Bệnh lậu lây qua đường nào?

Cập nhật 28/10/2024

231

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Bệnh lậu là một bệnh lý lây nhiễm khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ để lại nhiều biến chứng đáng lo ngại. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Bệnh lậu có lây qua nước bọt không? Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh lậu có chữa được không? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây. 

1. Bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu lây qua đường nào? 

Bệnh lậu có lây không?

Bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh lậu là do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và các thói quen quan hệ tình dục không an toàn của nhiều người. Bệnh lậu không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng có thể gây vô sinh. 

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra

Bệnh lậu lây qua đường nào? 

Bệnh lậu lây qua đường nào chắc hẳn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Căn bệnh này thường lây lan qua nhiều con đường, cụ thể: 

  • Lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lậu lây truyền qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể thông qua tinh dịch, dịch âm đạo để lây sang cơ thể của bạn tình. Dù dương vật không đi hết vào âm đạo, vi khuẩn vẫn có thể thâm nhập và lây bệnh.
  • Bệnh lậu lây qua đường miệng: Khi quan hệ bằng miệng không an toàn, vi khuẩn lậu có thể lây lan qua đường miệng của bạn tình. 
  • Lây truyền qua vết thương hở: Vi khuẩn gây ra bệnh lậu có thể lây lan qua các vết thương hở. Nếu vết thương của bạn có tiếp xúc với nguồn lây truyền thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lậu.
  • Lây qua đường máu: Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn bệnh lậu có thể lây truyền qua máu. Việc sử dụng kim tiêm với người khác cũng tăng nguy cơ mắc bệnh lậu. 
  • Lây qua vật trung gian: Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu có thể sống vài giờ ở môi trường ẩm ướt. Vì thế, chúng có thể lây lan qua quần áo, khăn tắm nếu bạn dùng chung các vật dụng này với người bị nhiễm bệnh. 
  • Lây từ mẹ sang con: Bệnh lậu có thể lây sang thai nhi trong tử cung hoặc trẻ sơ sinh thông qua quá trình sinh hoặc cho con bú. Phụ nữ mang thai mà bị bệnh lậu có thể đe dọa đến sức khỏe của thai nhi. 
Bệnh lậu lây qua nhiều đường, trong đó có lây từ mẹ sang con

Bệnh lậu lây qua nhiều đường, trong đó có lây từ mẹ sang con

Tham khảo: Thời gian ủ bệnh lậu? Phát hiện bệnh thế nào?

2. Cách nhận biết và chẩn đoán bệnh lậu

Nhiều người thắc mắc rằng bệnh lậu có tự khỏi được không? Căn bệnh này không tự khỏi, do đó bạn cần nhận biết các triệu chứng của bệnh để điều trị kịp thời. 

Một vài triệu chứng nhận biết bệnh lậu đối với đàn ông

Ở nam giới, bệnh lậu có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Cánh mày râu có thể quan sát các dấu hiệu sau đây để nhận biết bệnh lậu: 

  • Đau rát khi đi tiểu do bị nhiễm trùng niệu đạo.
  • Màu sắc tinh dịch bất thường như có màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây.
  • Đau, sưng tuyến tiền liệt và sưng dương vật.
  • Đi tiểu ngày càng nhiều hơn.
  • Dương vật bị chảy mủ.
  • Đầu dương vật bị sưng đỏ.
  • 2 bên tinh hoàn đều có cảm giác đau, nhức nhói. 
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lậu ở nam giới

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lậu ở nam giới

Một vài triệu chứng nhận biết bệnh lậu đối với phụ nữ

Đa số nữ giới khi mắc bệnh lậu thường không có dấu hiệu rõ ràng hoặc chỉ có dấu hiệu rất nhẹ. Một số dấu hiệu cho thấy nữ giới đang mắc bệnh lậu gồm có: 

  • Đau và có cảm giác nóng rát đi tiểu.
  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc có thể bị chảy máu âm đạo.
  • Âm đạo tiết dịch nhiều, có mùi hôi bất thường.
  • Đi tiểu nhiều trong ngày.
  • Kinh nguyệt ra nhiều hơn.
  • Viêm họng.
  • Khi quan hệ, âm đạo thường cảm thấy đau rát.
  • Sốt và thường bị đau nhói ở bụng dưới. 
Nữ giới nên quan sát dịch âm đạo để xem bản thân có mắc bệnh lậu không

Nữ giới nên quan sát dịch âm đạo để xem bản thân có mắc bệnh lậu không

Nhận biết bệnh lậu ở trẻ em

Đối với trẻ em thì triệu chứng của bệnh lậu rất khó nhận biết. Biểu hiện thường gặp nhất là tiết dịch âm đạo dạng mủ, màu trắng với số lượng nhiều, và có thể kèm theo ngứa và tiểu khó.

Cách chẩn đoán bệnh lậu

Bệnh lậu được chẩn đoán qua xét nghiệm phòng thí nghiệm từ mẫu nước tiểu hoặc dịch lấy từ niệu đạo (nam) và cổ tử cung hoặc âm đạo (nữ). Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng qua đường hậu môn hoặc miệng, mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ các vị trí này. Phương pháp chẩn đoán chính xác bao gồm:

  • Xét nghiệm nhuộm và soi tươi: Độ nhạy và độ đặc hiệu cao, giúp chẩn đoán nhanh và chính xác trong các trường hợp lậu cấp.
  • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (PCR): Xác định chính xác và tiên lượng khả năng lây lan của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.
  • Phương pháp nuôi cấy: Mẫu bệnh phẩm được theo dõi sự phát triển của vi khuẩn trong 48 – 72 giờ.

Xem thêm: Dùng bao cao su có bị lây bệnh lậu không

3. Nên làm gì khi phát hiện bị bệnh lậu?

Khi phát hiện mắc bệnh lậu, việc xử lý đúng đắn và nhanh chóng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh. Bạn nên:

  • Đến cơ sở y tế uy tín: Lậu là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và hợp lý cho tình trạng của bạn.
  • Thông báo cho bạn tình: Để ngăn ngừa lây truyền, hãy thông báo cho tất cả bạn tình gần đây. Họ cũng cần kiểm tra và điều trị nếu cần.
  • Tuân thủ hướng dẫn và lộ trình điều trị: Lậu dễ tái nhiễm, nên hãy kiểm tra lại sau 3 tháng để đảm bảo vi khuẩn đã được tiêu diệt hoàn toàn.

Đặt lịch khám, tư vấn bệnh Xã hội với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Tổ hợp y tế Mediplus


     

    4. Cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả

    Bệnh lậu là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, để phòng ngừa bệnh lậu, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây: 

    • Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục, đặc biệt nếu có nhiều bạn tình.
    • Chỉ nên quan hệ với vợ hoặc chồng của mình
    • Không nên quan hệ tình dục với nhiều người vì nguy cơ nhiễm bệnh lậu rất cao
    • Nên xét nghiệm định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm. 
    Nên quan hệ 1 vợ 1 chồng để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu

    Nên quan hệ 1 vợ 1 chồng để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu

    5. Giải đáp một số thắc mắc về bệnh lậu?

    Ngoài thắc mắc bệnh lậu có lây không? Bệnh lậu lây qua đường nào? Thì dưới đây cũng là một số câu hỏi mà nhiều người cần giải đáp:

    Bệnh giang mai lây qua đường nào? 

    Bệnh giang mai có thể lây truyền qua các đường sau đây: 

    • Quan hệ tình dục không an toàn
    • Truyền máu 
    • Gián tiếp qua đồ dùng bị nhiễm bẩn 
    • Từ mẹ sang con.

    Bệnh lậu có lây qua nước bọt không?      

    Có. Vì khi hôn, vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt như miệng và cổ họng, nên khi quan hệ bằng đường miệng, vi khuẩn có thể cư trú tại đây và lây lan qua nước bọt. Dù tỷ lệ lây truyền qua đường này không cao, nhưng vẫn cần chú ý để phòng ngừa.   

    Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?

    Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không thì câu trả lời là không. Vi khuẩn lậu không thể sống sót ở môi trường dạ dày và hệ tiêu hóa, nên đây không phải là đường lây truyền của bệnh.  

    Bệnh lậu có lây qua quần áo không?

    Vi khuẩn gây bệnh lậu chỉ tồn tại vài giờ trong môi trường ẩm ướt, cho nên tỷ lệ lây bệnh lậu qua đường ăn uống rất thấp. Mặc dù vậy, bạn cũng cần giữ vệ sinh thật sạch, hạn chế dùng đồ của người khác để ngăn ngừa bệnh lậu. 

    Bệnh lậu lây qua đường miệng?

    Bệnh lậu có thể lây truyền qua đường miệng nếu quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hôn môi với người bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae có thể tồn tại và gây nhiễm trùng trong vùng cổ họng, vì vậy quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm bệnh có thể khiến bạn nhiễm lậu ở họng.

    Bệnh lậu có tự khỏi được không?

    Bệnh lậu cần điều trị thì mới khỏi được. Nếu không điều trị, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. 

    Bệnh lậu có chữa được không?

    Bệnh lậu có thể chữa được, các bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể đến các cơ sở y tế, các bác sĩ tại đây sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. 

    Bệnh lậu có thể điều trị được

    Bệnh lậu có thể điều trị được

    Bệnh lậu lây qua đường nào đã được MEDIPLUS giải đáp ở trên. Nếu thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh lậu, hãy đặt ngay lịch khám tại Medipus qua tổng đài 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất. 

    *Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho khám và phác đồ điều trị y khoa!

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

      Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

      25 Th4, 2024
      448

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Dùng bao cao su có bị lây bệnh lậu không?

      Bao cao su là một biện pháp phổ biến để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy dùng bao cao su…

      28 Th10, 2024
      982

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Giang mai bẩm sinh có chữa được không? Điều trị ra sao?

      Giang mai bẩm sinh là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai rồi…

      29 Th10, 2024
      237

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

      Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Điều quan trọng…

      16 Th9, 2024
      204

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám