Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? 4 cách điều trị

Cập nhật 16/09/2024

256

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Điều trị bệnh viêm đường ruột như thế nào sẽ mang lại hiệu quả? Bạn đọc hãy cùng MEDIPLUS tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

1. Bệnh viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường ruột. Căn bệnh này thường do virus, nhưng cũng có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Vi sinh vật lây lan qua thực phẩm hoặc nước ô nhiễm và tiếp xúc với người bệnh. Vấn đề thường gặp nhất là mất nước, xảy ra do nôn mửa và tiêu chảy.

Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng ruột do vi khuẩn, virus gây ra

Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng ruột do vi khuẩn, virus gây ra

Tìm hiểu: Viêm dạ dày ruột nên ăn gì

2. Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không ở người lớn, trẻ em?

Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Hầu hết viêm dạ dày ruột tự khỏi sau vài ngày, nhưng có thể kéo dài đến vài tuần hoặc tháng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ trở nên nghiệm trọng và nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu.

Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? 

Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?

3. Nguyên nhân viêm dạ dày ruột ở người lớn, trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em, người lớn, cụ thể như sau: 

Nhiễm virus đường tiêu hóa

Nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em, chiếm khoảng 70%. Trong đó, virus Rotavirus (theo wiki)là loại phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi . Virus Rotavirus lây lan qua tiếp xúc với phân người bệnh và có thể xuất hiện trong thức ăn và nước uống.

Nhiễm vi khuẩn

Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em và người lớn có thể do vi khuẩn gây ra. Một số loại ký sinh trùng đường ruột xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, đồ chơi hoặc vật dụng trong phòng tắm. Nguồn nước dơ cũng làm cho vi khuẩn lây lan nhanh và gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Giardia lamblia là loại ký sinh trùng lây nhiễm bệnh viêm đường ruột phổ biến nhất có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy và viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em.

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Ký sinh trùng đường ruột như Giardia lamblia có thể lây lan qua thức ăn, đồ chơi, vật dụng trong phòng tắm hoặc nguồn nước, gây viêm dạ dày ruột cấp tính và tiêu chảy ở trẻ em.

4. Những ai có nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột? Cần làm gì?

Ai cũng có thể bị viêm dạ dày ruột cấp, dưới đây là các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh nhanh hơn: 

Ai có nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột?

Viêm dạ dày ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở:

  • Trẻ em: Vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người cao tuổi: Sức đề kháng và hệ miễn dịch đã suy yếu. 
  • Người sống ở khu vực đông đúc.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Do nhiễm HIV/AIDS hoặc hóa trị.
  • Người sống ở Bắc Bán Cầu: Đặc biệt vào mùa đông và xuân, dễ nhiễm rotavirus hoặc norovirus.

Khi nghi ngờ viêm dạ dày ruột cấp cần làm gì?

Khi bạn nghi ngờ bản thân bị viêm dạ dày ruột cấp, điều cần làm là hãy đến cơ sở y tế gần nhất uy tin để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn: 

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ đánh giá triệu chứng và yếu tố dịch tễ học để phân biệt với các rối loạn tiêu hóa khác. Kiểm tra các yếu tố như tiêu chảy, tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh, du lịch đến vùng dịch. Thăm khám bụng để xác định vị trí và mức độ đau, từ đó chỉ định xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, phân, siêu âm bụng.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm có thể phát hiện bạch cầu, trứng giun sán, hoặc ký sinh trùng trong phân. Nuôi cấy phân để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và chỉ định thuốc kháng sinh.
  • Kiểm tra tổng quát: Xét nghiệm điện giải đồ, nitơ urê máu (BUN), creatinine để đánh giá tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến thận. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nhiễm ký sinh trùng.
  • Nội soi: Được chỉ định trong các trường hợp tiêu chảy nặng hoặc với tiền sử bệnh viêm ruột. Nội soi đại tràng sigma để đánh giá tình trạng niêm mạc ruột và tiến hành sinh thiết nếu cần.
Nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh

Nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ để điều trị? Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị sớm: 

Đối với viêm dạ dày ruột ở người lớn

Các triệu chứng viêm dạ dày ruột có thể khác nhau tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tiêu chảy ra nước, thường không có máu; có thể có máu nếu bệnh nghiêm trọng.
  • Đau quặn bụng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Nhức đầu, đôi khi đau cơ.
  • Cơ thể bị mất nhiều nước. 
  • Sốt nhẹ.

Nếu các triệu chứng kéo dài từ 1 – 3 ngày, không giảm sau khi dùng thuốc tại nhà, hoặc đau bụng nghiêm trọng, cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm phân và cần thông tin về thực phẩm đã ăn, nước uống và các nơi đã đến để hỗ trợ chẩn đoán chính xác.

Đối với viêm dạ dày ruột ở trẻ em

Khi trẻ em bị viêm dạ dày ruột cấp, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây ở trẻ: 

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nhiều
  • Không thể đi tiểu.
  • Bé bị khô miệng và không có nước bọt ở miệng. 
  • Khóc không có nước mắt.
  • Sốt trên 38 độ.
  • Điểm mềm ở trên đỉnh đầu của trẻ bị trũng xuống.
  • Trong phân của bé máu máu và mũ. 
  • Phân có mùi hôi hoặc sẫm màu.
  • Bụng bé bị phình to và bé bị đau bụng dữ dội. 
  • Da và lòng trắng mắt của bé đã bắt đầu chuyển sang màu vàng.
  • Trẻ có các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ em cần đi khám bác sĩ

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em cần đi khám bác sĩ

6. Điều trị viêm dạ dày ruột cấp bằng cách nào?

Để điều trị tình trạng viêm dạ dày ruột cấp, mọi người có thể áp dụng các phương pháp sau đây.

Bù nước và điện giải (với tình trạng nôn và tiêu chảy)

Khi điều trị viêm dạ dày ruột, việc bổ sung nước và điện giải là rất quan trọng để tránh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bổ sung nước và điện giải, cần lưu ý một vài điều như sau: 

  • Khi bù nước và điện giải, người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường bệnh của mình. 
  • Đối với trường hợp bị mất nước nhẹ, đảm bảo bổ sung đủ nước để bù nước lại cho cơ thể. 
  • Nếu có tiêu chảy, có thể sử dụng oresol sau khi nôn hoặc tiêu chảy 5 – 10 phút.
  • Trong trường hợp mất nước nặng và không thể uống được, cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, nhưng cần được bác sĩ chỉ định và sử dụng đúng liều lượng và thời gian để tránh tác dụng phụ.

Thuốc chống viêm

Các thuốc chống viêm như aspirin và ibuprofen có thể giảm đau và sưng viêm, nhưng nên hạn chế sử dụng để tránh tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc chống viêm để giảm đau

Sử dụng thuốc chống viêm để giảm đau

Thuốc kháng acid

Thuốc kháng acid như prochlorperazine và ondansetron giúp cân bằng axit dạ dày và giảm triệu chứng đầy hơi, trào ngược, nôn mửa và khó tiêu.

7. Cách phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở người lớn và trẻ em

Để phòng ngừa viêm dạ dày ruột ở trẻ em và người lớn, có thể áp dụng một số cách sau đây: 

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với thịt, cá, vật nuôi, hoặc người bệnh.
  • Rửa rau quả sạch trước khi ăn hoặc chế biến.
  • Rửa thớt và dụng cụ nấu ăn bằng nước nóng, khử trùng bếp và vệ sinh tủ lạnh.
  • Nấu chín thịt và cá để diệt vi khuẩn.
  • Rửa tay sạch sau khi thay tã cho trẻ và xử lý tã bẩn đúng cách.
  • Sử dụng găng tay khi chăm sóc người bệnh và giặt riêng đồ của họ bằng nước nóng.
  • Cho trẻ 2–6 tháng tuổi tiêm vắc-xin ngừa rotavirus để giảm nguy cơ tiêu chảy nặng. Không cho trẻ uống sữa chưa tiệt trùng hoặc chưa xử lý.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm dạ dày ruột cấp cũng như giải đáp thắc mắc bệnh viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không. Nếu thấy bản thân có các triệu chứng kể trên, bạn hãy đến tổ hợp y tế MEDIPLUS để kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác. 

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ kiến thức, không thể thay thế cho khám và chẩn đoán y khoa.  

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1,C2,C3: Nên ăn gì, kiêng gì?

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1 là một trong những cấp độ của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày. Căn bệnh này thường…

    16 Th9, 2024
    2.9K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    415

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Nóng rát dạ dày: 5 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Nóng rát dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Căn bệnh này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ và…

    13 Th9, 2024
    309

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám