12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

Cập nhật 28/10/2024

298

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa để cho bé bú. Điều này khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy bị stress và nặng hơn là có thể bị trầm cảm sau sinh. Vậy làm cách nào để nguồn sữa được nhiều hơn sau khi sinh? Tham khảo 12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn qua bài viết sau đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS ngay dưới đây. 

1. 12 cách tăng lượng sữa mẹ sau sinh nhanh, an toàn

Sau đây là 12 cách tăng lượng sữa mẹ nhanh chóng, an toàn, giúp mẹ bỉm có thêm nhiều sữa để nuôi con: 

Chế độ ăn uống tăng cường vitamin, khoáng chất

Cách tăng lượng sữa mẹ tốt nhất là hãy đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng với các nhóm dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, và chất xơ. Mỗi bữa ăn nên bao gồm một nửa đĩa rau củ, một phần tư chất đạm, một phần tư ngũ cốc, và một phần chất béo. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và ưu tiên nấu ăn tại nhà để kiểm soát chất lượng thực phẩm. Đa dạng hóa chế độ ăn với cá, thịt, trứng và các thực phẩm tươi ngon khác. 

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn uống

Bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn uống

Một trong những cách tăng lượng sữa mẹ sau sinh nhanh và an toàn là mẹ bỉm nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất sau đây: 

  • Gạo và ngũ cốc nguyên cám: Cung cấp carbohydrate phức hợp và chất xơ, giúp tăng cường sản xuất sữa.
  • Cá hồi và cá mòi: Cung cấp đạm, omega-3, vitamin B12 và DHA, hỗ trợ sản xuất sữa và sức khỏe mẹ.
  • Thịt bò: Giàu protein, sắt, kẽm và vitamin B, cung cấp năng lượng và hỗ trợ sức khỏe.
  • Trứng: Cung cấp protein, choline, vitamin B12, B và D, cải thiện chất lượng sữa.
  • Rau lá xanh: Cung cấp vitamin A, C, E, K, chất xơ và khoáng chất, giúp tăng cường dinh dưỡng.
  • Khoai lang: Cung cấp vitamin A và kali, hỗ trợ sức khỏe mẹ.
  • Các loại đậu, đỗ: Cung cấp chất đạm thực vật, sắt và chất xơ, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
  • Các loại hạt và quả hạch: Cung cấp protein thực vật, vitamin, khoáng chất và canxi.
  • Quả mơ và chà là: Giúp sản sinh prolactin, hormone cần thiết cho việc tiết sữa (theo wiki).
  • Sữa chua: Cung cấp canxi và protein, hỗ trợ dinh dưỡng, nhưng cần tránh nếu bé dị ứng với protein sữa.

Cho trẻ bú ngay sau sinh

Các chuyên gia khuyến nghị cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể, tốt nhất trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, để tận hưởng sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ti mẹ sớm cũng giúp kích thích bầu sữa tiết sữa, vì động tác bú mút của trẻ kích thích tuyến vú, làm sữa về nhiều hơn và ổn định hơn. Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và nếu trẻ ngủ nhiều, hãy đánh thức bé dậy để bú bằng cách vỗ nhẹ, vuốt ve, thay quần áo hoặc tã.

Cho trẻ bú thường xuyên

Cách tăng lượng sữa mẹ tiếp theo là mẹ nên cho bé bú thường xuyên. Để duy trì lượng sữa mẹ đều đặn, mẹ nên cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu và mỗi khi bé đói, không cần tuân theo lịch bú cố định, nhất là trong những tháng đầu đời. Tránh để khoảng cách giữa các cữ bú của trẻ quá xa. Nếu bầu sữa còn nhiều nhưng bé đã bú no, mẹ có thể hút sữa và cấp đông để dùng cho các cữ bú sau.

Cho bé bú sữa thường xuyên là cách tăng lượng sữa mẹ hiệu quả

Cho bé bú sữa thường xuyên là cách tăng lượng sữa mẹ hiệu quả

Cho trẻ bú đều cả hai bên ngực

Mẹ nên cho trẻ bú từ một bên ngực trước, rồi chuyển sang bên còn lại khi bé chậm lại hoặc ngừng bú, cố gắng cho bé bú cả hai bầu ngực trong mỗi cữ bú. Kích thích cả hai bên ngực giúp tăng sản xuất sữa.

Cho trẻ ngậm và bắt ti mẹ đúng cách

Tập cho trẻ ngậm bắt ti mẹ đúng là cách tăng lượng sữa mẹ hiệu quả. Nếu trẻ ngậm ti không đúng, mẹ có thể đau đớn và lượng sữa vào miệng trẻ bị ảnh hưởng. Ngậm ti đúng cách cũng tăng cường gắn kết mẹ con. Để tập cho trẻ ngậm ti đúng, mẹ nên để đầu ti chạm vào môi trên của trẻ, giúp trẻ tự há miệng và tìm đến núm ti.

Uống sữa ấm trước khi cho trẻ bú

Uống gì để tăng sữa mẹ? Mẹ nên uống một cốc sữa ấm như sữa tươi, sữa đậu, hoặc sữa đặc pha loãng khoảng 20 phút trước khi cho trẻ bú. Điều này không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mà còn kích thích tiết sữa, giúp sữa về nhanh, đều, đậm đặc và thơm ngon hơn.

Cho trẻ bú bao lâu tùy thích

Trong những tuần đầu, trẻ sơ sinh thường bú ít nhất 8-12 lần mỗi ngày, cách nhau 2-3 giờ. Trẻ có thể bú mỗi bên vú từ 10-15 phút, hoặc lâu hơn tới 1-2 giờ mỗi lần. Mẹ nên để trẻ bú bao lâu tùy thích và khi trẻ no sẽ tự động nhả núm ti. Việc này giúp đáp ứng đủ nhu cầu sữa của trẻ, đồng thời cũng là cách tăng lượng sữa mẹ rất hiệu quả. 

Làm trống bầu sữa sau khi cho trẻ bú

Thường xuyên vắt hoặc hút sữa và làm trống bầu sữa sau mỗi cữ bú là cách hiệu quả để tăng lượng sữa mẹ. Mẹ có thể làm ấm ngực trước khi hút sữa để cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng hút sữa hơn. Ngoài ra, massage bầu ngực nhẹ nhàng bằng tay cũng giúp kích thích sản xuất sữa nhiều hơn.

Trò chuyện, âu yếm với trẻ trước khi bú

Bạn có thể sử dụng mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa như trò chuyện và âu yếm với trẻ trước khi bú. Dù có vẻ khó tin, nhưng sự thật là gần gũi con có thể kích thích cơ thể mẹ tiết sữa tự nhiên. Vì vậy, trước khi cho trẻ bú, mẹ nên trò chuyện, âu yếm hoặc vui đùa cùng trẻ để kích thích dòng sữa.

Da kề da với trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất thích được mẹ ôm vào lòng để cảm nhận hơi ấm từ cơ thể mẹ. Ban đầu, da kề da là phương pháp điều trị cho trẻ sinh non, nhưng cũng rất có lợi cho trẻ đủ tháng. Da kề da không chỉ tăng cường gắn kết mẫu tử mà còn hỗ trợ quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, giúp trẻ bú lâu hơn và mẹ sản xuất nhiều sữa hơn.

Da kề da với bé là cách tăng lượng sữa mẹ nhanh

Da kề da với bé là cách tăng lượng sữa mẹ nhanh

Massage bầu ngực

Khi cho trẻ bú, mẹ nên cho bé nghỉ vài phút và vỗ ợ hơi để tránh nôn trớ và sặc sữa. Trong thời gian này, mẹ có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực theo chuyển động tròn từ trong ra núm ti để làm tan cục sữa đông và thông thoáng các tia sữa. Nếu bị tắc tia sữa, kết hợp massage với chườm nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng.

Tránh xa rượu bia, các chất kích thích

Uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích như thuốc lá có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Do đó, mẹ nên duy trì thói quen lành mạnh từ thai kỳ và sau sinh để đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho trẻ.

Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi sữa

Nếu các cách tự nhiên không cải thiện tình trạng ít sữa, mẹ có thể sử dụng sản phẩm chức năng hoặc thảo dược lợi sữa để kích thích sản sinh hormone prolactin và oxytocin, giúp sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu nên uống sữa gì để tối ưu hóa dinh dưỡng?

2. Nguyên nhân làm cho mẹ bị ít sữa hoặc mất sữa

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo và tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hành trình nuôi con bằng sữa mẹ không đơn giản. Dù nhiều bà mẹ lo sợ ít sữa, thực tế chỉ có một số ít thực sự không đủ sữa do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân chính khiến mẹ ít sữa, tắc sữa hoặc mất sữa sau sinh bao gồm:

  • Căng thẳng, thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài dẫn đến giảm tiết sữa và có thể gây trầm cảm sau sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Lạm dụng sữa công thức khiến trẻ không muốn bú mẹ, làm giảm kích thích sản xuất sữa.
  • Bệnh lý tuyến vú như áp xe, viêm tuyến vú hoặc phẫu thuật ngực.
  • Sinh non hoặc sinh mổ dẫn đến sữa về chậm và ít sữa hơn.
  • Mẹ bị thiếu máu cũng dễ bị ít sữa sau khi sinh
  • Sử dụng máy hút sữa sai cách.
  • Lạm dụng caffein và chất kích thích .
Mẹ bị ít sữa sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Mẹ bị ít sữa sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Xem thêm: TOP 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ [Lưu ngay]

3. Mẹ bầu ít sữa: Khi nào cần khám bác sĩ?

Sau khi thử qua các cách tăng lượng sữa mẹ mà tình trạng ít sữa vẫn không cải thiện, mẹ hãy gặp ngay bác sĩ sơ sinh, bác sĩ nhi hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn giải pháp.

Sữa mẹ là thức ăn quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ nhỏ. Vì vậy, cần nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu mẹ ít sữa để có giải pháp khắc phục, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.

4. Lưu ý chăm sóc sức khỏe mẹ bầu sau sinh

Bên cạnh việc áp dụng các cách tăng lượng sữa mẹ hoặc sử dụng các mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa thì việc chăm sóc mẹ bầu sau sinh cũng rất quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu sau sinh. 

Hạn chế căng thẳng, lo lắng

Người chồng và gia đình nên theo dõi và phát hiện sớm những thay đổi cảm xúc ở mẹ như mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng, buồn chán, vì đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Mẹ nên giữ tâm lý tích cực và bình tĩnh, tránh ám ảnh về việc tăng chất lượng sữa mẹ. Căng thẳng và áp lực có thể làm giảm lượng sữa và làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Tâm lý không thoải mái và mệt mỏi có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng sữa.

Uống đủ nước

Cho mẹ bầu uống đủ nước sau sinh là rất quan trọng để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt và duy trì sức khỏe. Nước giúp hỗ trợ quá trình hồi phục, duy trì lượng sữa mẹ, và cân bằng các chức năng cơ thể. Uống đủ nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón và nhiễm trùng đường tiết niệu, hai vấn đề thường gặp sau sinh.

Mẹ bỉm sau sinh nhớ uống đủ nước mỗi ngày

Mẹ bỉm sau sinh nhớ uống đủ nước mỗi ngày

Cơ thể người trưởng thành cần từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nhưng người mẹ đang cho con bú có thể cần đến 3,1 lít mỗi ngày. Vì 90% sữa mẹ là nước, mẹ cần uống đủ nước để duy trì lượng sữa. Do chăm con có thể khiến mẹ bận rộn, dễ quên uống nước, nên người chồng hãy chú ý nhắc nhở vợ uống đủ nước mỗi ngày. 

Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị sau khi sinh, người mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, uống đủ nước, ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất), và bổ sung sắt, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thật tốt

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thật tốt

Sinh hoạt tình dục

Sau khi sinh 42 ngày, mẹ không nên quan hệ tình dục. Khi quan hệ trở lại, mẹ cần áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai quá sớm. Người chồng và gia đình cần quan tâm, động viên và chủ động san sẻ việc chăm sóc trẻ để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau sinh và tạo tiết sữa cho con bú.

Trên đây là 12 cách tăng lượng sữa mẹ nhanh, hiệu quả. Hy vọng, các thông tin mà MEDIPLUS chia sẻ có thể giúp mẹ bầu chọn được cách tăng lượng sữa mẹ phù hợp. 

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    191

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    771

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    32

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám