Đau dạ dày ăn thịt gà được không? 6 Lưu ý khi dùng

Cập nhật 28/09/2024

536

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Thịt gà được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nhiều người rất quan tâm đến vấn đề bị đau dạ dày ăn thịt gà được không? Có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp thắc mắc trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của MEDIPLUS dưới đây. 

1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Trước khi tìm hiểu bị dạ dày ăn thịt gà được không, bạn đọc có thể tham khảo qua bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt gà. 

Thịt gà giàu dinh dưỡng và được yêu thích với nhiều món

Thịt gà giàu dinh dưỡng và được yêu thích với nhiều món

Thịt gà giàu dinh dưỡng và được yêu thích với nhiều món chế biến như gà luộc, hấp, quay, chiên bơ. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà, đặc biệt là ức gà không da, chứa nhiều protein cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng như calo, chất béo, sắt, canxi, kẽm, và vitamin A, B6, B12, giúp duy trì và nâng cao sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 239 kcal
Kali 223 mg
Lipid 14g
Vitamin D 2 IU
Vitamin B6 0,4 mg
Vitamin B12 0,3 µg
Magnesi 23mg
Protein 27 g
Calci 15 mg
Sắt 1,3 mg

Xem thêm: Đau dạ dày có ăn được tôm không? 5 nhóm người cần kiêng

2. Lợi ích của thịt gà với hệ tiêu hóa

Chuyên gia Tiêu hóa khẳng định rằng người bị đau dạ dày có thể ăn thịt gà, đặc biệt khi chế biến và tiêu thụ đúng cách sẽ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa, cụ thể như sau: 

  • Dễ tiêu hóa: Thịt gà cung cấp nguồn protein dễ tiêu hơn so với các loại thịt đỏ, giúp giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
  • Ít chất béo: Đặc biệt là phần ức gà, có hàm lượng chất béo thấp, giúp giảm nguy cơ kích ứng dạ dày và tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Giàu dinh dưỡng: Thịt gà chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B6, niacin và sắt, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Ít gây kích ứng: Khi chế biến đúng cách, thịt gà ít gây khó chịu cho dạ dày hơn so với thịt đỏ hoặc thực phẩm nhiều gia vị.

Tìm hiểu: Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 7 lưu ý để bệnh mau khỏi?

3. Đau dạ dày ăn thịt gà được không?

Bị đau dạ dày ăn thịt gà được không là thắc mắc của rất nhiều người. Thịt gà là món ăn bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất, có vị ngọt và tính ôn theo y học cổ truyền, giúp bổ huyết, lá lách, máu và thận. Nó đặc biệt hữu ích cho những người đang hồi phục sau bệnh hoặc có hệ tiêu hóa yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp tiêu thụ thịt gà, đặc biệt là người bị đau dạ dày.

Người đau dạ dày ăn thịt gà được không?

Người đau dạ dày ăn thịt gà được không?

Người bị đau dạ dày có thể ăn thịt gà, nhưng cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải để tránh gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Ăn quá nhiều có thể làm tình trạng dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là chế biến thịt gà thật kỹ, tránh gia vị nặng và dầu mỡ. Nên hấp hoặc nướng thịt gà để giữ nguyên độ mềm và dinh dưỡng mà không gây khó chịu cho dạ dày.

Tóm lại, thịt gà có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần sự cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người.

Đón đọc: Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

4. Người bị đau dạ dày ăn bao nhiêu thịt gà là đủ?

Người bị đau dạ dày ăn thịt gà được không? Ăn bao nhiêu là hợp lý? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 100-200 gram mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Việc ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, khó chịu và tăng nguy cơ đau dạ dày. Đặc biệt, nên tránh tiêu thụ da gà vì chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe.

Người đau dạ dày nên ăn 100 - 200gr thịt gà mỗi ngày

Người đau dạ dày nên ăn 100 – 200gr thịt gà mỗi ngày

5. Bị đau dạ dày ăn thịt gà cho sao cho tốt?

Người bị đau dạ dày ăn thịt gà được không đã được giải đáp ở trên. Đối với những người bị đau dạ dày, cần lưu ý vài điều khi ăn thịt gà. 

Chọn phần thịt gà phù hợp

Khi chọn phần thịt gà, ưu tiên ức gà vì đây là phần nạc, ít mỡ, dễ tiêu hóa và ít gây kích ứng dạ dày. Nên hạn chế da và mỡ gà do chứa nhiều chất béo, có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, nên loại bỏ xương gà để tránh gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nhất là khi bệnh đang tiến triển.

Chế biến thịt gà đúng cách

Đối với người bị đau dạ dày, nên chế biến thịt gà bằng cách luộc hoặc hấp để dễ tiêu hóa và tránh gây kích ứng. Hạn chế sử dụng gia vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế. Tránh các món gà rán, tẩm bột hay quay do chứa nhiều dầu, dễ làm trầm trọng thêm vấn đề dạ dày. Thay vào đó, nên ăn thịt gà dưới dạng cháo, súp hoặc món hầm để hỗ trợ điều trị và duy trì sức khỏe.

Chế biến thịt gà đúng cách 

Chế biến thịt gà đúng cách

Ăn thịt gà đúng cách

Người bị đau dạ dày ăn thịt gà được không thì câu trả lời là ăn được và cần ăn đúng cách. Để ăn thịt gà đúng cách, hãy ăn chậm và nhai kỹ để giúp thịt dễ tiêu hóa, giảm áp lực lên dạ dày. Tránh ăn quá nhiều thịt gà, vì điều này có thể làm tăng tiết axit và gây khó chịu cho dạ dày. 

Kết hợp thịt gà với rau củ giàu chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Tránh ăn thịt gà vào buổi tối muộn để tránh khó tiêu và trào ngược dạ dày. Quan trọng nhất, lắng nghe cơ thể và ngừng ăn nếu có dấu hiệu khó chịu, đau dạ dày.

6. Gợi ý 7 món ngon từ thịt gà cho người bệnh dạ dày

Bị dạ dày ăn thịt gà được không? Ăn được nhưng cần hạn chế. Sau đây là 7 monks ăn ngon từ thịt gà cho người bị đau dạ dày. 

Cháo gà hạt sen

Hạt sen là nguyên liệu quý tốt cho dạ dày nhờ khả năng kháng viêm, giúp phục hồi vết loét và làm dịu niêm mạc. Cháo gà hạt sen có kết cấu mềm, dễ ăn, không gây kích ứng dạ dày, rất phù hợp cho người bị đau dạ dày.

Cháo gà hạt sen đầy dinh dưỡng

Cháo gà hạt sen đầy dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gà ác
  • Gạo tẻ, gạo nếp
  • Hạt sen, đậu xanh
  • Hành lá, ngò rí và gia vị

Cách chế biến:

  • Vệ sinh gà ác bằng cách chà muối rồi rửa sạch.
  • Tách vỏ hạt sen tươi, rửa sạch tim sen để tránh đắng, hoặc ngâm hạt sen khô 2-3 tiếng cho mềm.
  • Ngâm gạo và đậu xanh trong nước từ 1-2 tiếng để nấu nhanh mềm.
  • Đun gạo, đậu xanh, gà ác với 800ml nước trong nồi áp suất khoảng 15-25 phút đến khi thịt mềm.
  • Múc cháo ra tô, thêm hành lá, ngò rí và thưởng thức.

Gà hầm nấm

Món gà hầm nấm nấu đơn giản, thanh đạm, rất phù hợp cho người bị bệnh dạ dày vì dễ tiêu hóa và vẫn cung cấp đủ dưỡng chất. Nếu bạn còn thắc mắc bị đau dạ dày ăn thịt gà được không thì có thể ăn được. Bạn có thể làm món gà hầm nấm để ăn. 

Nguyên liệu:

  • Thịt gà
  • Nấm hương, nấm rơm
  • Cà rốt, hành tây
  • Nước dừa, bột năng
  • Hành ngò cùng các loại gia vị.

Cách chế biến:

  • Sơ chế sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn và tẩm ướp gia vị.
  • Ngâm nấm hương, cắt gốc và thái miếng vừa.
  • Gọt vỏ cà rốt, hành tây, hành tím, rửa sạch và cắt nhỏ.
  • Phi thơm hành tím, cho thịt gà vào xào săn, rồi thêm nước dừa đun lửa nhỏ.
  • Khi gà mềm, thêm cà rốt, hành tây, nấm hương, đun thêm 5-10 phút.
  • Hòa bột năng với nước, đổ vào nồi cho nước sánh lại.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm rau thơm và múc ra tô để thưởng thức.

Gà luộc

Gà luộc là món ăn đơn giản giúp giữ hương vị tự nhiên và dưỡng chất của thịt gà. Dưới đây là hướng dẫn để luộc gà ngon và không bị rách:

Chuẩn bị: 1 con gà được làm sạch lông, có cân nặng từ 1,5 – 2 kg.

Cách luộc:

  • Làm sạch gà và cho vào nồi, đổ nước lạnh ngập gà.
  • Đun sôi nước ở lửa lớn, sau đó vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 10 phút. Không nên đậy nắp nồi khi luộc gà. 
  • Tắt bếp, đậy nắp nồi và để gà om trong khoảng 20 phút để chín đều.

Mẹo: Để gà thơm ngon hơn, bạn có thể cho thêm vài lát gừng hoặc đầu hành lá khi luộc.

Gà hấp hành

Gà hấp hành là món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng và rất tốt cho người bị đau dạ dày. Dưới đây là cách làm cụ thể:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 con gà khoảng 1.5 kg
  • 1 miếng gừng
  • 10 nhánh hành lá
  • 2 củ hành tím
  • Gia vị thường dùng.

Cách làm:

  • Làm sạch gà và khử mùi bằng rượu trắng.
  • Ướp gà với hành, gừng và các gia vị đã chuẩn bị.
  • Băm nhỏ hành tím, hành lá và gừng, sau đó nhét vào bụng gà.
  • Bắt nồi nước sôi, cho gà vào hấp tầm 25 phút. Khi nước sôi, giảm lửa nhỏ để gà chín đều.
  • Món gà hấp hành sẽ giữ lại hương vị tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe!
Gà hấp hành thơm ngon, phù hợp với người đau dạ dày

Gà hấp hành thơm ngon, phù hợp với người đau dạ dày

Canh gà nấm

Canh gà nấm là món ăn thanh mát và bổ dưỡng, rất phù hợp cho người bị đau dạ dày. Dưới đây là cách làm:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300g thịt gà
  • 100g nấm hoàng đế (có thể thay bằng loại nấm khác theo sở thích)
  • 1 củ cà rốt
  • 1 bắp ngô
  • Hành lá, rau mùi
  • Gia vị

Cách chế biến: 

  • Rửa gà thật sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn
  • Rửa sạch nấm hoàng đế, cắt riêng phần đầu và thân.
  • Bào vỏ cà rốt, rửa sạch và cắt thành khoanh tròn.
  • Cắt bắp ngô thành các khoanh nhỏ.
  • Rửa sạch hành lá, rau mùi và đem đi cắt nhỏ ra
  • Đun sôi 500ml nước trong nồi, sau đó cho thịt gà, cà rốt và bắp vào nấu khoảng 10 phút cho đến khi nước sôi trở lại.
  • Nêm nếm gia vị theo khẩu vị và tiếp tục nấu trong khoảng 20 phút.
  • Cuối cùng, cho nấm vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa, sau đó thêm hành lá và rau mùi vào là hoàn thành.

Súp gà

Súp gà là món ăn lý tưởng cho bệnh nhân đau dạ dày, dễ ăn và bổ dưỡng. Dưới đây là cách nấu súp gà:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 200g thịt đùi gà
  • 1/2 bắp ngô ngọt
  • 100g nấm hương
  • Rau mùi
  • Bột năng
  • Gia vị

Các bước chế biến:

  • Rửa sạch thịt gà và cho vào nồi luộc trong khoảng 10 phút.
  • Khi gà nguội, xé nhỏ và giữ lại nước luộc.
  • Tách hạt ngô và luộc trong 5 phút, sau đó đổ nước luộc vào nồi nước gà.
  • Làm sạch nấm kim châm, bỏ gốc đi và xé nhỏ ra
  • Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch và cắt thành sợi nhỏ.
  • Rau mùi nhặt và rửa sạch.
  • Đun sôi nước luộc gà và nước ngô, sau đó cho nấm hương, nấm kim châm và hạt bắp vào đun khoảng 2 phút.
  • Pha 2 thìa bột năng với 3 thìa nước, từ từ đổ vào nồi và khuấy đều trong 2 phút.
  • Nêm nếm gia vị, hạ lửa nhỏ và để thêm khoảng 10 phút.
  • Cuối cùng, cho thịt gà đã xé và hạt tiêu xay vào là hoàn thành.

Cháo gà nấm rơm

Cháo gà nấm rơm là món ăn mềm nhuyễn, dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho bệnh nhân đau dạ dày. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1.2kg thịt gà
  • 200g gạo trắng
  • 400g nấm rơm
  • Hành lá
  • Bắp cải
  • Tỏi
  • Chanh
  • Dầu ăn
  • Gia vị

Các bước chế biến:

  • Làm sạch thịt gà để nguyên con.
  • Rửa sạch nấm rơm, sau đó cắt làm đôi cho dễ ăn
  • Cắt nhỏ hành lá, băm nhuyễn tỏi
  • Cắt bắp cải thành sợi mỏng, ngâm trong nước muối loãng, sau đó rửa sạch.
  • Vắt nước cốt chanh của 4 quả chanh, trộn cùng 4 muỗng canh đường.
  • Đổ hỗn hợp nước chanh đường vào bắp cải và trộn đều.
  • Cho gà vào nồi, thêm bột canh và hạt nêm, luộc trong khoảng 15 phút cho đến khi gà chín.
  • Xé gà ra
  • Phi thơm tỏi, sau đó cho nấm vào xào trong khoảng 5 phút và thêm gia vị vừa ăn.
  • Vo sạch gạo, rang trong 3 phút.
  • Đổ gạo vào nồi nước luộc gà, đun trong khoảng 30 phút cho gạo chín mềm.
  • Cho nấm vào nấu cùng tầm 3 – 5 phút
  • Nêm nếm gia vị, cho thêm hành lá cắt nhỏ và khuấy đều để hoàn thành.

7. Lưu ý với người đau dạ dày ăn thịt gà 

Khi bị đau dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi. Thịt gà, với hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, có thể là một phần trong khẩu phần ăn, nhưng cũng cần lưu ý một số điều để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên ăn da gà

Da gà chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm tăng cảm giác khó chịu và kích thích dạ dày. Đối với người bị đau dạ dày, việc tiêu thụ nhiều chất béo có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, gây ra triệu chứng đầy bụng, ợ nóng hoặc đau dạ dày.

Người bị đau dạ dày không nên ăn da gà

Người bị đau dạ dày không nên ăn da gà

Nên lựa chọn phần thịt nạc, như ức gà, để giảm thiểu nguy cơ kích thích dạ dày. Việc chế biến gà cũng nên ưu tiên các phương pháp nhẹ nhàng như luộc, hấp hoặc hầm thay vì chiên hoặc nướng.

Ăn thịt gà kiêng kỵ rau gì

Một số loại rau có thể gây ra tình trạng khó tiêu hoặc kích thích dạ dày khi ăn cùng với thịt gà:

  • Rau muống: Rau muống có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, không tốt cho người có dạ dày nhạy cảm.
  • Bắp cải: Dù giàu chất xơ, nhưng bắp cải có thể gây ra khí và đầy bụng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau dạ dày.
  • Rau mùi: Mặc dù là gia vị thơm ngon, nhưng rau mùi có thể gây ra cảm giác chướng bụng cho một số người.

Người bị đau dạ dày nên sử dụng các loại rau dễ tiêu hóa hơn như cà rốt, bí đỏ, hoặc rau ngót, vì chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Những ai không nên ăn thịt gà

Dù thịt gà là một thực phẩm dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn:

  • Người bị dị ứng với thịt gà: Những người có tiền sử dị ứng với thịt gà cần hoàn toàn tránh xa thực phẩm này để ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
  • Người có bệnh lý liên quan đến thận: Thịt gà chứa một lượng protein cao, không tốt cho những người đang bị bệnh thận, vì thận không thể xử lý lượng protein dư thừa một cách hiệu quả.
  • Người bị bệnh gout: Thịt gà có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, do đó người bị gout nên hạn chế hoặc tránh ăn thịt gà.
  • Người có triệu chứng viêm dạ dày cấp tính: Trong giai đoạn này, dạ dày rất nhạy cảm, nên tốt nhất là không nên ăn thịt gà cho đến khi tình trạng cải thiện.

Trên đây là các thông tin giải đáp vấn đề bị đau dạ dày ăn thịt gà được không. Người bị đau dạ dày có thể ăn thịt gà nhưng cần hạn chế, ăn với lượng vừa đủ để không bị các tác dụng phụ. Rất mong các thông tin mà MEDIPLUS chia sẽ mang đến nhiều hữu ích với bạn đọc. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức được tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    226

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    14 Th9, 2024
    213

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì Ở người lớn và trẻ nhỏ?

    Viêm dạ dày ruột là một triệu chứng mà niêm mạc ruột bị tổn thương do sự tấn công của các vi khuẩn, virus, ký…

    16 Th9, 2024
    881

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Bao tử và dạ dày có giống nhau không?

    Dạ dày và bao tử là một cơ quan duy nhất trong hệ tiêu hóa, nằm giữa thực quản và ruột non. Đây là một…

    16 Th9, 2024
    215

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám