Siêu âm 2D có chính xác không? – Lời giải đáp từ chuyên gia

Cập nhật 24/06/2023

3.6K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Theo các chuyên gia y tế hàng đầu “Nếu mẹ chỉ cần biết hình ảnh và thông tin cơ bản của con thì siêu âm 2D là đủ chính xác”. Bởi vậy các mẹ không cần phải lo lắng việc siêu âm 2D có chính xác không. Cụ thể, bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc chi tiết.

Xem thêm:

1. Siêu âm 2D có chính xác không?

Siêu âm 2D là phương pháp đảm bảo phát hiện được phần lớn các bất thường hình thái của thai nhi. Do đó, có thể khẳng định là siêu âm 2D chính xác, mẹ hoàn toàn có thể biết được hình ảnh và các thông tin cơ bản của con. Vì vậy các mẹ không cần phải lo lắng việc siêu âm 2D có chính xác không?

Siêu âm 2D là phương pháp cho ra kết quả hình ảnh hiển thị các mặt cắt của cơ thể trên không gian hai chiều, theo thang màu xám (đen – trắng). Dựa vào siêu âm 2D, các bác sĩ sẽ theo dõi được:

  • Trong giai đoạn sớm giúp xác định mẹ có đang mang thai không, đồng thời chẩn đoán tình trạng thai nhi như: vị trí thai, tuổi thai, số lượng thai…
  • Phát hiện các dị tật bẩm sinh như: hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, chẻ vòm, tật tay chân ngắn…
  • Đánh giá sự phát triển của bé: Kiểm tra xem thai nhi phát triển có bình thường không, bé có thừa cân hay có tính trạng suy dinh dưỡng thai nhi không…
  • Kiểm tra các phần phụ của thai: dây rốn, nước ối, bánh nhau thai. Phát hiện bất thường về tử cung, buồng trứng của mẹ trong suốt quá trình mang thai.

Với siêu âm 3D, siêu âm 4D thì sẽ sử dụng chiếu chùm tia dày hơn nên cho ra hình ảnh em bé chân thực hơn (giống như ảnh chụp) và có cả video em bé đang chuyển động. Đây gần như là sự khác biệt duy nhất. Vì thế, nếu mẹ chỉ cần biết hình ảnh và thông tin cơ bản của con thì chỉ cần siêu âm 2D là đã đủ chính xác rồi!

Siêu âm 2D có chính xác không

Siêu âm 2D có chính xác không

Tuy nhiên cũng có một số yếu tố làm ảnh hưởng đến mức độ chính xác của kết quả siêu âm 2D mà mẹ cần lưu ý để chọn được địa chỉ phù hợp đó là:

  • Người thực hiện: bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phải có chuyên môn cao, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
  • Đơn vị, cơ sở y tế có uy tín, có chứng nhận được cấp phép hoạt động bởi Bộ Y tế.
  • Máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng.

2. Tại sao mẹ nên chọn phương pháp siêu âm 2D?

Siêu âm 2D là phương pháp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay do:

ƯU ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM 2D:

  • Rất an toàn: Siêu âm nói chung và siêu âm 2D nói riêng được đánh giá là an toàn cho cả mẹ và bé. Do siêu âm chỉ chiếu chùm sóng âm, sử dụng các bước sóng siêu âm nhỏ, không xâm lấn vào trong cơ thể nên không đau, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thai nhi: Rất nhiều mẹ lo lắng siêu âm 2D có chính xác không? Siêu âm 2D giúp xác định xem mẹ có thai hay không, phôi thai nằm trong hay ngoài tử cung, số lượng thai, tuổi thai, giới tính thai và ngày dự sinh.
  • Giúp đánh giá sự phát triển của bé: Qua các chỉ số như vòng đầu, chiều dài xương, xem bé có bị tăng cân hay nhẹ cân quá mức không.
  • Giúp phát hiện dị tật thai nhi như: hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi, chẻ vòm, tật tay chân ngắn
  • Giúp kiểm tra được phần phụ của thai như: dây rốn, nước ối, bánh nhau có vấn đề gì không. Ngoài ra cũng đánh giá những bất thường về tử cung, buồng trứng của mẹ trong suốt quá trình mang thai. Phát hiện được hình ảnh rau tiền đạo nguyên nhân gây xuất huyết khi mang thai.
  • Siêu âm 2D có chi phí thấp hơn so với siêu âm 3D, siêu âm 4D, vì thế mẹ có thể yên tâm thực hiện thường xuyên, phù hợp với đa số đối tượng.
Tại sao chọn siêu âm 2D

Siêu âm 2D là phương pháp phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay

NHƯỢC ĐIỂM CỦA SIÊU ÂM 2D:

Siêu âm 2D cho ra hình ảnh đen trắng nên với những người không có chuyên môn như ba mẹ thì có thể sẽ khó nhận ra các đặc điểm của bé, từ đó làm giảm trải nghiệm của mẹ.

