555
Tác giả:Nguyễn Tiến Đạt
•
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra hiện tượng xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Để ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương, ngoài việc tuân thủ các biện pháp y tế, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Vậy bệnh loãng xương nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho xương và những thực phẩm cần kiêng trong bài viết sau đây.
Loãng xương là hiện tượng mật độ xương thưa dần khiến cho xương mỏng và suy yếu. Điều này khiến cho xương trở nên giòn, xốp, dễ gãy vỡ dù chỉ va chạm hoặc chấn thương nhẹ. Tình trạng này xảy ra do quá trình hình thành và tái tạo xương mới không đủ để đáp ứng với quá trình phá hủy xương cũ gây nên tình trạng mất cân bằng, từ đó cấu trúc và các khoáng chất trong xương không được đảm bảo sẽ trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương, một trong số đó có thể kể đến: Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động, do một số bệnh lý xương khớp mãn tính, yếu tố di truyền hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc,… Dù là nguyên nhân nào gây ra loãng xương, người bệnh cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Xem thêm:
Thực tế, loãng xương là tình trạng bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Bệnh sẽ diễn ra trong âm thầm, rất khó có thể phát hiện ra tình trạng bệnh lý này, người bệnh chỉ có thể phát hiện ra khi tình trạng loãng xương đã ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu như sau thì nguy cơ rất cao bạn đã mắc bệnh loãng xương:
Đó là các triệu chứng tiêu biểu báo hiệu bệnh lý loãng xương. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn không nên chủ quan, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán.
Dù tiến triển trong âm thầm nhưng bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Một số nhóm xương dễ tổn thương cần đặc biệt chú ý: cột sống cổ, xương đùi, xương cổ tay, xương cổ chân. Những vị trí này nếu chấn thương quá mức sẽ có nguy cơ tàn phế suốt đời, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta không nên chủ quan, xem thường tình trạng này mà phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là sự thiếu hụt canxi và vitamin( đặc biệt là vitamin D) trong cơ thể. Đó là những khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành và tái tạo xương mới. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm có chứa canxi và vitamin D là điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh loãng xương. Để tìm hiểu ngay Bệnh loãng xương nên ăn gì dưới đây:
Sữa là loại thực phẩm rất giàu canxi và vitamin ( chiếm 60% hàm lượng canxi). Hiện nay, ngoài các loại sẽ thông thường đã xuất hiện rất nhiều loại sữa đặc chế dành riêng cho sức khỏe xương khớp.
Các thực phẩm chế từ sữa như sữa chua, phô mai,… cũng có giá trị hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh việc bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, đây cũng là một số loại thực phẩm được người dùng tin chọn bởi ngon miệng và nhiều dinh dưỡng.
Hải sản là nguồn thực phẩm giàu canxi và chất đạm. Để cơ thể hấp thụ được nhiều canxi và chất đạm hơn hãy chế biến hải sản thật kĩ và nhừ. Tuy nhiên, cần phải ăn theo chế độ phù hợp, không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến các bệnh viêm khớp. Đối với những bệnh nhân loãng xương đi kèm với bệnh gout thì tuyệt đối không nên ăn hải sản.
Theo nghiên cứu, trứng chứa đến 18-29 IU vitamin D và một số loại dưỡng chất có lợi cho xương khác như: canxi, selen,folate,… Tuy nhiên, chỉ nên ăn trứng 2-3 quả/ 1 tuần là đủ.
Một số loại rau củ quả có chứa hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C cao ( đặc biệt là các loại rau củ có màu xanh). Hàm lượng vitamin chứa trong rau củ quả sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và định hình khung xương giúp xương chắc khỏe, phát triển bền vững, dẻo dai. MEDIPLUS ví dụ cho bạn một số loại rau xanh có lợi cho xương như: súp lơ, bắp cải, hạt đậu nành,…
Ngoài việc ăn rau củ quả thường xuyên, xây dựng thói quen uống nước ép và detox trái cây cũng là một phương pháp giúp bạn hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp đủ nước cho cơ thể, người mắc bệnh loãng xương nên bổ sung thêm 1-2 ly nước ép mỗi ngày.
Các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt điều,… và ngũ cốc đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin E, D,.. và khoáng chất có lợi cho xương như kẽm, magie. Việc bổ sung các loại hạt dinh dưỡng và ngũ cốc hằng ngày có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các bệnh viêm nướu, sưng khớp,… Ngoài ra, một số loại hạt chứa acid béo không bão hòa còn có thể bảo vệ tim mạch, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Đây là loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất nhờn cho khớp, ngăn ngừa thoái hóa vì thành phần dinh dưỡng cao và hàm lượng canxi dồi dào. Theo các chuyên gia y tế, các loại xương ống động vật nên hầm canh cùng với các loại rau củ quả để tăng thêm dinh dưỡng cho xương.
Chất béo Omega 3 không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và não bộ mà còn giúp xương dẻo dai, chắc khỏe, hỗ trợ các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai đôi đốt sống,… Một số thực phẩm có thành phần chứa nhiều Omega 3 như: cá thu, cá hồi, cá mòi, trứng cá tuyết, hạt lanh, hạt óc chó,…
Ngoài việc cung cấp những thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, Người mắc bệnh loãng xương cũng cần chú ý, hạn chế và tránh ăn những loại thực phẩm sau:
Protein( chất đạm) là thành phần dinh dưỡng chứa nhiều acid amin cần thiết cho sức khỏe cơ xương và hệ miễn dịch. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ protein sẽ đẩy nhanh tốc độ teo cơ, làm cơ xương trở nên yếu đi. Tuy nhiên, nếu protein không được cung cấp một cách khoa học, bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất, vượt quá mức protein cần thiết. Lúc này, bạn sẽ có thể gặp phải các nguy cơ về viêm khớp, gout hoặc gặp các vấn đề về thận hoặc hệ tiêu hóa,…
Oxalat là một hợp chất hữu cơ có trong một số lá xanh, trái cây, hạt,… Hợp chất này có thể liên kết với các khoáng chất khác trong ruột và ngăn cơ thể hấp thụ chúng. Việc này sẽ cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Một số lượng nho oxalat khi liên kết với canxi còn có thể gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý khi bổ sung các thực phẩm giàu oxalat.
Natri là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Natri có tác dụng co bóp, thư giãn các tế bào cơ và hỗ trợ việc truyền dẫn thần kinh. Khoáng chất này được thêm vào thực phẩm để tạo hương vị và được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Vì vậy, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều natri có thể gây hại, làm tăng huyết áp, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây yếu xương, đột quỵ,..
Caffeine là thành phần không tự cung cấp giá trị dinh dưỡng, luôn luôn gây ra các triệu chứng kích thích đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống tiêu hóa và bài tiết, hệ tuần hoàn và hô hấp thậm chí ảnh hưởng đến cả cơ xương. Người mắc bệnh loãng xương nếu tiêu thụ một lượng lớn caffeine sẽ gây cản trở đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi, có thể khiến cơ bắp bị co giật. Từ đó, tình trạng loãng xương của bạn ngày càng trở nặng hơn.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, bánh kem, socola,.. có thể khiến cho tình trạng viêm sưng, đau nhức xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, hệ thống xương khớp sẽ trở nên suy yếu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý.
Trans fat là một dạng chất béo có hại và cần được hạn chế tiêu thụ ở mức thấp nhất. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo trans như: Đồ ăn chế biến sẵn ( snack, mì tôm, bỏng ngô đóng gói,…); thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ; thực phẩm đông lạnh;… Chất béo này có thể làm gia tăng tình trạng sưng viêm xương khớp, ảnh hưởng đến tim mạch và hệ tiêu hóa. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp để hạn chế chất béo trans hấp thụ.
Đây là một hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên dùng để bảo quản thực phẩm. Nó được coi là phản dinh dưỡng vì có khả năng làm suy yếu sự hấp thụ các khoáng chất vào cơ thể. Đây là một thành phần khó có thể hạn chế, bạn chỉ có thể hạn chế nó bằng cách thử các phương pháp chế biến khác nhau để làm giảm đáng kể hàm lượng acid phytic.
Theo nghiên cứu, việc điều trị dứt điểm bệnh loãng xương là điều không thể. Tuy nhiên người bệnh có thể phục hồi và làm chậm quá trình loãng xương bằng cách thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày. Với các thông tin MEDIPLUS đã cung cấp phía trên, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa loãng xương sớm, giúp bảo vệ và củng cố hệ cơ xương vững chắc.
Tìm hiểu thêm:
Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng và xây dựng chế độ ăn hợp lí, bệnh nhân loãng xương cũng cần lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ sinh hoạt để tình trạng bệnh trở nên tốt hơn:
Hy vọng bài viết trên của MEDIPLUS sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ‘bệnh loãng xương nên ăn gì?’ và có thêm nhiều thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân loãng xương. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cơ xương khớp, hãy đến với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” địa chỉ: Cơ sở chính: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội hoặc liên hệ hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp ngay nhé!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Loãng xương là tình trạng xương bị mỏng dần, giòn hoặc xốp xương thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng…
Gout là một bệnh lý gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong cơ thể, dẫn đến các cơn đau nhức và viêm khớp.…
Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.