Bệnh lậu có chữa được không? Chữa bao lâu thì khỏi?

Cập nhật 28/10/2024

481

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

 Bệnh lậu là căn bệnh xã hội xảy ra ở cả nam và nữ giới, mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau. Vậy bệnh lậu có chữa được không? Và liệu chữa bao lâu thì khỏi? Hãy cùng đi giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây cùng MEDIPLUS

1. Ảnh hưởng của bệnh lậu tới sức khỏe

Theo wikipedia bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn này tấn công bộ phận sinh dục, niệu đạo, cổ tử cung và có thể ảnh hưởng đến mắt, họng và hậu môn. Một số triệu chứng của bệnh lậu như là đau, rát khi đi tiểu, chảy máu ngoài kinh dịch,…

 Bệnh lậu gây nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Bệnh lậu gây nhiễm trùng và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Theo các chuyên gia y tế, ban đầu bệnh lậu sẽ không quá nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng lâu dần ủ bệnh và tạo ra những biến chứng nghiêm trọng:

  • Đối với nữ giới: Bệnh lậu gây ra nhiễm trùng nặng nề, ảnh hưởng đến tử cung và ống dẫn trứng. Một trong những biến chứng nguy hiểm là viêm vùng chậu (PID), dẫn đến vô sinh và đau mãn tính. Bệnh lậu cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bao gồm HIV/AIDS.
  • Đối với nam giới: Bệnh lậu tạo cảm giác đau rát, sưng tấy ở niệu đạo và tinh hoàn của nam giới. Bệnh lậu biến chứng nguy hiểm cũng dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Đối với mẹ bầu mang thai: Bệnh lậu đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, dễ dàng lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh viêm mắt nặng, dẫn đến mù lòa, nhiễm trùng khớp, và nhiễm trùng máu. Nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh lậu sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng này.

2. Bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu có chữa được không? Bệnh lậu hoàn toàn có thể chữa được bằng cách sử dụng kháng sinh đúng cách. Thuốc kháng sinh, khi được chỉ định và sử dụng đúng liều lượng, sẽ tiêu diệt vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh. 

Tuy nhiên, sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng thuốc khiến việc điều trị phức tạp hơn và đòi hỏi sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau, cần có sự theo dõi của bác sĩ.

Cách để điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp các loại thuốc khác. Các loại kháng sinh như: ceftriaxone và azithromycin thường được bác sĩ chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. 

Kết hợp cùng công nghệ gen đang mở ra những triển vọng mới trong việc điều trị bệnh lậu. Các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng CRISPR-Cas9, một công cụ chỉnh sửa gen, để tấn công và tiêu diệt vi khuẩn N. gonorrhoeae trực tiếp. 

Phương pháp này hứa hẹn mang lại một hướng đi mới, giảm nguy cơ kháng thuốc và tăng cường hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.

Bệnh lậu có chữa được không?

Bệnh lậu có chữa được không?

Xem thêm: Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Phát hiện bệnh thế nào?

3. Bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị bệnh sẽ phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh lậu được phát hiện và điều trị sớm, thì thông thường sẽ chỉ cần uống một liều thuốc kháng sinh là có thể chữa khỏi được bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh đã tiến triển xấu hơn, lúc này thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và cần phải có liệu trình điều trị theo chỉ định và giám sát của bác sĩ. 

Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, người bệnh nên tái khám để đảm bảo rằng nhiễm trùng đã được loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp xác định hiệu quả của thuốc kháng sinh và ngăn ngừa tái nhiễm. Trong quá trình điều trị và phục hồi, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của thuốc và chữa khỏi dứt điểm bệnh.

Bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi?

Bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi?

Đặt lịch khám bệnh Lậu với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


     

    4. Giải đáp thắc mắc về bệnh lậu

    Bệnh lậu có tự khỏi được không?

    Theo các chuyên gia, bệnh lậu sẽ không thể tự khỏi mà cần phải được điều trị bằng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có triệu chứng của bệnh lậu mà không thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể thông qua máu. 

    Vì vậy, điều trị bệnh lậu là rất quan trọng, ngay khi nghi ngờ triệu chứng của bệnh lậu thì bạn hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị.

    Chẩn đoán bệnh lậu như thế nào?

    Việc chẩn đoán bệnh lậu thường được bác sĩ thực hiện bằng các xét nghiệm, từ đó phát hiện xem có vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay không. Một số xét nghiệm phổ biến là:

    Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này thường được áp dụng với nam giới để phát hiện bệnh lậu. 

    Xét nghiệm mẫu dịch: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch từ các vùng có khả năng bị nhiễm, chẳng hạn như cổ tử cung, niệu đạo, họng hoặc trực tràng. Mẫu dịch này sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm vi khuẩn.

    5. Chữa bệnh lậu tại Tổ hợp y tế Mediplus

     Bệnh lậu có chữa được không? Nếu bạn nghi ngờ mình có thể bị nhiễm bệnh lậu hoặc có triệu chứng như chảy mủ, đau rát khi tiểu tiện, đau bụng dưới, hoặc đau và sưng ở tinh hoàn, hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” để được tư vấn và làm xét nghiệm kịp thời. 

    Chữa bệnh lậu tại Tổ hợp y tế Mediplus

    Chữa bệnh lậu tại Tổ hợp y tế Mediplus

    Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong khám, chữa các bệnh xã hội. Bên cạnh đó là hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ cao cấp sẽ đem lại cho khách hàng và người bệnh trải nghiệm thoải mái khi thăm khám tại MEDIPLUS. Để đặt lịch vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Bệnh lậu và giang mai phân biệt như thế nào?

      Bệnh lậu và giang mai là những bệnh lây trường chủ yếu qua đường tình dục và thường bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết…

      28 Th10, 2024
      407

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Sùi mào gà âm đạo có nguy hiểm không? 2 cách điều trị

      Sùi mào gà âm đạo khó phát hiện do cấu trúc phức tạp của cơ quan sinh dục nữ và thường lây nhiễm qua quan…

      29 Th10, 2024
      480

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

      Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi đang có nhu cầu tiêm phòng HPV.…

      25 Th4, 2024
      589

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Giang mai bẩm sinh có chữa được không? Điều trị ra sao?

      Giang mai bẩm sinh là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai rồi…

      29 Th10, 2024
      236

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám