Bầu ăn lê được không? Lưu ý ăn lê đúng cách cho mẹ bầu

Cập nhật 12/08/2023

8.2K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển cho não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy các mẹ bầu rất quan tâm đến vấn đề ăn uống của bản thân để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con. “Bầu 3 tháng đầu ăn lê được không?” là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là lần đầu mang thai. Bởi đây là một loại quả thơm ngon được nhiều người yêu thích. Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mẹ bầu có ăn lê được không?

Quả lê (còn có tên gọi khác là mắc cọp) là loại quả có hương thơm và vị ngọt thanh nên được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đây cũng là loại quả được đánh giá cao trong giới y khoa và được gọi với cái tên mỹ miều là “phương thuốc hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh”. Vì vậy, mẹ bầu có thể ăn lê và nếu ăn đúng cách thì còn rất tốt cho cả cơ thể mẹ và bé.

Cụ thể  trong 100g quả lê hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ được tương ứng như sau:

Dinh dưỡng Định lượng trong 100g Lợi ích cho mẹ bầu 
Nước 86,5g Cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển

Ngăn ngừa tình trạng táo bón, bệnh trĩ khi mang thai

Carbohydrate 11g Cung cấp năng lượng cho mẹ bầu hoạt động bình thường
Chất xơ 1,6g Hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh và làm việc hiệu quả
Sắt 0,5g Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như sảy thai, đẻ non, băng huyết và nhiễm trùng hậu sản.
Protein 0,2g Cần thiết cho sự phát triển các mô, cơ quan của thai nhi

Hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ.

Chất béo 0,1g Ngăn ngừa mẹ bầu sinh non và tình trạng nhẹ cân ở thai nhi
Canxi 14mg Chống loãng xương, điều hòa quá trình đông máu ở mẹ

Hỗ trợ phát triển hệ xương khớp toàn diện cho bé

Vitamin B3 0,2g Cải thiện hệ tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
Vitamin (A, C, K. B9)

Với những thành phần giàu chất dinh dưỡng như trên, nên quả lê mang đến rất nhiều lợi ích mà nhiều mẹ bầu chưa biết. Tìm hiểu ngay các lợi ích của quả lê dưới đây sẽ giúp các mẹ tự tin ăn uống mà không lo ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Cụ thể:

7 công dụng tuyệt vời khi mẹ bầu ăn lê đúng và đủ

Những công dụng tuyệt với khi mẹ bầu ăn lê đúng cách

Những công dụng tuyệt với khi mẹ bầu ăn lê đúng cách

Mẹ bầu ăn lê giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể

Nước vẫn luôn là thành phần cần thiết trong cơ thể mỗi người, với mẹ bầu thì lại càng quan trọng hơn cả. Bởi cần nước và lượng máu cao hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển. Ngoài ra nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ vì giúp phòng ngừa tình trạng khử nước. Hậu quả khử nước gây ra có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai.

Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu ăn lê

Trong 1 quả lê trung bình có khoảng 10mg vitamin C, có thể đáp ứng tới 11% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị vitamin C của mỗi người phụ nữ. Đây là một loại dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng, giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Mẹ bầu ăn lê giảm tình trạng táo bón

Tình trạng táo bón khi mang thai nói chung là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Thống kê cho thấy, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai bị táo bón, kể cả những người trước kia chưa từng bị. Hàm lượng chất xơ hòa tan có trong quả lê có thể coi là một loại thuốc nhuận tràng thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Có thể thấy lê thường có vị ngọt hơn, nên sẽ có suy nghĩ là lượng đường trong lê cao và có thể là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ. Nhưng thực tế, trong lê sẽ có glucose và fructose, là sự thay thế lý tưởng cho đường trắng. Vừa tạo được vị ngọt thơm cho lê, vừa thỏa mãn cơn thèm ngọt của mẹ bầu mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh thai nhi

Vitamin B9 trong lê là một trong các loại vitamin quan trọng  của mẹ bầu, giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh có thể mắc ở thai nhi như nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.

Giảm phù nề khi mẹ bầu mang thai

Phù chân có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ do lượng máu và các chất lỏng trong cơ thể sẽ tăng thêm để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và sự áp lực tử cung gây ra. Ăn lê sẽ đáp ứng được lượng coban hàng ngày cho cơ thể giúp hấp thu sắt và kích thích thận bài tiết nước dư thừa, giảm hiện tượng phù nề thường gặp trong thai kỳ.

Tốt cho xương sau này của thai nhi

Trong tháng thứ 3, thai nhi đã trở nên cứng cáp hơn và đã có sự hình thành răng, cơ quan sinh dục và xương. Lượng canxi có trong lê là thành phần quan trọng giúp hỗ trợ quá trình hình thành các bộ phận này diễn ra suôn sẻ và tích cực hơn.

Một số lợi ích khác cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn lê

Bên cạnh những lợi ích kể trên, lê còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Mẹ bầu ăn lê sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nên cũng cần lưu ý

Mẹ bầu ăn lê sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nên cũng cần lưu ý

Mặc dù, trong quả lê có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu ăn sai liều lượng, thời điểm và kết hợp với các thực phẩm đại kỵ thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các mẹ bầu.

  • Lê có tính hàn (lạnh) nếu ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm lạnh, cảm mạo.
  • Nhựa lê kết hợp với axit dạ dày khi trống rỗng có thể tạo thành các cục nhỏ, làm khó tiêu thức ăn, tắc ruột hoặc gây hiện tượng táo bón.
  • Ăn lê kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều chất béo, protein sẽ khiến thận làm việc quá sức
  • Nếu ăn cùng các loại củ cải, rau dền có thể gây ra các tình trạng sưng, suy tuyến giáp và bướu cổ
  • Nếu kết hợp với thực phẩm có tính nóng sẽ kích thích đường tiêu hóa gây tả.

Bà bầu nên ăn lê thế nào cho đúng?

Là thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng cao, lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng cũng để lại nhiều tác hại. Vì vậy, ngoài thắc mắc “Bầu ăn lê được không?” thì các mẹ cũng cần quan tâm đến việc chọn lê, ăn lê đúng cách.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các mẹ bầu ăn lê theo các hướng dẫn dưới đây:

  • 1-3 quả nhỏ (vừa) mỗi ngày là liều lượng lê an toàn mà phụ nữ mang thai nên tiêu thụ, vì dù ít nhưng trong lê vẫn có hàm lượng chất béo và đường. Nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, tăng nguy cơ đái tháo đường
  • Không nên ăn trước bữa cơm, không nên ăn khi bụng đói, nên ăn sau khi đã no để  tránh ảnh hưởng đến dạ dày, gây tắc ruột, khó tiêu thụ thức ăn
  • Nên ăn lê sau bữa ăn 1-2 tiếng và ăn cùng các loại trái cây lành mạnh khác để tăng cường sức khỏe
  • Nên rửa sạch lê bằng nước sạch trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho đường ruột
  • Không ăn kết hợp với một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc như củ cải, rau dền, thịt ngỗng
  • Không ăn lê đã để qua đêm hoặc quá 24 giờ, vì lúc này lượng vi khuẩn đã xuất hiện, sinh sôi khá nhiều trên bề mặt quả

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị kiến thức về cách bảo quản lê để sử dụng được lâu hơn:

  • Nên để lê nguyên vỏ, chưa cắt vào tủ lạnh
  • Trước khi đưa vào tủ để bảo quản cần bọc lại bằng túi bóng hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn tình trạng nhiễm khuẩn chéo giữa hoa quả với các thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt cá…

Hướng dẫn cách mẹ bầu chọn lê ngon đúng cách

Hướng dẫn cách mẹ bầu lựa chọn lê đúng và ngon hơn

Hướng dẫn cách mẹ bầu lựa chọn lê đúng và ngon hơn

Có thể nhiều mẹ khi mang thai lần đầu chưa biết, nếu không chú ý khi lựa chọn lê, chọn phải những quả bị hỏng, có hóa chất độc hại  sẽ vô tình đưa chất độc vào cơ thể. Các mẹ hãy tham khảo các cách lựa chọn lê tươi ngon, không hóa chất dưới đây:

Dựa trên hình dáng, màu sắc quả lê

Điều đầu tiên mẹ cần chú ý đó là vẻ bề ngoài của quả lê, bao gồm hình dáng, màu sắc,. Quả lê căng tròn, màu nâu hoặc vàng sáng, lớp vỏ mịn, ít đốm, không có vết thâm đen  khả năng quả mọng nước, vị lê ngọt sẽ cao hơn với quả có hình dạng lạ, méo mó, dập nát.

Dựa trên phần cuống và đáy quả lê

Lê ngon thường sẽ có phần cuống lõm xuống, quả lê có phần rốn mà dân gian hay gọi là đáy lê sâu, kích thước đáy cũng không quá to và nhẵn bóng.

Cách chọn lê ngon dựa vào trọng lượng

Quả lê ngon cầm lên sẽ có cảm giác nặng, chắc tay chứng tỏ phía bên trong có nhiều nước. Dùng tay búng nhẹ vào quả, nếu phát ra tiếng “bốp” to và có sự đàn hồi thì chứng tỏ quả dưa đặc ruột.

Hy vọng với những chia sẻ trên, câu hỏi “Bầu ăn lê được không?” của các mẹ đã được giải đáp. Các mẹ có thể yên tâm tiếp tục sử dụng lê là loại hoa quả dinh dưỡng, giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra cũng nắm được các tác hại mà chúng để lại nếu ăn lê quá nhiều, từ đó tiêu thụ lượng vừa phải và tuân thủ những lưu ý trên để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.

Trong suốt quá trình thai kỳ, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được các chuyên gia Sản phụ khoa đầu ngành tư vấn và hỗ trợ tận tình.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điêu trị y khoa!

Xem thêm bài viết:

Bầu ăn đào được không, thai nhi có bị dị tật?

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không? Ăn thế nào tốt cho bé?

Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    339

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    652

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    719

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không? 5 Cách xử lý

    Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…

    20 Th11, 2024
    31

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám