Đau dạ dày nên uống nước ép gì? Gợi ý 6 loại 

Cập nhật 23/11/2024

8

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Khi bị đau dạ dày, chúng ta cần để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Một chế độ ăn uống với nước ép là cách tuyệt vời để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày cũng như thúc đẩy sức khỏe tốt. Vậy đau dạ dày nên uống nước ép gì là tốt nhất? Hãy cùng Mediplus tìm hiểu về 6 loại nước ép hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây. 

1. Đau dạ dày nên uống nước ép gì? Gợi ý 6 loại 

Các cơn đau dạ dày có thể khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và đôi khi gây đau đớn. Và việc một số loại nước ép từ hoa quả, rau củ sẽ làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng. Sau đây là một số loại nước uống giảm đau dạ dày từ các loại trái cây. 

Nước ép lô hội 

Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nước ép lô hội có chứa các axit béo có công dụng chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa cũng như điều chỉnh hoạt động trơn tru của ruột kết, ruột non và dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Lá lô hội tươi
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá, loại bỏ vỏ, thái lô hội thành những miếng nhỏ và cho vào máy xay, xay nhuyễn. Bạn có thể thêm mật ong cùng lô hội để dễ uống hơn. 

Nước ép cà rốt

Cà rốt là một loại củ quả có tính kiềm, có công dụng trung hòa axit trong dạ dày, từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua hay đau rát dạ dày. Đặc biệt nước ép cà rốt còn hạn chế chứng trào ngược dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Cà rốt tươi. 
  • Các thực hiện: Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt. Thái cà rốt thành từng miếng nhỏ, cho vào máy ép lấy nước. Hoặc bạn cũng có thể hấp chín cà rốt sau đó nghiền nhỏ và vắt lấy nước cốt để uống. 
Nước ép cà rốt có công dụng trung hòa axit trong dạ dày

Nước ép cà rốt có công dụng trung hòa axit trong dạ dày

Nước ép chuối

Chuối ngoài công dụng giảm cân, làm đẹp thì cũng rất tốt trong việc trị đau dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trong chuối có chứa pectin là một chất có công dụng giảm đau, giảm viêm rất tốt. Không chỉ vậy, chuối còn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn Hp gây đau dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1-2 quả chuối chín.
  • Cách thực hiện: Lột vỏ chuối và cho vào máy ép cùng một ít nước lọc để dễ ép hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm một chút mật ong để tăng sự ngon miệng. 

Nước ép bắp cải

Đau dạ dày nên uống nước ép gì?” và câu trả lời chính là nước ép bắp cải. Bắp cải là loại rau xanh chứa lượng vitamin U và khoáng chất dồi dào, giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm lành nhanh các vết loét trong dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Bắp cải tươi khoảng 1kg. 
  • Cách thực hiện: Cắt nhỏ và rửa sạch bắp cải sau đó cho vào máy ép. Bạn sẽ thu được khoảng 500-700ml nước ép bắp cải, thêm một chút đường và muối để tăng hương vị. Với lượng nước ép này, bạn có thể cất trong tủ lạnh ngăn mát để bảo quản và uống trong ngày. 

Nước ép đu đủ

Giống như chuối, đu đủ rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn, trào ngược dạ dày. Đu đủ còn chứa các chất, giúp rút ngắn quá trình hồi phục của các vết viêm, loét trong dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Đu đủ chín. 
  • Cách thực hiện: Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ để cho vào máy ép lấy nước cốt. 
  • Nước ép rau cải xanh

Rau cải xanh là loại rau chứa nhiều vitamin và chất xơ, rất tốt cho người bị đau dạ dày. Các chất có trong rau cải như nicotinic và chất xơ giúp giảm tiết acid dạ dày, giảm các triệu chứng ợ hơi hay đau rát dạ dày. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Rau cải xanh. 
  • Cách thực hiện: Rau cải mua về ngâm rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào máy xay với khoảng 100ml nước, lọc qua rây để lấy nước cốt. Bạn có thể thêm mật ong vào nước ép để dễ uống hơn. 
Nước ép rau cải xanh chứa nhiều chất xơ, tốt cho dạ dày

Nước ép rau cải xanh chứa nhiều chất xơ, tốt cho dạ dày

2. 8 loại nước uống giảm đau dạ dày

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng các biện pháp tự nhiên để giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày.  Một trong số đó là sử dụng các loại nước uống tốt cho bệnh dạ dày

Nước lọc

Khi bị đau dạ dày, điều đầu tiên bạn nên làm là uống một cốc nước. Đau dạ dày có thể xảy ra khi đường tiêu hóa không có đủ chất lỏng vì cơ thể cần nước để tiêu hóa thức ăn. Mất nước cũng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.

Bên cạnh đó với những người bị trào ngược dạ dày cũng có thể bổ sung thêm nước khoáng tự nhiên có kiềm để giúp trung hòa acid một cách nhanh chóng, bảo vệ thực quản để không tiếp xúc với các loại acid. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng uống nước quá nhiều sẽ khiến cơ thể quá tải và phá vỡ sự cân bằng chất khoáng. 

Nước gừng ấm 

Một trong những biện pháp giúp khắc phục tình trạng đau dạ dày nhanh chóng đó là gừng. Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa lành rất nhiều bệnh. Trong gừng có chứa chất chống viêm, chống oxy hóa, giúp làm dịu dạ dày và giảm viêm. 

Một số cách pha nước gừng ấm mà bạn có thể tham khảo như: 

  • Cách 1: Thêm gừng tươi thái lát vào cốc nước nóng, ngâm trong vài phút và sử dụng. 
  • Cách 2: Thêm vài lát gừng tươi vào tách trà, dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối. Tốt nhất bạn nên sử dụng trà xanh sẽ giúp hạn chế được các cơn đau dạ dày trong khoảng 2-3 ngày. 
  • Cách 3: Thêm một thìa nước cốt gừng cùng một thìa nước chanh vào cốc nước lọc, khuấy đều và thêm một thìa mật ong vào hỗn hợp, uống đều đặn mỗi buổi sáng. 
Gừng có chứa chất chống viêm, giúp làm dịu dạ dày

Gừng có chứa chất chống viêm, giúp làm dịu dạ dày

Giấm táo pha loãng 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấm táo có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày liên quan đến viêm dạ dày mãn tính. Giấm táo cũng chứa lợi khuẩn có thể giúp bình thường hóa môi trường vi khuẩn của dạ dày và làm dịu chứng đầy hơi, đau dạ dày và trào ngược do nhiễm trùng Hp.

Bạn sẽ cần pha loãng giấm táo với nước để tránh làm tăng độ axit trong dạ dày và khiến cho các triệu chứng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể pha 2-3 thìa giấm táo với nước ấm rồi khuấy đều và uống. Nên uống giấm táo vào buổi sáng trước khi ăn sáng để ngăn ngừa bệnh dạ dày. 

Trà hoa cúc

Hoa cúc có chứa các chất có đặc tính chống viêm, giúp làm dịu các tình trạng như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay hội chứng ruột kích thích (IBS) được đặc trưng bởi tình trạng viêm. Hoa cúc cũng chứa hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol, có tác dụng thư giãn hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đau bụng kinh và nôn mửa.

Nước lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa nhiều khoáng chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp đào thải độc tố. Bạc hà cũng giúp dịch tiêu hóa di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, cho phép thức ăn phân hủy nhanh hơn. Bạn có thể tự làm nước lá bạc hà bằng cách sau: 

  • Lá bạc hà mua về rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn
  • Vắt lấy phần nước cốt
  • Uống nước cốt lá bạc hà từ từ để làm dịu các cơn đau. 

Nghệ pha với mật ong 

Sự kết hợp của nghệ và mật ong với các đặc tính chống viêm tuyệt vời. Curcumin là hợp chất được tìm thấy trong nghệ có liên quan nhiều nhất đến tác dụng chống viêm. Sự kết hợp này hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày. 

Mật ong và nghệ cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Mật ong là chất nhuận tràng nhẹ giúp làm dịu đường tiêu hóa, giảm cảm giác đầy hơi và tác động lên khí. Nó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách cải thiện hoạt động trơn tru của hệ tiêu hóa. Điều này cải thiện vi khuẩn có lợi trong ruột để hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả.

Sự kết hợp của nghệ và mật ong với các đặc tính chống viêm hiệu quả

Sự kết hợp của nghệ và mật ong với các đặc tính chống viêm hiệu quả

Bạn có thể tự pha nghệ và mật ong tại nhà bằng cách sử dụng 1 củ nghệ tươi, gọt vỏ rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó pha nước cốt nghệ với mật ong cùng 100ml nước ấm và uống 2 lần/ngày sau bữa ăn trưa và tối. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tinh bột nghệ để pha với mật ong. 

Nước muối ấm

Một phương pháp khác khá đơn giản và có giá thành rẻ đó là nước muối ấm pha loãng. Nước muối có công dụng kháng khuẩn, làm sạch đường ruột, giảm đau dạ dày hiệu quả. Khi gặp các cơn đau dạ dày khó chịu, bạn hãy pha một thìa muối nhỏ cùng một cốc nước ấm và uống từng ngụm nhỏ. 

Nước dừa

Nước dừa có chứa acid lauric, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolauric có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ vi khuẩn Hp gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra trong nước chừa còn chứa một số enzym như catalase, dehydrogenase có công dụng kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy, bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, tránh gây viêm loét. 

3. Đau dạ dày nên kiêng uống gì?

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên uống nước ép gì, thì cũng có một số loại đồ uống mà người bị đau dạ dày nên tránh để không làm bệnh trở nặng hơn. Một số loại thức uống nên kiêng bao gồm: 

  • Đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm yếu lớp màng bảo vệ dạ dày và tương tác với các loại thuốc trị đau dạ dày, làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc này. 
  • Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas không chỉ tác động xấu đến dạ dày mà còn gây hại cho sức khỏe. Trong nước ngọt có gas chứa lượng lớn đường, axit và chất bảo quản sẽ làm cho tình trạng viêm loét và đau dạ dày trở nặng hơn. 
  • Thức uống nhiều caffeine: Đồ uống có chứa hàm lượng caffeine cao như cà phê và trà đặc sẽ khiến cho dạ dày bị kích thích và làm gia tăng lượng axit, từ đó gây ra các cơn đau dạ dày khó chịu kèm triệu chứng buồn nôn. 
  • Nước ép chứa nhiều axit: Một số loại quả như cam, quýt, bưởi,…chứa nhiều axit sẽ kích thích lên các vết loét trong dạ dày, khiến dạ dày bị nóng rát và khó chịu. 
Nước ngọt có gas chứa lượng đường lớn, gây hại cho dạ dày và sức khỏe

Nước ngọt có gas chứa lượng đường lớn, gây hại cho dạ dày và sức khỏe

4.  5 Lời khuyên để phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày 

Nhiều vấn đề về tiêu hóa hay các bệnh về dạ dày có thể được loại bỏ và giảm nguy cơ bằng một số thay đổi lối sống đơn giản. Hãy thử 5 mẹo sau để giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh: 

  • Tinh thần thoải mái: Hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng bằng những việc như tập thể dục, thiền, làm những việc theo sở thích hoặc đi chơi với bạn bè. 
  • Ăn uống: Hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa. Thay vào đó, hãy bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày với các loại thực phẩm giàu chất xơ và các loại hạt. Thực phẩm chứa probiotic cũng giúp tiêu hóa tốt. Probiotic, chẳng hạn như sữa chua, chứa vi khuẩn có lợi có thể chống lại bất kỳ vi khuẩn có hại nào ẩn náu trong ruột của bạn.
  • Sinh hoạt, nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ cũng sẽ giúp cho cơ thể lấy lại được tinh thần, sức khỏe sau một ngày làm việc, học tập dài. Từ đó cũng giúp cho hệ tiêu hóa và dạ dày được “nghỉ ngơi”. 
  • Vận động, thể dục thể thao: Hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt và giúp loại bỏ chất thải. Hãy thử đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc các bài tập nhẹ nhàng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn hiểu rõ được tình hình sức khỏe của bản thân cũng như sớm phát hiện ra những dấu hiệu của đau dạ dày để kịp thời điều trị. 

Với những thông tin trên đây đã gợi ý cho bạn đau dạ dày nên uống nước ép gì. Hiệu quả của những loại nước ép hay đồ uống sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Chính vì vậy, bạn cũng nên kết hợp thêm các biện pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

    Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…

    22 Th9, 2024
    546

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    263

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được dưa lê không? 4 nhóm người nên hạn chế

    Dưa lê là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, được dùng để giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức.…

    20 Th11, 2024
    252

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám