánh giá tình trạng để đưa ra hướng điều trị. Mục tiêu điều trị viêm tai giữa nhằm phục hồi thính lực cho bệnh nhân, cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển thành xơ nhĩ, viêm tai dính, xẹp nhĩ,…
Tùy vào mức độ và tình trạng viêm tai giữa mà người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh kết hợp giảm đau chống viêm, sát trùng mũi – họng và hạ sốt. Trường hợp trẻ mắc thêm các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng,… cần phải phối hợp điều trị tích cực, đồng thời và triệt để.
Ở giai đoạn muộn và màng nhĩ đã thủng, ngoài sử dụng thuốc điều trị toàn thân thì người bệnh phải kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ tai – mũi – họng hàng ngày. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao tình trạng thủng màng nhĩ cũng như việc đáp ứng điều trị của người bệnh.
>>> Xem thêm:
Người bệnh thường chủ quan, lơ là với các dấu hiệu viêm tai giữa và tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc của người thân, bạn bè xung quanh mách cho. Điều này không chỉ làm nặng thêm tình trạng bệnh mà còn nguy cơ tiến triển nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Khi có triệu chứng nghi ngờ viêm tai giữa, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Đồng thời trong quá trình điều trị, cần tuân thủ đúng phác đồ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định.
Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý bơm rửa mũi. Bởi lẽ, nhiệt độ của dịch bơm rửa thường dưới 25oC, còn của biểu mô đường hô hấp là 33oC. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể kích thích biểu mô đường hô hấp tăng tiết, làm trầm trọng hơn tình trạng chảy mủ ở tai bệnh nhân, nhất là người có cơ địa dị ứng.
Ngoài ra, áp lực từ bình xịt rửa sẽ đẩy dịch và một phần vi khuẩn xuống họng, ngách trong hốc mũi (trong đó có lỗ vòi tai và khe xoang) làm gia tăng tình trạng nhiễm trùng ở tai. Đồng thời, việc xịt rửa cũng làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của tai. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh phát triển, làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị viêm tai giữa cho bệnh nhân. Theo đó, người bệnh viêm tai giữa nên tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, E, kẽm nhằm hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm và tăng cường chất chống oxy hóa.
Những thực phẩm có thể kể đến như cải bó xôi, cà rốt, cam, chanh, dâu tây, việt quất,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng,…
Trên đây là 5 dấu hiệu viêm tai giữa điển hình mà người bệnh tuyệt đối không nên bỏ qua để sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. Chữa trị sớm và dứt điểm viêm tai giữa có thể giúp ngăn chặn biến chứng và phòng ngừa nguy cơ tái phát. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 3366 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.