Còn thực chất, theo Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ACOG thì: Hiện tại chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy siêu âm 2D có hại hay gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

SO VỚI SIÊU ÂM 3D, 4D THÌ SIÊU ÂM 2D CÓ TỐT KHÔNG?

Hiện nay, có nhiều mẹ chưa hiểu rõ vai trò của các hình thức siêu âm nên có quan điểm cho rằng siêu âm 3D và 4D chắc chắn tốt hơn so với siêu âm 2D.

Thực tế không phải vậy, mà siêu âm 2D đã có khả năng phát hiện các bất thường hình thái của thai nhi. Còn siêu âm 3D và 4D cho ra hình ảnh màu sắc chân thực hơn, video bé sinh động hơn… vì thế khiến nhiều mẹ hiểu nhầm rằng siêu âm 3D, 4D cho kết quả tốt hơn.

Cụ thể hơn, mẹ hãy cùng theo dõi bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh Siêu âm 2D Siêu âm 3D Siêu âm 4D
Phát hiện dị tật bẩm sinh
Hình ảnh về bé Hình ảnh không gian 2 chiều, cho thấy em bé từ một góc độ, bác sĩ có thể hiểu được nhưng cha mẹ sẽ khó để hình dung, giảm trải nghiệm của cha mẹ. Hình ảnh không gian 3 chiều, chụp ảnh em bé chân thực như chụp ảnh bằng máy ảnh thông thường Hình ảnh chân thực như quay phim hoạt động của em bé trong bụng mẹ.
Video bé hoạt động Không Không
Chi phí Trung bình Cao Cao
Lưu ý khác Có thể thực hiện trong suốt thai kỳ Sau tuần 32 khó thực hiện hơn Sau tuần 33 rất khó thực hiện.

Như vậy, nên siêu âm 2D hay siêu âm 3D, 4D thì các bác sĩ tư vấn mẹ thực hiện theo từng thời điểm thích hợp của thai kỳ, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

3. Khi nào mẹ nên siêu âm 2D trong suốt thai kỳ?

Mặc dù hiện nay chưa có bằng chứng y khoa nào khẳng định sự liên quan giữa siêu âm tới sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lạm dụng việc siêu âm thai, tránh lãng phí tiền bạc và thời gian.

Một số mốc thời gian quan trọng mẹ cần lưu ý trong suốt thai kỳ đó là:

  • Đầu thai kỳ: Siêu âm nhằm phát hiện có thai hay không có thai? Vị trí thai làm tổ trong tử cung hay ngoài tử cung? Tim thai có hoạt động hay không?…
  • 12 tuần: Thời điểm thích hợp để thực hiện test sàng lọc huyết thanh (Double Test) và đo độ mờ da gáy phát hiện sớm một số dị tật ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Edward, hội chứng Patau…
  • 22 tuần: Thời điểm này về cơ bản các cơ quan đã hình thành đầy đủ và dễ dàng nhất để chẩn đoán bất thường về đa số dị tật như: sứt môi hở hàm ếch (chẩn đoán từ tuần 18), dị tật tim bẩm sinh…
  • 32 tuần: Từ khoảng tuần này trở đi, việc phát hiện một số dị tật bẩm sinh trở nên khó khăn hơn do em bé đã tăng nhiều kích thước, khoang ối trở nên chật chội, hạn chế việc thăm khám siêu âm. Tuy nhiên, đây là mốc quan trọng để phát hiện các vấn đề giúp tiên lượng cuộc đẻ diễn ra thế nào (ví dụ như có thể đẻ thường được không hay bắt buộc phải mổ đẻ…)
Siêu âm thai nhi mốc 1 tuần

12 tuần, 22 tuần và 32 tuần là các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu nào cũng cần nhớ

Ngoài ra, các thời điểm khác cũng khá quan trọng mà mẹ nên kết hợp khám siêu âm thêm như:

  • 14 – 16 tuần: Mẹ có thể kết hợp siêu âm và làm xét nghiệm Triple test. Khoảng thời gian này, một số cơ quan của bé cũng nhìn khá rõ ràng như: cơ quan sinh dục, bàn tay, bàn chân…
  • 28 tuần: Tiêm phòng thai nghén, tầm soát tiểu đường thai kỳ…
  • 36 – 38 tuần: Thời gian này, bác sĩ cần theo dõi lượng nước ối cho em bé. Từ sau tuần 38, mẹ có thể cần siêu âm liên tục để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

4. Lưu ý mẹ nên biết khi tiến hành siêu âm 2D

Ngoài việc lo lắng việc siêu âm 2D có chính xác không thì để tối ưu hiệu quả khám thai, mẹ bầu lưu ý một số điều sau:

  • Nếu siêu âm trong 3 tháng đầu: Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ uống nhiều nước để làm đầy bàng quang giúp bác sĩ dễ nhìn thấy em bé hơn. Mẹ có thể uống trước nước trước khi đi khám để giảm bớt thời gian chờ đợi (thai dưới 9 tuần nên khảo sát đầu dò âm đạo để đánh giá chính xác thai và tử cung phần phụ của mẹ).
  • Sau 3 tháng đầu, trước khi siêu âm, mẹ cần đi tiểu để làm trống bàng quang.
  • Mẹ nên chú trọng lựa chọn địa chỉ siêu âm thai uy tín, có dịch vụ tốt và bác sĩ chuyên môn cao.
  • Mẹ đừng quên tuân thủ các mốc siêu âm định kỳ để có hiệu quả tốt nhất trong việc theo dõi và chẩn đoán dị tật của trẻ.

5. Quá trình siêu âm 2D diễn ra như thế nào?

Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên đã được đào tạo chuyên sâu về siêu âm và chẩn đoán sẽ là người thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Thoa gel lên vùng bụng của mẹ để làm giảm ma sát và tạo môi trường truyền và nhận thông tin sóng âm dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm lên vùng bụng của mẹ và tiến hành siêu âm nhẹ nhàng. Trên màn hình kết nối với đầu dò sẽ hiển thị và ghi chép các hình ảnh, thông số của thai nhi.
  • Bước 3: In kết quả và bác sĩ sẽ thông báo kết quả và tư vấn cho mẹ.
Quá trình siêu âm 2D

Thoa gel lên vùng bụng cần siêu âm của mẹ để làm giảm ma sát và truyền thông tin sóng âm dễ dàng hơn

6. Siêu âm 2D giá bao nhiêu tiền?

Mức giá siêu âm 2D hiện nay dao động từ 200.000 – 300.000 đồng/lần. Sự chênh lệch chi phí sẽ phụ thuộc vào địa chỉ thăm khám, chất lượng của cơ sở y tế, trình độ chuyên môn bác sĩ và cả mốc thời gian thực hiện siêu âm…

7. Chuyên gia giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Ngoài thắc mắc siêu âm 2D có chính xác không thì các mẹ bầu còn rất nhiều thắc mắc xung quanh siêu âm thai nhi. Cùng tìm hiểu các thắc mắc này là gì nhé?

Siêu âm 2D an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Siêu âm 2D an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Câu hỏi 1: Siêu âm quá nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bác sĩ trả lời: Siêu âm an toàn cho cả mẹ và bé.

Do chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm 2D gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi – Theo tuyên bố của Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists) và cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – U.S. Food and Drug Administration).

Tuy nhiên như đã nói, mẹ không nên quá lạm dụng để tránh gây lãng phí không cần thiết.

Câu hỏi 2: Có phải siêu âm phát ra các bức xạ nguy hiểm đến thai nhi?

Bác sĩ trả lời: Siêu âm không phát ra các bức xạ nguy hiểm.

Nhiều người lầm tưởng sóng siêu âm tương tự như tia X trong chụp X-quang gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên siêu âm là sóng âm cơ học, chúng không có khả năng ion hóa nguyên tử do đó không gây rủi ro.

Chính vì vậy khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên siêu âm chứ không nên chụp X-quang, trừ một số trường hợp đặc biệt phải chụp theo chỉ định của bác sĩ.

Câu hỏi 3: Siêu âm thai nhi có biết giới tính không?

Bác sĩ trả lời: Siêu âm 2D có phát hiện giới tính thai nhi nhưng không chính xác tuyệt đối.

Thực tế các bác sĩ xác định giới tính thai nhi đều phần lớn dựa trên hình ảnh 2D. Tuy nhiên độ chính xác thì thay đổi tùy vào từng thời điểm, khoảng 11 đến 13 tuần thì sai số vẫn còn nhiều, sau đó độ chính xác tăng dần lên, và khoảng 15 – 16 tuần trở lên thì hiếm khi sai nữa.

Mẹ cũng cần biết là bác sĩ quan sát giới tính em bé để nhận biết các vấn đề bất thường (ví dụ như bất thường hệ sinh dục – tiết niệu) chứ không phải vì mục đích cung cấp thông tin cho mẹ. Việc tiết lộ thông tin giới tính thai nhi là bị cấm theo pháp luật.

Câu hỏi 4: Siêu âm 2D có biết cân nặng thai nhi không?

Bác sĩ trả lời: Có nhưng không chính xác tuyệt đối.

Tất cả các phép đo để tính cân nặng thai nhi đều được dựa trên hình ảnh siêu âm 2D, cho dù mẹ có đăng ký siêu âm 3D, 4D đi chăng nữa. Mẹ cũng cần biết rằng cân nặng thai nhi tính bằng siêu âm có những sai số nhất định, chênh lệch khoảng 10% là giới hạn cho phép của phép đo.

Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc siêu âm 2D có chính xác không. Câu trả lời chính là: Nếu mẹ chỉ cần biết hình ảnh và thông tin cơ bản của con thì chỉ cần siêu âm 2D là đủ chính xác. Nếu mẹ còn thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 nhé!

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám