Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không?

Cập nhật 24/06/2023

6.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bệnh zona thần kinh gây ra những cảm giác khó chịu và những biến chứng khó lường nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều mẹ bầu lo lắng liệu mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không và làm sao để điều trị nhanh khỏi. Những câu hỏi này sẽ được chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Zona ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng bị zona ở mức độ nhẹ thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng thì sẽ gây ra hệ quả là virus tác động lên bào thai khiến thai nhi bị dị tật. Do vậy, mẹ bầu khi bị zona cần tìm cách xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.

Zona là bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao, thậm chí bội nhiễm vi khuẩn và để lại sẹo cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu bị zona ở mắt, nếu không điều trị cẩn thận thì có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực.

Mẹ bầu 3 tháng bị zona rất ít ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng bị zona rất ít ảnh hưởng đến thai nhi

2. Vì sao mẹ bầu 3 tháng đầu dễ bị zona?

Zona là bệnh nhiễm trùng da gây ra do sự tái hoạt của virus Varicella Zoster (VZV – thuộc họ virus herpes). Biểu hiện đặc trưng của bệnh zona là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của dây thần kinh.

Varicella Zoster cũng chính là virus gây bệnh thủy đậu. Ở những mẹ bầu đã từng mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, một số ít virus này sẽ ẩn nấp trong các hạch thần kinh. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, các virus này sẽ tái hoạt động, sinh sôi và gây bệnh zona.

Mẹ bầu dễ bị mắc bệnh zona trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cơ thể người mẹ khi mới mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, tâm sinh lý hay lo lắng, thiếu chất dinh dưỡng và nước do bị ốm nghén. Điều này dẫn tới hệ quả là hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức để chống lại các virus.

Các mảng đỏ trên da kèm bọng nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh zona

Các mảng đỏ trên da kèm bọng nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh zona

3. Biểu hiện bệnh Zona của mẹ bầu 3 tháng đầu

Bệnh zona thường biểu hiện theo 3 giai đoạn với những dấu hiệu sau:

  • Vùng da sưng đỏ, nóng rát, châm chích, tê, đau nhức trong da,…
  • Đau nhức đầu, sợ ánh sáng, khó chịu trong người.
  • Vùng da xuất hiện những mảng đỏ, hơi nề nhẹ khoảng vài cm, gồ cao hơn da, nối với nhau thành dải, thành vệt.
  • Sau 2 – 3 ngày, những mảng đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm như chùm nho, lúc đầu căng mọng, lúc sau hóa mủ, vỡ và đóng vảy.
  • Mụn nước nhỏ thường xuất hiện tại các vị trí như: mặt, ngực, bụng, liên sườn, gáy, cổ tay, cánh tay,…
  • Cảm giác đau rát, nóng rát, ngứa, khó chịu vùng da nổi mụn nước.
  • Khoảng 7 – 10 ngày, để các mụn nước rộp lên, vỡ ra, chảy mủ, khô lại và đóng vảy. Thời gian trung bình từ khi mẹ bầu có tổn thương đến khi lành sẹo hoàn toàn sẽ khoảng 2 – 4 tuần.
Mụn nước thường rộp lên theo thành chùm, gây ngứa rát, khó chịu

Mụn nước thường rộp lên theo thành chùm, gây ngứa rát, khó chịu

4. Cách chăm sóc và điều trị zona cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh zona, điều quan trọng mẹ bầu cần làm đó chính là đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Mục đích trong điều trị bệnh zona là làm liền các tổn thương, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. 

Điều trị zona cho mẹ bầu cũng tương tự như những trường hợp thông thường khác, thường sử dụng các thuốc như: 

  • Thuốc kháng virus: Acyclovir, famciclovir, valacyclovir thường dùng để ức chế virus phát triển, tác dụng nhanh lành vết thương, giảm tổn thương mới và giảm đau sau zona.
  • Thuốc điều trị triệu chứng tại chỗ: Bôi hồ nước, dung dịch màu milian, castellani, mỡ kháng sinh (nếu có bội nhiễm) để vết thương săn se, chóng lành.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng kháng sinh chống bội nhiễm, giảm đau, kháng viêm, an thần… nếu có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao, đau nhiều, đau dai dẳng. 

Lưu ý: Mẹ bầu không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Các thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… thường được dùng để điều trị zona ở mẹ bầu

Các thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… thường được dùng để điều trị zona ở mẹ bầu

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vùng da bị zona, mẹ bầu cũng nên chú ý một số điểm nhỏ sau:

  • Không chà xát, gãi vùng da bị mụn rộp: Việc này nhằm để dịch không lan sang vùng da khác. Mẹ bầu nên để mụn nước rộp lên và vỡ ra tự nhiên. 

Nếu cố tình chà xát, chọc mủ làm dịch mủ vỡ ra, virus sẽ theo đó lan sang các vùng da bên cạnh và gây bệnh. Đồng thời, khi mụn nước vỡ ra như vậy, nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn sẽ cao hơn, dễ để lại sẹo hơn.

  • Khi mụn nước vỡ ra, làm sạch vùng da: Nên sử dụng gạc sạch và nước muối sinh lý để rửa sạch và thấm khô vùng da có mụn bị vỡ, để tránh lan sang vùng da khác và hạn chế bội nhiễm.
  • Không cần kiêng gió, kiêng nước: Với bệnh zona, mẹ bầu không cần kiêng gió, kiêng nước. Thay vào đó, mẹ bầu cần vệ sinh bình thường, giữ cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo mềm, rộng rãi để tránh cọ xát với tổn thương.

5. Cách phòng ngừa zona tái phát

Bệnh zona thần kinh có thể tái phát nhiều lần nếu mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ và có sức đề kháng tốt. Chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS có những lời khuyên như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay tiệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với mọi người để hạn chế virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan.
  • Tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai: Mắc thủy đậu là nguồn cơn gây ra bệnh zona sau này. Nếu chưa từng mắc thủy đậu trước đó, mẹ nên đi tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước khi mang thai.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Hệ miễn dịch suy giảm là cơ hội để virus phát triển và gây bệnh. Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vitamin, khoáng chất, ăn uống sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên,… để nâng cao sức khỏe.
Mẹ bầu nên giữ bản thân sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh để phòng tránh zona tái phát

Mẹ bầu nên giữ bản thân sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh để phòng tránh zona tái phát

6. Câu hỏi liên quan về bệnh zona ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Để giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về bệnh zona, chúng tôi xin được trả lời một số câu hỏi thường gặp nhất sau đây:

Câu hỏi 1: Bị zona kiêng ăn gì? Có được ăn mì tôm không?

MEDIPLUS trả lời: Khi bị zona, mẹ bầu nên kiêng một số đồ ăn sau:

  • Đồ ăn chứa nhiều chất béo: Đồ ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán), đồ xào, đồ chiên, đồ nướng,…
  • Đồ uống chứa cồn, có ga, chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Đồ ăn, đồ uống nhiều đường: kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,…
  • Đồ cay, nóng.

Những đồ ăn trên dễ gây nóng trong, gây mụn nhọt, lở ngứa. Trong khi đang bị zona, gan của cơ thể đang phải làm việc rất nhiều để thải độc. Nếu ăn quá nhiều đồ ăn trên, gan sẽ bị quá tải, làm bệnh zona nặng thêm.

Mẹ bầu nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, đồ nướng,… khi bị zona

Mẹ bầu nên tránh ăn đồ cay nóng, đồ ngọt, đồ nướng,… khi bị zona

Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn những đồ ăn có tính thanh mát và tốt cho sức khỏe như: Các món luộc, rau xanh, trái cây, các loại hạt,…

Mì tôm là thực phẩm ăn nhiều có thể gây nóng trong, có thể khiến các triệu chứng của zona như mụn rộp, lở ngứa… nặng thêm. Chính vì vậy, mẹ bầu bị zona không nên ăn mì tôm.

Câu hỏi 2: Loại hồ nước trị zona cho bà bầu?

MEDIPLUS trả lời: Khi điều trị zona, người ta thường dùng hồ nước để làm săn se da, tăng cường kháng khuẩn, tái tạo và phục hồi da, đồng thời giảm viêm, giảm ngứa.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng bất kỳ thuốc hay sản phẩm nào lên vùng da bị tổn thương nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Câu hỏi 3: Bị zona có ngứa không?

MEDIPLUS trả lời: Trước và trong khi bị zona, vùng da bị tổn thương có thể bị ngứa, rát, đau và khó chịu.

Câu hỏi 4: Phân biệt bệnh zona với kiến ba khoang cắn?

MEDIPLUS trả lời: Có nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh zona với bị kiến ba khoang cắn. Sau đây là một số mẹo nhỏ để giúp phân biệt 2 bệnh này:

Bệnh zona Bị kiến ba khoang cắn
  • Mụn nước mọc và khu trú thành từng chùm, từng đám.
  • Mụn nước mọc thành từng dải, từng vệt.
  • Có dấu hiệu đau rát, nóng rát khi bị đốt

Câu hỏi 5: Bệnh zona có lây không?

MEDIPLUS trả lời: Bệnh zona có thể lây lan từng vùng da này sang vùng da khác, từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Chính vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với người bị zona.

Câu hỏi 6: Có nên sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị zona cho mẹ bầu không? 

MEDIPLUS trả lời: Nhiều bài thuốc dân gian chưa được chứng minh tác dụng và an toàn dựa trên các bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, các loại thuốc thảo dược thường phát huy tác dụng chậm hơn thuốc Tây y.

Mẹ bầu chỉ nên sử dụng các bài thuốc dân gian khi tình trạng bệnh nhẹ và có sự cho phép của bác sĩ. Đối với những trường hợp bị zona nặng, thì mẹ bầu nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nha đam là một bài thuốc dân gian trị bệnh zona an toàn và hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ

Nha đam là một bài thuốc dân gian trị bệnh zona an toàn và hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cho bạn về “Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không”. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin vui lòng gọi đến số hotline 1900 3366 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất!

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    27

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám