Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu? 3 Lưu ý

Cập nhật 16/09/2024

442

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sức khỏe

Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bạch hầu ho gà uốn ván hiệu quả. Vậy cụ thể tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu mang lại những công dụng như thế nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin cùng thời gian tiêm ngừa và chi phí sẽ được Mediplus trình bày qua bài viết sau.

1. Tại sao bà bầu cần tiêm bạch hầu ho gà uốn ván?

Bạch hầu, ho gà và uốn ván là 3 bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ lây nhiễm bệnh nhất. Bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vì sao cần tiêm phòng bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu?

Vì sao cần tiêm phòng bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu?

Thêm vào đó, ba bệnh trên rất dễ lây lan và phát triển thành dịch, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì mẹ bầu cùng trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Các bệnh này cũng khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Hiện nay có các loại vắc-xin được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc-xin phòng bệnh được tổ chức y tế thế giới WHO và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh CDC của Mỹ khuyến cáo các thai phụ từ tuần thứ 27 – 35 đều cần tiêm. Mục đích là truyền kháng thể thụ động chống bạch hầu, ho gà, uốn ván sang cho thai nhi trong bụng sớm trước khi sinh khi mà trẻ chưa tiêm được vắc-xin bảo vệ. 

Tiêm vắc xin là một biện pháp bảo vệ ngắn hạn trong giai đoạn sơ sinh rất hiệu quả, giúp tăng cường khả năng phòng bệnh cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh rất hiệu quả, giúp trẻ có khả năng phòng bệnh đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời. Những kháng thể này cũng góp phần hạn chế cho trẻ những biến chứng nguy hiểm hơn nếu như trẻ mắc bệnh. Mẹ bầu tiêm bạch hầu ho gà uốn ván khi mang thai vào thời gian khuyến nghị đã chứng minh được những hiệu quả phòng bệnh cao hơn 78% so với chủng ngừa cho trẻ dưới 2 tuổi.

Nhiều thử nghiệm đã chứng minh vắc-xin khá an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Tất cả các trẻ em sinh ra từ các thai phụ tiêm vắc-xin đều phát triển bình thường. Hiệu quả vắc-xin rõ rệt với bệnh uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh cũng như tác dụng phòng bệnh ho gà rõ ràng. Người mẹ không thể nhiễm bệnh từ vắc-xin, cũng như không đối mặt với nguy cơ biến chứng thai kỳ. Cho đến hiện nay, ngành y tế vẫn chưa ghi nhận được bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào ở thai phụ sau khi tiêm vắc-xin trong vòng 1 tháng cho tới khi sinh.

Bệnh ho gà có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho thai nhi

Bệnh ho gà có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho thai nhi

2. Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu chi phí bao nhiêu?

Giá tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho mẹ bầu tại Việt Nam có giá dao động từ 115.000 đến 882.000 đồng/mũi. Cụ thể như sau:

  • Giá tiêm phòng vắc-xin VAT của Việt Nam là từ 115.000 – 138.000 đồng/mũi
  • Giá tiêm phòng vắc-xin SAT (loại huyết thanh kháng độc tố uốn ván) có giá từ 100.000 – 120.000 đồng/mũi của Việt Nam
  • Giá vắc-xin nhập khẩu thường cao hơn, dao động từ 458.000 đồng – 882.000 đồng/mũi.  Vắc-xin Adacel của pháp khoảng 744.000 đồng/mũi, vắc-xin Boostrix của Bỉ là 735.000 – 882.000 đồng/mũi.
  • Vắc-xin kết hợp 3 trong một của Hà Lan là  Influvac Tetra có giá khoảng 365.571 đồng, vắc-xin Tetraxim 4 trong 1 của Pháp có giá là 559.263 đồng, vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa có giá dao động từ 959.429 đến 1.218.429 đồng.

Lưu ý: Giá thành trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi vào thời điểm cụ thể khi tiêm. Bạn có thể liên hệ với cơ sở y tế để biết chính xác nhất.

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Tìm hiểu: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không?

3. Bà bầu khi nào nên tiêm và không nên tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván

Bà bầu khi nào nên tiêm vacxin bạch hầu ho gà uốn ván

Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván đặc biệt là các chị em mang thai lần đầu càng phải tiêm vắc-xin đúng thời gian và số mũi càng sớm càng tốt.

Bà bầu khi nào không nên vacxin bạch hầu ho gà uốn ván

Mặc dù việc tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván là cần thiết nhưng một số trường hợp chống chỉ định với vắc-xin này để đảm bảo an toàn như:

  • Người có tiền sử dị ứng với vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván
  • Mẹ bầu mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch
  • Người bị phản ứng thái quá với vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván như từng bị hôn mê hoặc co giật lập đi lập lại khi tiêm trước đó.
Bệnh uốn ván cũng là bệnh cần được tiêm phòng trong thai kỳ

Bệnh uốn ván cũng là bệnh cần được tiêm phòng trong thai kỳ

4. Tiêm vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu vào thời gian nào?

Lịch tiêm phòng vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván cho bà bầu như sau:

Loại vacxin Thời gian tiêm Số mũi cần tiêm Lịch tiêm chủng
Vắc-xin Tdap Trong 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng tuần 27 – trước tuần 36 của thai kỳ Chỉ cần tiêm 1 mũi tổng hợp Mũi 1: Tiêm vào tuần 27 – 36 của thai kỳ.

Tiêm nhắc lại vào lần mang thai kế tiếp hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.

Vắc-xin Boostrix Trong 3 tháng cuối thai kỳ, khoảng tuần 27 – trước tuần 35 của thai kỳ Chỉ cần tiêm 1 mũi tổng hợp Tiêm vào tuần 27 – 35 của thai kỳ.

Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

5. 3 Lưu ý khi tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu

Tiêm vắc-xin bạch hầu – ho gà – uốn ván vào mỗi lần mang thai

Trên thực tế, lượng kháng thể sinh ra sau mỗi lần tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván trong cơ thể con người theo thời gian sẽ giảm dần. Dù xét nghiệm máu có kháng thể chống lại bệnh nhưng không thể biết được chắc chắn mức độ kháng thể cần thiết để bảo vệ bản thân và thai nhi chống lại bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Nói cách khác, ngay cả khi phụ nữ từng mắc bệnh trong quá khứ hay đã tiêm vắc-xin trước đó thì khả năng miễn dịch không phải là suốt đời. Vì vậy, phụ nữ có thai nên tiêm vắc-xin nhắc lại trong mỗi lần mang thai để nhận được số lượng kháng thể bảo vệ lớn nhất, giúp chống lại những căn bệnh này một cách tối ưu. Trừ trường hợp phụ nữ trước khi mang thai đã tiêm chủng đầy đủ thì không nhất thiết phải tiêm nhắc lại vắc-xin này.

Tiêm phòng vào 3 tháng cuối thai kỳ để truyền miễn dịch tự nhiên cho trẻ

Tiêm phòng vào 3 tháng cuối thai kỳ để truyền miễn dịch tự nhiên cho trẻ

Chỉ tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván 1 mũi duy nhất trong suốt thai kỳ

Thường phụ nữ mang thai chỉ tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván một lần trong thai kỳ từ tuần thứ 27 đến tuần 35 để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu. Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu tiêm phòng sớm hơn thì lúc này không cần bổ sung vào 3 tháng cuối thai kỳ nữa.

Tác dụng phụ có thể gặp khi mẹ bầu tiêm bạch hầu ho gà uốn ván

Một số tác dụng phụ mà mẹ bầu có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin bạch hầu, ho gà, uốn ván như sốt nhẹ hoặc đau nhức ở chỗ tiêm. Đây là phản ứng thường gặp và sẽ tự động giảm đi sau 1 – 2 ngày nên thai phụ không cần quá lo lắng. Nếu trong trường hợp sốt cao liên tục không hạ cùng một số cảm giác như buồn nôn, mệt mỏi, khó thở,…thì cần liên hệ ngay bác sĩ để thăm khám.

6. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu

Tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván bao nhiêu tiền?

Giá dao động từ 115.000 đến 882.000 đồng/mũi

Tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván trước khi mang thai được không?

Có thể tiêm ngừa trước khi mang thai hoặc tốt nhất nên tiêm trong thời gian mang thai từ 27 đến 36 tuần

Vắc xin Boostrix cho bà bầu giá bao nhiêu?

Chi phí dao động từ 735.000 – 882.000 đồng/mũi.

Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván trước khi mang thai bao lâu?

Tiêm 1 mũi duy nhất và có thể tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần. Tuy nhiên nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván có làm bị sốt không?

Người tiêm phòng có thể triệu chứng sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày.

Trên đây là những thông tin về việc tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu. Hy vọng các chị em đã có những kiến thức bổ ích để giúp bảo vệ thai kỳ và em bé của mình khỏe mạnh nhất. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, mẹ đón đọc thông tin tại Mediplus để cập nhật những kiến thức về thai sản chính xác nhất nhé.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần là sao? Có phải bị cắm sừng không?

    Nhiều người thắc mắc rằng tại sao quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần. Điều này có bình thường hay không hay là người…

    28 Th10, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    1 tuần quan hệ 7 lần có sao không? 2 Lưu ý quan trọng

    Việc quan hệ tình dục đều đặn là một phần tự nhiên của cuộc sống tình cảm và hôn nhân, nhưng không ít người đặt…

    28 Th10, 2024
    639

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ tình dục có tác dụng gì? 15 lợi ích, 5 lưu ý

    Quan hệ tình dục không chỉ mang lại sự thân mật và gắn kết giữa hai người, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe…

    28 Th10, 2024
    725

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ xong đi tiểu buốt là bệnh gì? Khi nào cần đi khám?

    Hiện tượng quan hệ xong đi tiểu buốt thường gặp ở cả nam và nữ. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà…

    28 Th10, 2024
    278

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám