Đau tinh hoàn bên trái có gây nguy hiểm không?

Cập nhật 28/10/2024

823

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nam khoa

Đau tinh hoàn bên trái là biểu hiện thường gặp của nam giới, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra các triệu chứng đau âm ỉ khó chịu cho người bệnh. Một số trường hợp còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giải thích các nguyên nhân và triệu chứng gây đau tinh hoàn bên trái để mọi người được hiểu hơn nhé.

Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu bệnh gì?

Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu bệnh gì?

Nguyên nhân gây tình trạng đau tinh hoàn bên trái

Đau tinh hoàn bên trái là một tình trạng đau nhức xảy ra ở khu vực tinh hoàn bên trái còn bên phải thì hoàn toàn bình thường. Nếu hiện tượng này xảy ra, bạn không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ sinh lý nam giới nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở khu vực này thì nam giới cần liên hệ với bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

Đau tinh hoàn bên trái có hậu quả nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn bên trái có hậu quả nguy hiểm không?

Tình trạng đau nhức tinh hoàn bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trong cơ thể, hệ thống động mạch ở khắp các cơ quan có chức năng mang máu giàu oxy từ tim đến các xương, mô, cơ quan. Trong khi đó, tĩnh mạch sẽ thực hiện nhiệm vụ mang máu đã cạn oxy để trở lại tim và phổi. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng hình thành các bó mạch nuôi dưỡng tinh hoàn trái có những bất thường về mặt giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau tinh hoàn bên trái với các cơn đau âm ỉ, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây ra, cơn đau thường bắt đầu ở tinh hoàn trái sau đó có thể lan ra khắp bìu. Ngoài ra, bìu còn có nguy cơ bị sưng lên, chuyển dần sang màu đỏ và trở nên săn chắc hơn bình thường. Đa phần các trường hợp là do nhiễm virus quai bị. Nhiễm trùng có thể lây qua đường tình dục, bệnh lậu, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý xảy ra khi ống cuộn bên trên tinh hoàn bị sưng, đau và có thể kèm theo mủ. Bệnh có 2 thể là viêm mào tinh hoàn cấp hoặc mãn tính. Triệu chứng đặc trưng của viêm mào tinh hoàn là có các cơn đau âm ỉ ở bìu, tinh hoàn trở nên nhạy cảm và dễ đau hơn khi có áp lực.

U nang biểu mô

U nang biểu mô là một túi chứa đầy dịch, hình thành trong ống phúc tinh mạc bao quanh thừng tinh từ phần trên của tinh hoàn. Triệu chứng sẽ không cụ thể khi u nang còn nhỏ nhưng khi chúng phát triển với kích thước lớn hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nặng nề tại vị trí bị u nang.

Xoắn tinh hoàn

Đây là một trường hợp khẩn cấp cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Tình trạng này xảy ra khi thừng tinh bị xoắn trong tinh hoàn, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến cơ quan này. Nếu trong vòng 6 giờ mà người bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn. Triệu chứng cụ thể của nguyên nhân này là đau nhức đột ngột kèm sưng tấy.

Đau tinh hoàn bên trái do xoắn tinh hoàn

Đau tinh hoàn bên trái do xoắn tinh hoàn

Tràn dịch tinh mạc

Bên trong bìu có một lớp mô mỏng để bao quanh tinh hoàn. Nếu có dịch hoặc máu tràn đầy lớp mô này thì sẽ dẫn đến vấn đề tràn dịch tinh mạc. Khi đó, bìu sẽ bị sưng lên kèm theo các triệu chứng đau. Nguyên nhân này chiếm phổ biến trong các trường hợp đau tinh hoàn bên trái, bệnh hay xảy ra với trẻ sơ sinh và có xu hướng tự khỏi trong vòng 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Trẻ em và nam giới tuổi trưởng thành có thể gặp tình trạng này do viêm hoặc chấn thương.

Chấn thương

Tinh hoàn dễ bị chấn thương khi chơi thể thao, va chạm hoặc bị tai nạn. Bên cạnh đó, do tinh hoàn bên trái được treo ở vị trí thấp hơn bên phải nên có nguy cơ tổn thương cao hơn. Mặc dù chấn thương nhẹ chỉ mang đến cơn đau tạm thời và có thể giảm bớt theo thời gian. Nhưng những trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc hoặc thăm khám để tranh nguy hiểm.

Ung thư tinh hoàn

Tình trạng này xảy ra khi có khối u ác tính trong tinh hoàn và có nguy cơ di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư tinh hoàn vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Ung thư thường được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là xuất hiện khối u, sưng ở bìu, có cơn đau xuất hiện và tăng dần theo thời gian.

Khối u gây đau tinh hoàn bên trái

Khối u gây đau tinh hoàn bên trái

Xem thêm: Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?

 

Đặt lịch khám Nam khoa với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


    Triệu chứng gặp phải khi đau tinh hoàn bên trái

    Tình trạng đau tinh hoàn bên trái có thể được phục hồi nhanh chóng nhưng cũng có thể để lại tổn thương lâu dài thậm chí mất đi khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Một số triệu chứng để nhận biết bệnh gồm có:

    • Đau đột ngột dữ dội tại vị trí tinh hoàn bên trái
    • Cơn đau âm ỉ từ tinh hoàn bên trái lan tỏa sang vùng bụng dưới
    • Có dấu hiệu sưng đỏ và đau ở bìu, tinh hoàn trái
    • Vị trí tinh hoàn trái thay đổi bất thường

    Cùng một số triệu chứng đi kèm ở các bộ phận khác thường gặp như:

    • Dương vật tiết dịch bất thường
    • Nóng rát khi đi tiểu
    • Tần suất đi tiểu thay đổi
    • Nước tiểu màu đục
    • Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, kích ứng bên trong dương vật
    • Sốt và ớn lạnh
    • Có triệu chứng buồn nôn
    • Cơ thể mất sức và mệt mỏi
    Một số trường hợp cần thăm khám bác sĩ nhanh chóng

    Một số trường hợp cần thăm khám bác sĩ nhanh chóng

    Phương pháp chẩn đoán

    Để chẩn đoán tình trạng đau nhức tinh hoàn bên trái, đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và hỏi về tiểu sử bệnh lý cùng các triệu chứng, mức độ, vị trí đau,…Sau đó bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp chẩn đoán được chỉ định thực hiện để đảm bảo có kết luận chính xác, bao gồm các phương pháp như:

    • Siêu âm Doppler các bộ phận bìu, tinh hoàn và mào tinh hoàn
    • Nếu trường hợp nào nghi ngờ là ung thư tinh hoàn sẽ cần được chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra chính xác hoặc chụp cộng hưởng từ để xác định rõ cấu trúc của khối u và hình ảnh di căn nếu có.
    • Sinh thiết tinh hoàn để xác định được bản chất khối u tinh hoàn.
    • Xét nghiệm thành phần, công thức máu và nước tiểu.
    • Nuôi cấy dịch màng tinh hoàn, dịch niệu đạo, tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

    Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau tinh hoàn bên trái phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể với các mức độ như sau:

    • Không nghiệm trọng: Dấu hiệu đau và bị sưng nhẹ xuất hiện sau khi thực hiện một hành động gì đó và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác. Hoặc trường hợp người bệnh bị đau tức nhẹ nhưng âm ỉ suốt cả ngày, tăng lên khi làm việc năng và giảm đi khi nằm nghỉ, thường gặp khi bị bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh.
    • Mức độ nghiêm trọng vừa: Đau tinh hoàn kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc có các bệnh lây qua đường tình dục.
    • Mức độ rất nghiêm trọng: Triệu chứng đau dữ dội và đột ngột ở tinh hoàn trái và cần được điều trị ngay lập tức.

    Đau tinh hoàn bên trái nếu liên quan đến các trường hợp nguy hiểm như xoắn tinh hoàn thì cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số triệu chứng nghiêm trọng mà nam giới cần lưu ý để liên hệ bác sĩ sớm như:

    • Cơn đau tại vùng tinh hoàn trái xuất hiện đột ngột và dữ dội.
    • Không có khả năng cảm nhận, xác định vị trí của cả hai tinh hoàn.
    • Triệu chứng đau hoặc sưng xuất hiện sau 1 giờ bị chấn thương.
    • Đầu kèm các triệu chứng như sốt và buồn nôn, sưng đỏ, ấm nóng.
    • Khi sờ bằng tay sẽ thấy các cục u bất thường hoặc búi bùng nhùng như búi giun ở vùng bìu.
    • Nam giới gặp khó khăn khi đi tiểu, cảm thấy buồn tiểu nhưng không đi được.
    • Trong nước tiểu xuất hiện máu hoặc chất thải bất thường.
    • Các triệu chứng đau ngày càng tăng mạnh.
    Phẫu thuật được chỉ định nếu đau tinh hoàn do một số nguyên nhân nhất định

    Phẫu thuật được chỉ định nếu đau tinh hoàn do một số nguyên nhân nhất định

    Cách chữa trị tình trạng đau tinh hoàn bên trái

    Tùy theo từng nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn bên trái mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

    • Bị đau tinh hoàn trái do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bệnh thường thường yêu cầu điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Trong đó, phương pháp phẫu thuật thường được ưu tiên để giúp cải thiện triệu chứng đau nhức đồng thời khôi phục hoạt động bình thường của tinh hoàn. Khả năng bị tái phát sau mổ sẽ thường không vượt quá 10%.
    • Đối với bệnh viêm tinh hoàn: Các lựa chọn điều trị với viêm tinh hoàn phụ thuộc vào từng nguyên nhân cơ bản. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Trường hợp bị nhiễm virus như virus quai bị thì tình trạng sẽ tự cải thiện theo thời gian khi bị lâm sàng nhẹ, còn nếu nghiêm trọng hơn, tinh hoàn và tuyến nước bọt ở 2 mang tai sẽ bị sưng to, viêm nhiều cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi tích cực.
    • Đối với nguyên nhân u nang biểu mô gây đau tinh hoàn bên trái thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ u nang. Tuy nhiên, thủ thuật này mang nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy trong nhiều trường hợp nam giới nên sinh con trước khi tiến hành trị liệu.
    • Xoắn tinh hoàn gây đau: Trường hợp này buộc phải điều trị bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt để tháo xoắn cuống tinh hoàn nhanh chóng, phục hồi cấp máu cho tinh hoàn và cố định tinh hoàn lại bằng chỉ khâu vào thành trong của bìu, tránh khả năng tái phát về sau.
    • Tràn dịch tinh mạc: Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu dịch hoặc máu xung quanh tinh hoàn rồi khâu lộn màng tinh hoàn để tránh tình trạng tái phát.
    • Chấn thương: Khi bị chấn thương, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau hoặc can thiệp phẫu thuật.
    • Ung thư tinh hoàn: Tuỳ theo mức độ tiến triển của ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phẫu thuật, xạ trị, hay hoá trị liệu.

    Cách phòng ngừa đau tinh hoàn bên trái

    Tình trạng đau tinh hoàn bên trái không thể ngăn ngừa hoàn toàn nhưng có thể thực hiện một số biện pháp để làm giảm các nguy cơ mắc bệnh bằng cách ngăn chặn các yếu tố gây ra những nguyên nhân cơ bản như:

    • Kiểm tra tinh hoàn đều đặn hàng tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong đó có khối u.
    • Luôn mang đồ bảo hộ khi chơi thể thao, làm việc,…để tránh bị chấn thương tinh hoàn.
    • Làm rỗng bàng quang hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu để giảm tình trạng viêm đường tiết niệu.
    • Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục trong đó có cả tinh hoàn, thay đồ lót thường xuyên để tránh các bệnh lý không mong muốn.
    • Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su trong quá trình giao hợp.
    Quan hệ tình dục an toàn hạn chế các tình trạng đau tinh hoàn do viêm nhiễm

    Quan hệ tình dục an toàn hạn chế các tình trạng đau tinh hoàn do viêm nhiễm

    Trên đây là những thông tin về vấn đề đau tinh hoàn bên trái cùng những biện pháp điều trị và phòng tránh bệnh mà Tổ hợp y tế Mediplus đã tổng hợp. Để đặt lịch khám với các bác sĩ nam khoa giỏi tại Hà Nội, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

    *Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, tông hợp không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    5/5 - (1 bình chọn)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Mọc mụn ở dương vật có sao không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

      Mọc mụn ở dương vật có sao không là vấn đề được nam giới quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Trong bài viết…

      03 Th10, 2024
      775

      Chuyên mục: Nam khoa

      Dương vật không cương tối đa: Giải mã vấn nạn thầm kín của nam giới

      Dương vật không cương tối đa là vấn đề có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới. Vậy nguyên nhân khiến cho…

      23 Th5, 2024
      591

      Chuyên mục: Nam khoa

      Tổng hợp những thực phẩm giúp tăng kích thước cậu nhỏ

      Làm thế nào để tăng kích thước “cậu nhỏ” là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, MEDIPLUS sẽ…

      17 Th5, 2024
      2.1K

      Chuyên mục: Nam khoa

      Mọc mụn ở đầu dương vật có phải bệnh nguy hiểm không?

      Mọc mụn ở đầu dương vật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lành tính và một số khác nghiêm trọng hơn.…

      03 Th5, 2024
      1.3K

      Chuyên mục: Nam khoa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám