Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

Cập nhật 24/12/2024

375

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng. Nhiều người thắc mắc rằng bị đau dạ dày có được ăn măng không? Tham khảo thông tin trong bài viết sau đây của MEDIPLUS để biết câu trả lời.

1.  Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong măng

Măng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng như măng tre, măng trúc, măng nứa, măng tây, và măng vầu.

Trong 100g măng có chứa 5,5g chất bột đường, 0,1g chất béo, 2g chất đạm, cùng với canxi, sắt và nhiều dưỡng chất khác. 

Măng có hàm lượng dinh dưỡng cao, hỗ trợ giảm cân rất tốt

Măng có hàm lượng dinh dưỡng cao, hỗ trợ giảm cân rất tốt

Măng không chỉ hỗ trợ giảm cân và rất tốt cho người ăn kiêng, mà còn giúp kiểm soát cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch, chống ung thư, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp và táo bón, đồng thời có tính kháng khuẩn và kháng virus.

Xem thêm: Đau dạ dày có ăn bơ được không

2. Đau dạ dày có được ăn măng không

Người bị đau dạ dày có được ăn măng không là thắc mắc của nhiều người. Măng là món ăn ngon nhưng đối với người đau dạ dày, cần hạn chế vì trong măng có chứa nhiều chất có thể gây hại cho sức khỏe dạ dày. Có một số lý do khiến măng không tốt cho dạ dày:

  • Chứa glucozit (theo wiki): Măng có các hoạt chất như nước, canxi, tinh bột, nhưng chủ yếu chứa glucozit, một chất có thể kích thích sản sinh acid cyanhydric. Acid này dễ gây ăn mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hàm lượng chất xơ cao: Măng chứa nhiều chất xơ, gây khó khăn trong việc tiêu hóa. Dạ dày phải làm việc vất vả để xử lý lượng chất xơ này, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến triệu chứng khó chịu.
  • Chất gây kích ứng: Một số chất trong măng có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi. Đặc biệt, người viêm loét dạ dày ăn măng có thể làm tình trạng viêm loét trở nặng.
  • Măng muối chua: Loại măng này thường chứa nhiều vi sinh vật khi lên men, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vết loét trong dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Axit cyanhydric: Trong 1kg măng chứa khoảng 230mg acid cyanhydric, một chất độc hại cho dạ dày. Nếu tiêu thụ măng trong lượng lớn, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc, đe dọa tính mạng.
Đau dạ dày có ăn được măng khô không? 

Đau dạ dày có ăn được măng khô không?

Vì những lý do này, người đau dạ dày nên tránh ăn măng, dù là măng tươi hay măng khô. Người khỏe mạnh có thể ăn măng nhưng cần sơ chế kỹ và không ăn quá nhiều trong một bữa để đảm bảo sức khỏe.

Tìm hiểu: Đau dạ dày có ăn được củ cải không? 7 lợi ích và 4 lưu ý

3. Ảnh hưởng của măng với người bệnh dạ dày

Những người bị đau dạ dày là những người không nên ăn măng khô, măng tươi. Vì khi tiêu thụ qua nhiều măng, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. 

Chứa glucozit gây đau dạ dày

Măng chứa glucozit, khi tiêu thụ sẽ sản sinh ra acid cyanhydric, gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu như bạn còn thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được măng khô không, thì câu trả lời là nên hạn chế khi sử dụng. 

Nhiều chất xơ gây khó tiêu

Măng có hàm lượng chất xơ cao, gây khó tiêu và tạo áp lực lên dạ dày, làm tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Măng có nhiều chất xơ, dễ gây áp lực lên dạ dày khi ăn nhiều

Măng có nhiều chất xơ, dễ gây áp lực lên dạ dày khi ăn nhiều

Làm nặng thêm tình trạng đau, loét dạ dày 

Măng có thể khiến các vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra đau đớn và khó chịu.

Đón đọc: Đau dạ dày ăn táo được không? 7 lợi ích và 4 lưu ý

4. Những ai không nên ăn măng

Nhóm đối tượng sau đây là những người không nên ăn măng khô, măng tươi để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe: 

Trẻ ở tuổi dậy thì

Măng chứa nhiều chất khó tiêu, điển hình là cellulose và axit oxalic. Khi chúng kết hợp với các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, và kẽm, sẽ hình thành các phức chất khó hấp thụ, làm giảm khả năng cơ thể tiếp nhận những dưỡng chất này. 

Trẻ đang ở tuổi dậy thì không nên ăn quá nhiều măng tươi, măng khô

Trẻ đang ở tuổi dậy thì không nên ăn quá nhiều măng tươi, măng khô

Việc ăn quá nhiều măng có thể gây thiếu hụt canxi, dẫn đến nguy cơ còi xương, và thiếu kẽm, gây chậm phát triển, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em trong giai đoạn dậy thì. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng măng trong chế độ ăn của trẻ em để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển.

Người bị viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày là những người không nên ăn măng khô, măng tươi. Măng là thực phẩm khó tiêu, đặc biệt không tốt cho người viêm loét dạ dày, vì có thể gây khó chịu và tổn thương dạ dày, thực quản. Người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, trào ngược axit dạ dày, thậm chí có nguy cơ chảy máu thành bụng. Đối với người già có hệ tiêu hóa kém, việc ăn măng càng không được khuyến khích do dễ gây hại cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai

Măng chứa nhiều chất độc, trong đó đáng lo ngại nhất là glucozit, khi vào dạ dày sẽ phân hủy tạo ra acid xyanhydric. Dưới tác dụng của men tiêu hóa và acid trong dạ dày, acid xyanhydric được bài tiết ra ngoài dưới dạng chất nôn. 

Phụ nữ đang mang thai cũng nên hạn chế ăn măng

Phụ nữ đang mang thai cũng nên hạn chế ăn măng

Nhiều mẹ bầu đã bị ngộ độc măng với các mức độ khác nhau, biểu hiện gồm nôn mửa, đau bụng, nhức đầu, tương tự như ngộ độc sắn. Ngộ độc măng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến thai nhi, do đó, phụ nữ mang thai cần tránh ăn măng để đảm bảo an toàn.

Người bị bệnh thận

Người bị thận là người không nên ăn măng vì Axit oxalic trong măng có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận nên tránh ăn măng để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Người bị bệnh gout

Người bị bệnh gout không nên ăn măng, vì măng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại măng như măng tre, măng trúc, măng tây và các thực phẩm tăng trưởng nhanh khác sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp axit uric trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân gout cần tránh tiêu thụ măng để kiểm soát tình trạng bệnh.

Người bị gout là những người không nên ăn măng khô, măng tươi

Người bị gout là những người không nên ăn măng khô, măng tươi

5. 3 lưu ý khi ăn măng

Luộc măng kỹ và ngâm rửa sạch trước khi chế biến

Luộc măng kỹ và rửa lại nhiều lần với nước giúp giảm lượng cyanide, từ đó tránh nguy cơ hình thành acid cyanhydric, hạn chế tác hại lên dạ dày. Nếu măng không được rửa ly và luộc chín, sẽ dễ gây ngộ độc khi sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng. 

Hạn chế ăn măng chua ngâm

Măng ngâm giấm có thể kích thích vị giác, nhưng phương pháp này có khả năng tạo ra độc tố cyanide, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu măng chưa đủ vàng hoặc chưa đủ chua khi ngâm giấm, độc tính có thể càng nghiêm trọng hơn.

Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn măng ngâm chua

Người bị đau dạ dày nên hạn chế ăn măng ngâm chua

Không nên ăn măng tươi thường xuyên và ăn nhiều măng trong một bữa

Đau dạ dày có được ăn măng tươi không? Những người bị đau dạ dày nên hạn chế nư măng tươi. Măng chứa nhiều chất xơ, nếu ăn liên tục và với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ tắc ruột do lượng chất xơ dư thừa.

6. Giải đáp 1 số thắc mắc khi ăn măng

Ngoài thắc mắc người bị đau dạ dày có được ăn măng tươi không? Thì sau đây là các vấn đề về khi ăn măng được nhiều người quan tâm. 

Ăn măng có bị đau nhức không?

Măng chứa cyanide, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông oxy trong máu. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng đau nhức, đặc biệt bất lợi đối với những người bị đau khớp. Ăn măng không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp mà còn có thể cản trở quá trình phục hồi, do đó, người mắc bệnh về khớp nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ măng để bảo vệ sức khỏe.

Ăn măng ngâm ớt có tốt không?

Không nên ăn quá nhiều măng ngâm ớt, đặc biệt là những người đang bị đau dạ dày. Vì măng ngâm ớt làm tăng độ chua và độ cay, có thể làm tăng tình trạng đau dạ dày ở người bệnh. 

Bài viết trên đây cũng đã giải đáp thắc mắc người bị đau dạ dày có được ăn măng không? Ăn măng khô hay măng tươi có tốt hay không? Dù măng là thực phẩm khá ngon và nhiều chất dinh dưỡng, nhưng người bị đau dạ dày nên hạn chế dùng để tránh làm cho tình trạng của bệnh trở nên nặng hơn. 

Nếu cần đặt khám, tư vấn với bác sĩ tiêu hóa tại Phòng khám Mediplus, bạn liên hệ 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh nhất.

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    2 Cách chữa viêm teo niêm mạc dạ dày HP âm tính 

    Viêm teo niêm mạc dạ dày HP âm tính là một tình trạng khiến nhiều người lo lắng về sức khỏe dạ dày của mình.…

    24 Th12, 2024
    897

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày nên uống nước ép gì? Gợi ý 6 loại 

    Khi bị đau dạ dày, chúng ta cần để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Một chế độ ăn uống với nước ép là cách…

    23 Th11, 2024
    522

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

    Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng, nhưng uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào…

    02 Th1, 2025
    86

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tại nhà

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit, là một tình trạng bệnh xảy ra khi axit ở dạ…

    17 Th12, 2024
    156

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám