2.9K
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Viêm dạ dày ruột là một triệu chứng mà niêm mạc ruột bị tổn thương do sự tấn công của các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây nên. Do đó, khẩu phần ăn cho người bệnh này là vô cùng quan trọng để giúp phục hồi tốt nhất. Vậy viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu cụ thể qua bài sau.
Viêm dạ dày ruột cấp thường gây ra những cơn đau kèm theo triệu chứng tiêu chảy và ói mửa liên tục. Vì vậy bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ người bệnh cũng nên quan tâm đến khẩu phần ăn hàng ngày để đảm bảo cho việc phục hồi của niêm mạc ruột.
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng gây ra. Đây là bệnh lý khá phổ biến và thường gặp ở các nước nhiệt đới đang phát triển như Việt Nam. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nôn mửa tiêu chảy và đau quặn bụng tùy theo là viêm dạ dày cấp độ A hay cấp độ khác. Các triệu chứng này khiến người bệnh gặp khó chịu trong việc ăn uống. Vì vậy khẩu phần ăn của người bị viêm dạ dày ruột cần đặc biệt quan tâm.
Hình ảnh viêm dạ dày ruột cấp
Vậy viêm dạ dày cấp nên ăn gì? Khẩu phần ăn của người viêm dạ dày ruột cấp cần bổ sung các món ăn dễ tiêu hoá như:
Các món súp cháo loãng và nước hầm xương là những món ăn rất phù hợp cho người bị viêm dạ dày ruột. Vì các món ăn này sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy bị mất nước cho người bệnh. Đồng thời các món ăn loãng như cháo, súp loãng vừa cung cấp năng lượng vừa dễ tiêu hóa, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe. Một số món ăn có thể thêm vào thực đơn như cháo loãng nấu với thịt bằm hoặc thịt gà, cháo yến mạch, nước canh hầm rau củ với xương gà,…
BRAT (theo wiki) là chế độ ăn khuyến nghị cho những người bị tiêu chảy, nôn mửa với thành phần là những thực phẩm dễ tiêu hóa. BRAT giúp cầm tiêu chảy nhanh chóng do chứa ít chất xơ hơn. Bên cạnh đó, chế độ ăn này còn cung cấp nhiều kali và tinh bột để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng khi bị nôn hay tiêu chảy. Đối với trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn này để tránh dẫn đến việc suy dinh dưỡng. Các thực phẩm có trong chế độ thường là cơm, chuối, bánh mì, sốt táo.
Khẩu phần ăn lành mạnh, dễ tiêu hoá giúp người bệnh mau chóng phục hồi
Khi bị viêm dạ dày ruột chỉ nên ăn một lượng nhỏ chất béo để tránh bị khó tiêu. Người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ protein để giúp cơ thể nhanh lấy lại sức khỏe và mau phục hồi.
Những loại thịt giàu protein ít chất béo tốt cho người viêm dạ dày ruột có thể kể đến như thịt gà bỏ da, thịt nhiều nạc như thịt thăn, thịt heo bỏ da và mỡ. Các loại thịt có thể chế biến thành những món súp canh, kho, cháo thay vì món chiên rán. Do trong quá trình chiên rán lượng chất mỡ trong thực phẩm sẽ bị tăng lên dẫn đến người bị viêm dạ dày ruột có thể bị đau bụng hơn.
Khi bị viêm dạ dày ruột cấp việc bổ sung nước sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu với người bệnh. Bên cạnh việc uống nhiều nước người bệnh có thể ăn các loại trái cây để bù nước cho cơ thể. Vậy viêm dạ dày ruột nên ăn trái cây gì? Đa phần các loại trái cây có chứa đến 80 đến 90% nước cùng các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể như Vitamin A, vitamin C. Những loại trái cây mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn như dưa hấu, dưa lưới, bưởi, dâu tây, đào, dưa gang,…
Bên trong hệ đường tiêu hóa là một hệ vi sinh đường ruột rất đa dạng. Trong đó có nhiều lợi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Những vi sinh vật có lợi này bị đào thải do nôn mửa và tiêu chảy khi viêm dạ dày ruột cấp. Do đó số lượng lợi khuẩn sẽ suy giảm nhanh chóng. Đây là cơ hội cho các hại khuẩn phát triển làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, việc thêm sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Gia tăng hiệu quả giúp các vi sinh đường ruột nhanh chóng lấy lại sự cân bằng. Từ đó mau chóng phục hồi bệnh viêm dạ dày ruột.
Tiêu chảy và nôn mửa là hai triệu chứng phổ biến của bệnh viêm dạ dày ruột. Hai triệu chứng này kéo dài liên tục sẽ khiến người bệnh mất nhiều nước dẫn đến suy kiệt. Vì vậy việc bổ sung nước cho cơ thể cực kỳ quan trọng.
Một số hình thức để bổ sung nước như uống nước đun sôi để nguội, uống các loại trà không chứa caffeine, nước ép trái cây tươi, nước dừa, dung dịch bù nước. Khi uống các các loại nước trái cây, người bệnh nên uống loại nguyên chất không nên thêm được.
Với trẻ nhỏ, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất cứ thức uống nào bởi nếu dùng không đúng, bé có thể bị tiêu chảy nặng hơn.
Gừng là thảo dược được sử dụng để giảm buồn nôn – một triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm dạ dày ruột. Gừng có tính sát khuẩn kháng viêm cao giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và cải thiện tiêu hóa. Gừng có thể bổ sung vào trong các món ăn như cháo súp, dùng để pha trà uống với nước ấm hoặc ngậm trực tiếp. Bạn có thể pha vài lát gừng tươi với nước sẽ giúp người bệnh viêm dạ dày ruột cải thiện tốt hơn.
Gừng có tính kháng viêm và sát khuẩn cao
Đón đọc: Viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì
Viêm dạ dày ruột cấp nên kiêng ăn gì? Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc xây dựng khẩu phần các món ăn phù hợp, người bị viêm dạ dày ruột cũng cần lưu ý loại bỏ một số thực phẩm có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm dạ dày ruột trở nên nặng hơn như:
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ là những thực phẩm khó tiêu có thể dẫn đến tiêu chảy buồn nôn và ói mửa.
Thức uống chứa caffeine bởi đây là chất gây khó ngủ, khiến cho bệnh viêm dạ dày ruột lâu khỏi. Hơn nữa, caffeine có thể kích thích tiêu hoá làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Thức ăn và đồ uống có đường: Do lượng đường cao có thể khiến tiêu chảy diễn tiến nặng hơn.
Sữa cùng các thực phẩm từ sữa: Khi bị viêm dạ dày ruột, hệ tiêu hoá sẽ khó tiêu hoá đường lactose, một loại protein có trong các sản phẩm từ sữa.
Các món ăn chưa nấu chín kỹ như gỏi, tái, sushi không chỉ khó tiêu hoá mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Các mầm bệnh này có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Do đó cần đảm bảo các thực phẩm được nấu chín kỹ trước khi dùng.
Thực phẩm cay nóng làm tăng tình trạng buồn nôn và gây nôn nghiêm trọng hơn.
Các loại rau thường được coi là tốt cho sức khoẻ nhưng một số loại như cần tay, măng, rau muống chứa các chất xơ không có lợi cho việc điều trị viêm dạ dày ở trẻ em. Chất xơ của những loại rau này có khả năng co xát và làm tổn thương niêm mạc dạ dày mỏng manh, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hoá gây các triệu chứng xấu hơn.
Không nên ăn măng khi bị viêm dạ dày ruột
Ngoài ra, người bệnh đừng ép cơ thể ăn những món mà bạn thật sự không muốn ăn. Quan trọng nhất là chú ý bổ sung nước, ăn món ăn loãng và dễ tiêu cũng như nghỉ ngơi đủ để cơ thể nhanh hồi phục.
Xem thêm: Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?
Đối với viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em thì khẩu phần ăn cần đặc biệt lưu ý thêm những vấn đề sau:
Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh để hạn chế bị viêm dạ dày ruột
Trên đây là một số lưu ý mà Mediplus tổng hợp để bạn biết viêm dạ dày ruột nên ăn gì. Một khẩu phần ăn lành mạnh sẽ giúp người bệnh mau phục hồi hơn. Trong trường hợp nghi ngờ, hoặc có triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp, bạn nên đi khám. Để đặt lịch với bác sĩ tiêu hóa giỏi tại Tổ hợp y tế Mediplus qua tổng đài: 1900.3366 để được đặt lịch khám và tư vấn kịp thời.
*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ kiến thức, không thể thay thế cho khám và chẩn đoán y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, do đó bạn cần xây dựng 1…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Lá khổ sâm – một loại thảo dược dân gian quen thuộc, được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.…
Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…
Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp lễ Tết, nhưng đối với những người bị đau dạ dày, liệu có nên…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.