19 Cách chữa sùi mào gà tại nhà theo dân gian

Cập nhật 16/09/2024

415

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Sùi mào gà mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiện nay ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, cũng có những phương pháp đơn giản có thể áp dụng tại nhà để giảm thiểu và loại bỏ các nốt sùi. Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu 19 cách chữa sùi mào gà tại nhà trong bài viết sau đây.

1. 18 Cách chữa sùi mào gà tại nhà theo mẹo dân gian

Giảm triệu chứng sùi mào gà tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo là một nguyên liệu phổ biến với nhiều lợi ích trong làm đẹp như dưỡng da, làm trắng da, và chăm sóc tóc. Đặc biệt, nhờ chứa lượng axit tự nhiên cao, giấm táo còn có khả năng giúp giảm triệu chứng từ các nốt u nhú và nốt sần do bệnh sùi mào gà gây ra.

Cách chữa sùi mào gà, giảm triệu chứng tại nhà bằng giấm táo

Cách chữa sùi mào gà, giảm triệu chứng tại nhà bằng giấm táo

Sử dụng lá trầu chữa sùi mào gà

chỉ ra rằng lá trầu chứa các hoạt chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus một cách hiệu quả. Vì vậy, việc sử dụng lá trầu để chữa sùi mào gà được coi là một phương pháp hữu hiệu và đang được nhiều người tin dùng.

Dùng trà xanh chữa sùi mào gà tại nhà

Trà xanh thường được sử dụng để chữa sùi mào gà tại nhà khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể uống nước trà xanh đã đun sôi để nguội, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm một cách hiệu quả.

Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng dầu tràm

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tinh dầu tràm trà không chỉ mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực làm đẹp mà còn rất hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt virus.

Cách chữa sùi mào gà bằng tỏi

Tỏi chứa Allicin – một hoạt chất hoạt động như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn và ức chế virus HPV. Do đó, nhiều người hiện nay đã chọn tỏi để hỗ trợ điều trị sùi mào gà tại nhà.

Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng tỏi

Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng tỏi

Sử dụng nước chanh

Chanh có khả năng làm sạch và kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà. Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng chanh mang lại hiệu quả khá tích cực.

Chữa sùi mào gà bằng Tinh dầu oregano

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Science of Food and Agriculture vào năm 2013 đã kết luận rằng Oregano có thể thay thế các hóa chất tổng hợp trong công nghiệp, nhờ vào chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Với khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus, Oregano đã được nhiều người tin dùng trong việc chữa sùi mào gà tại nhà.

Dùng nha đam

Nha đam là một trong những loại thảo dược phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp. Ngoài ra, nha đam còn có đặc tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Đặc biệt, chất nhầy từ nha đam có khả năng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn.

Cách chữa sùi mào gà tại nhà với nha đam

Cách chữa sùi mào gà tại nhà với nha đam

Tinh dầu oải hương

Tinh dầu oải hương chiết xuất từ hoa Lavender là một trong những loại tinh dầu thực vật nổi tiếng, được biết đến với nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là khả năng sát trùng và diệt khuẩn hiệu quả.

Rau diếp cá

Các nghiên cứu cho thấy rau diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd, một hoạt chất có tính chất tương tự như kháng sinh, giúp kháng khuẩn, diệt nấm và ký sinh trùng hiệu quả. Vì lý do này, rau diếp cá hiện đang được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ chữa sùi mào gà tại nhà.

Dầu dừa 

Dầu dừa nổi bật với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, hỗ trợ hiệu quả trong việc làm sạch và chữa sùi mào gà. Sử dụng dầu dừa đều đặn 2 đến 3 lần mỗi ngày có thể giúp làm mềm các u nhú và nốt sần, đồng thời giảm cảm giác đau rát.

Cách chữa sùi mào gà tại nhà cùng dầu dừa

Cách chữa sùi mào gà tại nhà cùng dầu dừa

Nước muối

Nước muối có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm nổi bật, giúp ngăn chặn sự phát triển của virus HPV gây sùi mào gà một cách hiệu quả.

Sử dụng nghệ chữa sùi mào gà

Cách chữa sùi mào gà tại nhà bằng nghệ vàng là một phương pháp tự nhiên phổ biến để chữa bệnh. Nghệ vàng là một loại thảo dược thiên nhiên, chứa curcumin – một hợp chất có khả năng kháng khuẩn và chống virus rất hiệu quả. Ngoài ra, nghệ tươi còn giúp làm mờ sẹo, chữa lành vết thương trên da để giảm nguy cơ để lại sẹo, và hỗ trợ chữa bệnh dạ dày.

Dùng lá đu đủ tươi

Lá đu đủ tươi chứa enzyme papain, có khả năng phân hủy các nốt u nhú và nốt sần của sùi mào gà, giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị.

Chữa sùi mào gà bằng lá dứa

Sử dụng lá dứa để điều trị sùi mào gà là phương pháp được nhiều người tin dùng, nhờ vào nghiên cứu cho thấy lá dứa tươi chứa enzyme chymopapain, có khả năng làm phân hủy các nốt u nhú và nốt sần hiệu quả.

Sử dụng rau má

Dù không phải là thuốc, rau má có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm chậm quá trình phát triển của virus sùi mào gà.

Sử dụng rau má chữa sùi mào gà tại nhà

Sử dụng rau má chữa sùi mào gà tại nhà

Dùng mật ong chữa sùi mào gà

Mật ong là một hỗ trợ hữu ích cho việc chữa sùi mào gà. Ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, mật ong còn chứa các hợp chất kháng khuẩn giúp làm chậm sự phát triển của virus.

Sử dụng rượu gạo

Rượu gạo, với đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, được nhiều người lựa chọn làm phương pháp chữa sùi mào gà tại nhà.

Tìm hiểu: Sùi mào gà có lây qua nước bọt không

2. Cách chữa sùi mào gà có hiệu quả cao đang được áp dụng

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc uống là cách chữa sùi mào gà tại nhà nhiều người áp dụng. Một số loại thuốc chữa sùi mào gà được bôi trực tiếp lên da bao gồm:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Thuốc này giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Tuy nhiên, có thể gây ra tác dụng phụ như đỏ da, mụn nước, đau nhức cơ thể, ho, đau, phát ban và mệt mỏi. Người dùng nên tránh quan hệ tình dục khi thuốc chưa thấm hết trên da vì nó có thể làm giảm hiệu quả của bao cao su và gây kích ứng cho bạn tình.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là nhựa thực vật có khả năng phá hủy nốt u nhú và sùi mào gà, trong khi podofilox chứa hợp chất hoạt tính tương tự nhưng không dùng cho tổn thương bên trong bộ phận sinh dục hoặc cho phụ nữ mang thai. Tác dụng phụ có thể bao gồm sưng, đau và kích ứng da nhẹ.
  • Sinecatechin (Veregen): Được chỉ định để chữa sùi mào gà tại hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ có thể nhẹ như đỏ da, ngứa, rát hoặc đau.
  • Axit tricloaxetic (TCA): Dùng để đốt cháy sùi mào gà, đặc biệt cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Tác dụng phụ có thể là kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
Cách trị sùi mào gà có hiệu quả cao bằng thuốc

Cách trị sùi mào gà có hiệu quả cao bằng thuốc

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Trong các trường hợp sùi mào gà phát triển lớn hoặc khi thuốc bôi không hiệu quả, hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi (đối với phụ nữ mang thai), phẫu thuật có thể được chỉ định. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Bác sĩ sẽ sử dụng nitơ lỏng để tạo ra các vết rộp quanh vị trí sùi mào gà. Các vết rộp này sẽ bong ra và được thay thế bằng lớp da mới. Phương pháp này có thể cần thực hiện nhiều lần và có thể gây đau và sưng.
  • Điều trị bằng laser: Ánh sáng laser cường độ cao được sử dụng để chữa sùi mào gà. Mặc dù hiệu quả cao, phương pháp này thường có chi phí cao và thường chỉ định cho các trường hợp sùi mào gà rộng hoặc khó điều trị. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đớn và sẹo.
  • Dùng dao mổ điện: Sùi mào gà được đốt cháy bằng dòng điện. Thủ thuật này có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện.
  • Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà dưới sự gây tê tại chỗ hoặc toàn thân. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau cho đến khi vết thương lành.
Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà

Phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà

Tham khảo: Bệnh sùi mào gà nhẹ có tự hết không?

3. Điều trị sùi mào gà tại nhà cần lưu ý gì

Chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà là phương pháp phổ biến vì nó tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và giảm bớt lo lắng khi không phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phương pháp này chỉ là giải pháp tạm thời và thường chỉ hiệu quả ở giai đoạn đầu của bệnh.

Những nguyên liệu sử dụng tại nhà có thể giúp kháng viêm và chống nhiễm khuẩn, nhưng không thể điều trị dứt điểm virus HPV gây sùi mào gà. Bệnh ung thư lưỡi cũng là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến miệng mà bạn cần chú ý.

Nếu không thực hiện đúng cách, tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, với nguy cơ vết thương bị lở loét và lây lan sang các vùng da khác. 

Do đó, các bác sĩ thường không khuyến khích tự chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian mà nên tìm hiểu kỹ và tuân thủ đúng quy trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. 4 Cách phòng ngừa sùi mào gà chủ động từ sớm

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nghiêm trọng. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh này, cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:

Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV

Tiêm vắc xin Gardasil hoặc Gardasil 9 là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay đối với virus HPV. Phương pháp này được các chuyên gia khuyến khích vì khả năng giúp cơ thể sản sinh kháng thể, ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các loại HPV gây sùi mào gà.

Tại hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, có hai loại vắc xin HPV với hiệu quả bảo vệ cao: Gardasil và Gardasil 9. Vắc xin Gardasil bảo vệ cơ thể khỏi 4 loại HPV (6, 11, 16 và 18) và được khuyến cáo cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.

Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV

Tiêm ngừa vắc xin Gardasil/Gardasil 9 để ngăn ngừa virus HPV

Trong khi đó, vắc xin Gardasil 9, thế hệ mới, mang lại hiệu quả bảo vệ vượt trội lên đến hơn 90%, bảo vệ khỏi 9 loại HPV phổ biến. Gardasil 9 được chỉ định cho các đối tượng từ 9 đến 45 tuổi, bao gồm bé gái, bé trai, nam giới, nữ giới, cộng đồng LGBT, và MSM.

Tình dục an toàn và lành mạnh

Một cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh sùi mào gà là thực hiện tình dục an toàn và lành mạnh. Việc giữ quan hệ chung thủy với một bạn tình và sử dụng bao cao su sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc sùi mào gà cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Các chuyên gia khuyên nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Điều này giúp bác sĩ kịp thời đưa ra phương án điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Xây dựng lối sống khoa học

Tập luyện thể thao đều đặn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.

5. Khám sùi mào gà ở đâu uy tín?

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe nam khoa hoặc cần tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng, có thể tham khảo Tổ hợp y tế Mediplus tại 99 Tân Mai, Hoàng Mai.

Mediplus là nơi tập hợp nhiều bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nam khoa, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, và Bệnh viện Phổi Trung Ương. Trong số đó có các bác sĩ nổi bật như: 

  • BSCKI Mai Văn Lực, hơn 10 năm kinh nghiệm Nam khoa
  • ThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo với hơn 10 năm khám, chữa bệnh Nam khoa.
Tổ hợp y tế Mediplus - Địa chỉ khám sùi mào gà uy tín

Tổ hợp y tế Mediplus – Địa chỉ khám sùi mào gà uy tín

Tại Mediplus, bạn sẽ được thăm khám bằng các thiết bị y tế tiên tiến như hệ máy tổng phân tích tế bào máu tự động SYSMEX với 28 thông số, và hệ máy xét nghiệm sinh hóa – miễn dịch COBAS. Phòng khám thường xuyên cập nhật công nghệ mới nhằm cung cấp dịch vụ khám và điều trị chất lượng cao nhất.

Dịch vụ tại MEDIPLUS rất chuyên nghiệp với sự tư vấn tỉ mỉ và chi tiết từ các tư vấn viên về mọi vấn đề liên quan đến khám bệnh. Hơn nữa, trong suốt quá trình khám, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn đến tận phòng khám, giúp bạn yên tâm và không lo bị lạc đường.

6. Giải đáp một số thắc mắc khi điều trị sùi mào gà

Sùi mào gà có thể chữa dứt điểm được không?

KHÔNG! Các chuyên gia cho biết bệnh sùi mào gà do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra, và virus này không thể hoàn toàn bị loại bỏ. Các phương pháp điều trị hiện tại tập trung vào việc loại bỏ các nốt u nhú và nốt sần sùi mào gà, chứ không phải tiêu diệt virus.

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, mức độ tổn thương, số lượng nốt, và khả năng tài chính của người bệnh. 

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà đặc hiệu, do đó, nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra với hầu hết các phương pháp điều trị.

Bao lâu thì có thể đào thải sùi mào gà?

Nếu bệnh nhân nhiễm sùi mào gà do các chủng virus HPV, cơ thể có thể tự đào thải virus trong khoảng 2 năm. Tuy nhiên, nếu nhiễm sùi mào gà do các chủng virus khác, cơ thể không có khả năng tự đào thải virus này.

Bao lâu thì có thể đào thải sùi mào gà?

Bao lâu thì có thể đào thải sùi mào gà?

Bệnh sùi mào gà không nên ăn gì?

Những thực phẩm nên tránh bao gồm:

  • Đậu phộng, hạt vừng và hạt hướng dương vì chúng chứa arginine, có thể làm tăng tốc độ phát triển của các nốt sùi mào gà.
  • Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và đồ uống có caffeine, vì chúng có thể làm virus sùi mào gà phát triển mạnh hơn.
  • Một số loại cá như cá hồi, cá hồng, và cá da trơn.
  • Ngũ cốc và thực phẩm chế biến từ sữa chua hoặc phô mai do chứa nhiều arginine, có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể và kéo dài thời gian điều trị.

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của Tổ hợp y tế Mediplus, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về thắc mắc liên quan đến cách chữa sùi mào gà tại nhà. Nếu vẫn còn câu hỏi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ, chuyên gia hãy liên hệ với hotline 1900.3366 để được tư vấn cụ thể hơn!

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ được tổng hợp, không thể thay thế cho khám và chẩn đoán y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Tư vấn] Vợ bị sùi mào gà chồng có bị không?

    Vợ bị sùi mào gà chồng có bị không chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, khi vợ…

    16 Th9, 2024
    888

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Tư vấn thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?

    Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị? Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm để chăm sóc sức khỏe tình…

    16 Th4, 2024
    1.0K

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Phát hiện bệnh thế nào?

    Bệnh lậu là một vấn đề sức khỏe nhạy cảm, ảnh hưởng không tốt tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Việc…

    16 Th9, 2024
    465

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh giang mai có ngứa không? 7 dấu hiệu và 3 triệu chứng

    Bệnh giang mai thường lây lan qua đường tình dục. Căn bệnh này cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh…

    28 Th10, 2024
    521

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám