Bệnh giang mai ở miệng điều trị thế nào? Có hết không?

Cập nhật 29/10/2024

519

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Giang mai là bệnh truyền nhiễm và có thể xuất hiện ở các vị trí như miệng, lưỡi, cơ quan sinh dục… Trong đó, săng giang mai ở miệng rất nguy hiểm vì các biểu hiện này có thể làm cho nhiều người lầm tưởng với các bệnh lý khác và không điều trị sớm. Tốc độ lây truyền của bệnh giang mai rất nhanh, ảnh hưởng nhiều đến vùng miệng, lưỡi của nhiều người. Để biết cách điều trị khi bị giang mai ở miệng, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây của MEDIPLUS. 

1. Bệnh giang mai ở miệng là gì?

Bệnh giang mai ở miệng hay giang mai ở lưỡi là tình trạng bệnh lý thường lây lan qua hoạt động tình dục bằng miệng (oral sex). Vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào vết cắt hoặc chỗ hở trên niêm mạc môi, miệng, gây tổn thương xung quanh miệng, lưỡi và họng.

Bệnh giang mai ở miệng là gì?

Bệnh giang mai ở miệng là gì?

2. Bệnh giang mai ở miệng lây qua đường nào? Khi nào cần đi khám 

Quan hệ tình dục bằng miệng là con đường lây truyền phổ biến của bệnh giang mai đặc biệt là giang mai ở lưỡi. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh qua các hoạt động tình dục như hôn hoặc đụng chạm ở khu vực miệng. Xoắn khuẩn Treponema pallidum có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh và lan truyền trong khoang miệng trước khi đến các vị trí khác. 

Hình ảnh giang mai ở miệng khá giống với bệnh nhiệt miệng 

Hình ảnh giang mai ở miệng khá giống với bệnh nhiệt miệng

Oral sex hay quan hệ tình dục qua đường miệng là con đường lây lan nhanh nhất của bệnh giang mai ở lưỡi, ở miệng. Do xoắn khuẩn tồn tại và sinh trưởng trong cơ quan sinh dục của người bệnh. Tiếp xúc gần và thân mật với người bệnh đều có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Bị giang mai ở miệng giai đoạn đầu không xuất hiện nhiều dấu hiệu ngay sau khi nhiễm bệnh và điều này khiến cho nhiều người có thể bị nhầm lẫn với lở miệng hoặc nhiệt miệng. Vì vậy, người bệnh nên đến bác sĩ kiểm tra nếu xuất hiện các vết loét bất thường ở vùng miệng sau khi quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán mắc giang mai, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm cần thiết. Phụ nữ mang thai cũng nên làm xét nghiệm giang mai để tránh lây nhiễm cho thai nhi.

Tham khảo: Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

3. Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai có thể tồn tại nhiều năm nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng của bệnh giang mai ở miệng, ở lưỡi qua từng giai đoạn như sau: 

Giang mai sớm

Giang mai ở miệng giai đoạn đầu thường có các triệu chứng như sau: 

  • Giang mai thời kỳ I: Không có triệu chứng nhưng bệnh đã dễ lây lan. Sau 3-4 tuần nhiễm vi khuẩn, sẽ thấy xuất hiện vết loét nhỏ, tròn (săng) không đau nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao, có thể xuất hiện ở miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc vị trí khác.
  • Giang mai thời kỳ II: Nguy cơ lây nhiễm cao. Có thể bị nhầm lẫn với bệnh khác như dị ứng thuốc, vảy nến. Xuất hiện nốt ban không ngứa trên da, thường ở lòng bàn tay, bàn chân, hoặc bất kỳ đâu trên cơ thể, kèm theo đau họng. Dấu hiệu giang mai ở miệng trong giai đoạn này gồm đau đầu, sưng hạch bạch huyết, rụng tóc, đau nhức khớp, mệt mỏi, sốt, giảm cân. Bên cạnh đó, giai đoạn này sẽ có thêm một vài triệu chứng thần kinh như điếc một bên, liệt thần kinh ở mắt, viêm màng bồ đào và viêm màng não.
  • Giang mai tiềm ẩn: Không có triệu chứng lâm sàng, chỉ phát hiện qua xét nghiệm huyết thanh, chia thành tiềm ẩn sớm (dưới 02 năm) và tiềm ẩn trễ (hơn 02 năm).

Giang mai muộn

Giang mai thời kỳ III xuất hiện sau nhiều tháng hoặc sau nhiều năm khi có săng giang mai ở miệng và không được điều trị. Biến chứng của giai đoạn này gồm săng thương sâu, gôm ở da, nội tạng, tim mạch, xương và thần kinh. Giai đoạn này, người bệnh ít có nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình vì xoắn khuẩn đã nằm trong phủ tạng, không còn ở da và niêm mạc.

Tìm hiểu: Giang mai có ngứa không?

4. Nguyên nhân gây giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở lưỡi hay ở miệng đều do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là một trong những loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tốc độ lây nhiễm cao. Đặc biệt, vi khuẩn này có thể tồn tại trong điều kiện không khí khắc nghiệt, chịu được nhiệt độ lên đến 45°C và sống trong môi trường này đến 30 phút. 

Vi khuẩn Treponema pallidum là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Vi khuẩn Treponema pallidum là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Do đó, khả năng nhiễm giang mai ở miệng khi tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục với người bệnh là rất cao, mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân trước những nguy cơ gây bệnh.

5. Giang mai ở miệng có nguy hiểm không? Gây ra tác hại gì?

Giang mai ở miệng là một bệnh lý truyền nhiễm khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề về mạch máu, tim mạch, rối loạn tâm thần, mù lòa, vấn đề về hệ thần kinh, và thậm chí tử vong. Ngoài ra, giang mai có thể là “cửa ngõ” lây truyền virus HIV, với tổn thương giang mai quanh miệng làm tăng nguy cơ lây truyền và tiến triển của bệnh HIV.

Giang mai ở miệng khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời 

Giang mai ở miệng khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Tuy nhiên, với phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, giang mai ở miệng có khả năng chữa khỏi cao. Vì thế, bạn nên tự nhận biết các dấu hiệu giang mai ở miệng sớm để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Đặt lịch khám Bệnh Giang mai với bác sĩ giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus


     

    6. Cách điều trị giang mai ở miệng thế nào? 

    Bị giang mai ở giai đoạn đầu có thể được điều trị khỏi bởi kháng sinh Benzathine Penicillin G. Đây là phương pháp chính, thường được áp dụng qua một mũi tiêm trong giai đoạn đầu. Cho nên, khi thấy các biểu hiện giang mai ở miệng, bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. 

    Đối với các giai đoạn muộn hơn và khi chưa rõ thời gian, liều lượng kháng sinh vẫn tương tự nhưng cần tiêm nhiều lần theo chỉ định bác sĩ.

    Khi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, người bệnh nên điều trị dứt điểm. Nếu không điều trị, các vết loét có thể tự khỏi sau vài tuần, nhưng vi khuẩn vẫn còn trong cơ thể và có thể gây ra các triệu chứng khác sau đó. Không điều trị giang mai có thể dẫn đến tổn thương ở các cơ quan khác như tim và não, và thậm chí có thể gây tử vong.

    7. Phòng tránh bệnh giang mai ở miệng như thế nào?

    Biểu hiện giang mai ở miệng rất đa dạng, tùy từng giai đoạn mà biểu hiện của bệnh sẽ khác nhau. Mặc dù giang mai ở miệng không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và dễ lây lan nhanh chóng. Để phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng, ở lưỡi hay các vị trí khác, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ để tăng cường chất xơ, vitamin, và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng.
    • Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng: Nếu có, sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.
    • Tiêm vaccine ngừa giang mai: Giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh.
    • Thăm khám khi có triệu chứng lạ: Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
    • Khám sức khỏe định kỳ: Mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, bao gồm giang mai ở miệng.
    • Sử dụng bao cao su hoặc biện pháp bảo vệ khác: Đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục.
    • Vệ sinh sạch sẽ: Nam giới nên vệ sinh khoang miệng và vùng kín của bạn tình trước và sau khi quan hệ bằng miệng. Tuy nhiên, quan hệ bằng miệng vẫn không được khuyến khích thường xuyên.
    Phòng tránh bệnh giang mai ở miệng như thế nào?

    Phòng tránh bệnh giang mai ở miệng như thế nào?

    8. Giải đáp thắc mắc về giang mai ở miệng

    Sau đây là một số thắc mắc thường gặp của nhiều người về bệnh giang mai. 

    Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?

    Có. Virus giang mai có thể lây qua việc hôn môi, quan hệ tình dục bằng đường miệng hay sử dụng chung bàn chải đánh răng. 

    Bệnh giang mai và sùi mào gà có giống nhau không?

    Hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau vì thời gian ủ bệnh của giang mai ngắn hơn so với sùi mào gà. Để xác định chính xác từng loại bệnh, bạn nên đi khám để được kiểm tra cụ thể hơn. 

    Bệnh giang mai ở miệng có chữa khỏi được không?

    Giang mai có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, trước khi vi khuẩn gây tổn thương sâu đến các cơ quan nội tạng như tim mạch và thần kinh. Do đó, ngay khi xuất hiện dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được can thiệp sớm.

    Bệnh giang mai ở miệng chữa khỏi có bị lại không?

    Bệnh giang mai có khả năng quay trở lại sau khi điều trị khỏi. Người bệnh nên áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với bạn tình. 

    Giang mai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp nhất là ở miệng. Để điều trị bệnh giang mai ở miệng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra và điều trị. Hy vọng những thông tin mà Tổ hợp y tế MEDIPLUS chia sẻ có thể giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. 

    *Lưu ý: Các thông tin từ bài viết mang khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa.

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Giải đáp thắc mắc: Quan hệ bằng miệng gây ung thư vòm họng

      Ung thư vòm họng là căn bệnh không phân biệt tuổi tác và thường khó nhận biết ở những giai đoạn đầu. Có nhiều quan…

      26 Th4, 2024
      529

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Sùi mào gà âm đạo có nguy hiểm không? 2 cách điều trị

      Sùi mào gà âm đạo khó phát hiện do cấu trúc phức tạp của cơ quan sinh dục nữ và thường lây nhiễm qua quan…

      29 Th10, 2024
      532

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bệnh sùi mào gà nhẹ có tự hết không? Điều trị sao cho hiệu quả?

      Mặc dù bệnh sùi mào gà nhẹ thường không gây đau đớn hay khó chịu, nhưng việc không điều trị kịp thời có thể dẫn…

      29 Th10, 2024
      388

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền? Khám ở đâu tốt?

      Chi phí chữa trị sùi mào gà luôn là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi phải đối mặt với vấn đề này.…

      16 Th9, 2024
      257

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám