Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

Cập nhật 28/02/2024

514

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ xương là một cách đơn giản và hiệu quả để phát hiện bệnh loãng xương, một bệnh lý xương khớp nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh loãng xương làm giảm khả năng chịu lực của xương, dễ gây gãy xương khi bị va đập hay té ngã. Để đo mật độ xương, bác sĩ sử dụng phương pháp DEXA scan, dùng tia X để đo xương ở hông, cột sống, tay hoặc cổ tay. Kết quả đo mật độ xương được biểu hiện bằng T-score, để so sánh với giá trị mật độ xương trung bình của người cùng lứa tuổi và giới tính. T-score dưới -2,5 được chẩn đoán là loãng xương, cần được điều trị và phòng ngừa gãy xương. Đo mật độ xương là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương, như phụ nữ mãn kinh, người già, người hút thuốc, người sử dụng corticoid dài ngày… Hãy cùng tìm hiểu thêm về đo mật độ xương trong bài viết sau đây.

Đo mật độ xương là gì?

Tìm hiểu về phương pháp đo mật độ xương

Tìm hiểu về phương pháp đo mật độ xương

Mật độ xương được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến xương. Đo mật độ xương là công cụ quan trọng để chẩn đoán mức độ loãng xương của người bệnh và xác định liệu có cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị cụ thể hay không. Phương pháp thường được sử dụng để đo mật độ xương đó là DEXA hoặc chụp CT. 

Tầm quan trọng của đo mật độ xương

Tầm quan trọng của đo mật độ xương

Tầm quan trọng của đo mật độ xương

Mật độ xương trong sức khỏe là chỉ số để đo lường lượng khoáng chất đặc biệt là canxi. Mật độ xương cao cho thấy xương của bạn có độ dày và cứng, còn mật độ xương thấp là dấu hiệu của tình trạng loãng xương.

Loãng xương là một bệnh lý xảy ra khi mật độ xương giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Vì thế, việc đo mật độ xương là rất quan trọng để chẩn đoán tình trạng mức độ loãng xương và có phương pháp điều trị kịp thời. 

Vai trò của đo mật độ xương trong chẩn đoán và phòng ngừa bệnh lý xương

  • Chẩn đoán loãng xương: Các bác sĩ sẽ thực hiện đo mật độ xương bằng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất từ đó xác định tình trạng sức khỏe của xương. Khi đo mật độ xương bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin về mật độ xương và biết rằng liệu xương có đang bình thường hay có triệu chứng gì không, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp.
  • Đánh giá nguy cơ gãy xương: Khi mật độ xương giảm thì xương sẽ trở nên yếu và dễ gãy dù là hoạt động nhẹ nhàng. Vì thế bằng cách đo mật độ xương, bác sĩ sẽ xác định những người có nguy cơ gãy xương cao và đưa ra lời khuyên để ngăn ngừa xảy ra gãy xương.
  • Đánh giá quá trình điều trị: Đo mật độ xương cũng được sử dụng để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh loãng xương. Các chuyên gia y tế sẽ có thể đánh giá phương pháp có đem lại kết quả tốt hay không bằng cách so sánh mật độ xương trước và sau khi điều trị. Nếu mật độ xương tăng biểu thị sức khỏe xương đang khỏe lên và ngược lại.
  • Phòng ngừa loãng xương: Việc đo mật độ xương sẽ giúp cho bạn đánh giá được tình trạng sức khỏe đồng thời có thêm kiến thức về bệnh loãng xương và các biện pháp phòng ngừa. Các biện pháp như tập thể dục thường xuyên, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, thay đổi lối sống,… có thể sẽ giúp ngăn ngừa mắc loãng xương và duy trì sức khỏe xương.

Những trường hợp nào nên đo mật độ xương?

Các trường hợp nên đi đo mật độ xương

Các trường hợp nên đi đo mật độ xương

Những trường hợp sau đây nên đo mật độ xương:

  • Người cao tuổi hoặc nam giới ở tuổi trung niên
  • Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh
  • Người có nguy cơ cao mắc loãng xương như: Có tiền sử gia đình mắc loãng xương, người hay uống rượu bia và hút thuốc, người ít vận động,…
  • Người có các triệu chứng của loãng xương: Triệu chứng đau mỏi cột sống, vai gáy,..

Vì an toàn sức khỏe của bản thân, bạn có thể quyết định đo mật xương để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp phòng ngừa hợp lý.

Các phương pháp đo và quy trình đo mật độ xương

Hiện nay với hệ thống máy móc công nghệ 4.0, có nhiều phương pháp đo mật độ xương ra đời nhưng phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi vẫn là phương pháp DEXA.

1. Phương pháp DEXA 

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA là kỹ thuật sử dụng tia X để đo mật độ xương, từ đó đánh giá được tình trạng sức khỏe xương. Đây là phương pháp đo chính xác và hiệu quả nhất, được sử dụng phổ biến để xác định mức độ loãng xương và nguy cơ gãy xương.

Quá trình đo bằng phương pháp DEXA thường diễn ra như sau:

  • Người bệnh sẽ được nằm lên một mặt phẳng theo chỉ định của bác sĩ
  • Máy quét DEXA sẽ đi qua cột sống và hông, kết quả và hình ảnh sẽ hiện trên màn hình. Quá trình quét sẽ diễn ra trong khoảng 30-35 phút
  • Bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá dựa theo chỉ số hiện trên màn hình, từ đó xác định được mức độ loãng xương.

Phương pháp DEXA sử dụng công nghệ hiện đại nên không gây cảm giác đau đớn và đặc biệt an toàn cho người bệnh.

Cách đọc kết quả đo mật độ xương

Hướng dẫn đọc kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

Hướng dẫn đọc kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

Kết quả của đo mật độ xương thường được hiển thị dưới chỉ số gọi là T-score. Dưới đây là cách đọc kết quả:

  • T-score > +1.0: Xương bình thường và khỏe mạnh
  • T-score < -2.5: Xương yếu (loãng xương)

Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn về kết quả thì hãy thảo luận trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể và hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe xương của bản thân.

2. Phương pháp siêu âm

Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm

Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm

Bên cạnh phương pháp DEXA, thì siêu âm là phương pháp khá mới để đo mật độ xương. Vì thế, kết quả siêu âm sẽ có độ chính xác thấp hơn so với DEXA.

Đo mật độ xương bằng siêu âm thường được thực hiện ở cổ xương đùi hoặc gót chân. Bác sĩ sẽ bôi gel lên vùng cần đo, sau đó dùng sóng siêu âm để xác định mật độ xương dựa trên sóng đi qua xương. 

Sự liên quan giữa mật độ xương và sức khỏe

Sự liên quan giữa mật độ xương và sức khỏe là vô cùng quan trọng vì xương là phần không thể thiếu của cơ thể. Nếu mật độ xương cao là dấu hiệu của việc hệ xương vẫn đang khỏe mạnh, nhưng ngược lại mật độ xương thấp cho thấy nguy cơ của loãng xương và khả năng gãy xương. 

Liên quan giữa mật độ xương và các loại bệnh:

  • Mật độ xương thấp là nguy cơ chính cho gãy xương vì khi mật độ xương giảm thì xương trở nên yếu và dễ gãy, nên chỉ cần vận động nhẹ nhàng cũng rất dễ gãy xương.
  • Xương là phần cơ bản trong cấu trúc cơ thể, xương khỏe mạnh sẽ giúp duy trì sức khỏe ổn định, ngược lại giảm mật độ xương sẽ gây ra cảm giác đau nhức và cản trở hoạt động của cơ thể.
  • Nếu mật độ xương cao, cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ trở nên tốt hơn, ít bị ảnh hưởng bởi cơn đau và làm giảm nguy cơ gãy xương so với người có mật độ xương thấp. 

Vì vậy, bạn cần duy trì lối sống lành mạnh để phát triển sức khỏe xương và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để duy trì sức khỏe xương, bạn cần ăn uống đủ chất, canxi, tập thể dục đều đặn và tránh những thói quen gây hại cho xương như hút thuốc, uống rượu,…

Hướng dẫn cách chăm sóc xương hiệu quả

Việc chăm sóc xương là rất cần thiết để có thể duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương. Vậy chăm sóc xương hiệu quả như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên để giúp xương chắc khỏe

Tập thể dục thường xuyên để giúp xương chắc khỏe

  • Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển xương khỏe mạnh, vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn uống như ăn cá hồi, rau cải, sữa chua,…. Ngoài ra, vitamin D cũng làm tăng khả năng hấp thụ canxi, nên mỗi ngày bạn cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 30 phút từ khoảng 8 giờ sáng.
  • Tập thể dục: Việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và nguy cơ gãy xương.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Giảm hút thuốc lá và uống rượu bia sẽ giúp cải thiện mật độ xương.
  • Thăm khám bác sĩ: Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của mình, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán chính xác và nghe tư vấn từ các chuyên gia.

Một vài lưu ý khi đo mật độ xương

  • Trước khi đi kiểm tra mật độ xương, hãy đảm bảo bạn đã thực hiện theo hướng dẫn mà bác sĩ yêu cầu, nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.
  • Bạn nên trao đổi với bác sĩ hay chuyên gia y tế về tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn phương pháp đo phù hợp.
  • Để đảm bảo rằng kết quả sẽ chính xác nhất thì bạn nên chọn cơ sở y tế có uy tín và kinh nghiệm trong việc khám, chữa các bệnh lý về xương. 
Tổ hợp y tế Mediplus - địa chỉ đo mật đo xương uy tín, tin cậy

Tổ hợp y tế Mediplus – địa chỉ đo mật đo xương uy tín, tin cậy

Cơ sở y tế uy tín với các chuyên gia hàng đầu về cơ xương đó là Tổ hợp y tế MEDIPLUS. Khi thăm khám tại đây bạn sẽ được các bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm và tư vấn cụ thể. Cùng với đó là các thiết bị máy móc hiện đại như máy đo mật độ xương, máy siêu âm,… để có thể chẩn đoán chính xác và cho kết quả nhanh nhất. Tổ hợp y tế MEDIPLUS cũng là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về xương được nhiều người tin tưởng.

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng sức khỏe xương, hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Hoặc liên hệ theo hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh: Bạn có thể làm gì để bảo vệ xương khớp?

    Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Tình trạng loãng xương ở phụ nữ thường xảy…

    31 Th1, 2024
    574

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống nhẹ: 4 Nguyên nhân, 4 cách điều trị

    Cong vẹo cột sống làm cho cột sống không được thẳng, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy…

    20 Th11, 2024
    129

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

    Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp, liên quan tới xương khớp. Bệnh lý này có thể do nhiều…

    22 Th1, 2024
    661

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không?

    Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…

    20 Th2, 2024
    2.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám