4 Thuốc thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng được sử dụng nhiều nhất

Cập nhật 28/11/2024

22

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Và việc tìm tới các loại thuốc điều trị là biện pháp đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến để giảm nhanh các cơn đau mà không cần phẫu thuật, xâm lấn. Dưới đây sẽ là một số nhóm thuốc thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng mà Mediplus giới thiệu tới bạn. 

1. Thoái hóa cột sống là gì? Các loại thoái hóa cột sống

Các tình trạng thoái hóa cột sống thường liên quan đến việc mất dần cấu trúc và làm giảm chức năng bình thường của cột sống theo thời gian. Nguyên nhân thoái hóa thường do lão hóa gây ra, nhưng cũng có thể là do các khối u, nhiễm trùng hoặc viêm khớp. Thông thường thoái hóa cột sống sẽ gồm hai loại là thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng. 

Thoái hóa cột sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi là viêm cột sống cổ, là tình trạng viêm xương khớp cột sống bao gồm sự thoái hóa tự phát của đĩa đệm và khớp mặt. Các triệu chứng biểu hiện thoái hóa cổ bao gồm đau trục cổ và các biến chứng thần kinh như: 

  • Biến chứng thần kinh phổ biến và thường gặp nhất là bệnh lý về rễ thần kinh đốt sống cổ. Điều này dẫn đến triệu chứng đau nhức cánh tay là do rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Cùng với tình trạng yếu đi và mất cảm giác ở các cơ và da do rễ thần kinh bị chi phối.
  • Biến chứng thần kinh tiếp theo là mất chức năng thần kinh do áp lực tác động lên tủy sống ở vùng cổ hay còn gọi là bệnh thoái hóa tủy sống cổ. Tình trạng mất chức năng này có thể gây đau đớn và đặc biệt dễ nhận thấy là sự vụng về ở bàn tay hoặc mất chức năng vận động ở tay.
Thoái hóa cột sống cổ với biểu hiện là đau trục cổ và các biến chứng thần kinh

Thoái hóa cột sống cổ với biểu hiện là đau trục cổ và các biến chứng thần kinh

Thoái hóa cột sống lưng/ thắt lưng

Bệnh thoái hóa đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là hội chứng mà đĩa đệm cột sống bị hao mòn do tuổi tác và triệu chứng thường thấy là đau lưng dưới. Đĩa đệm là cấu trúc xơ cứng và hoạt động như dây chằng giữa các đốt sống, giúp hấp thụ áp lực và cung cấp đệm cho cột sống. Đĩa đệm linh hoạt và đủ chắc chắn để tạo điều kiện cho các chuyển động như cúi về phía trước, phía sau hoặc sang hai bên.

Mặc dù tên gọi như vậy, nhưng thoái hóa đĩa đệm không được coi là một căn bệnh thực sự và cũng không tiến triển theo thời gian. Đĩa đệm tự nhiên cứng lại theo tuổi tác và mọi người đều có thể bị thoái hóa đĩa đệm. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm bớt khi cột sống dần ổn định.

2. 4 loại thuốc thoái hóa cột sống được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

“Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi đang khổ sở với các triệu chứng đau nhức, khó chịu do thoái hóa ở cổ hay thắt lưng gây ra. Dùng thuốc sẽ là phương pháp phổ biến nhất để làm giảm nhanh các cơn đau và triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc trị thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ thường được chỉ định là: 

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)

Ibuprofen (bao gồm Motrin, Advil ) và naproxen (Aleve) là những loại thuốc thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng phổ biến vì chúng vừa giúp giảm đau do thoái hóa, vừa giúp ngăn ngừa các biến chứng do viêm gây ra tại vùng đốt sống đã bị tổn thương. 

Giống như acetaminophen, nhiều loại NSAID có bán không cần bác sĩ kê đơn, nhưng chúng cũng cần được sử dụng cẩn thận. Thuốc NSAID có thể có một số tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như , loét và tổn thương thận, chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. Các loại thuốc NSAID cũng làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Nhóm thuốc chống viêm không Steroid

Nhóm thuốc chống viêm không Steroid

Điều quan trọng là bạn cần phải đọc kỹ nhãn thuốc và không sử dụng quá liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng NSAID cùng lúc với một số loại thuốc khác vì có khả năng xảy ra tương tác thuốc. Đặc biệt thận trọng khi dùng NSAID với người bệnh trên 65 tuổi hoặc có vấn đề về thận.

Thuốc có thành phần giảm đau Corticoid

Các loại thuốc có chứa thành phần corticoid có công dụng giảm nhanh các cơn đau trong trường hợp bạn có các cơn đau dữ dội do thoái hóa gây ra. Với các loại thuốc thoái hóa cột sống này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì giống như các loại thuốc điều trị khác, nếu dùng thuốc chứa corticoid trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ như nhiễm trùng, giảm sức đề kháng hay suy nhược cơ thể. 

Thuốc giãn cơ (Ví dụ Cyclobenzaprine hoặc Carisoprodol)

Baclofen và các thuốc giãn cơ khác làm dịu tình trạng căng và đau nhức cơ. Nhóm thuốc này có thể làm giảm đau cổ nhanh trong trường hợp người bệnh bị chấn thương cấp tính trong vài ngày đầu . Khi sử dụng hãy chú ý đến các tác dụng phụ như phụ thuộc, buồn ngủ và bí tiểu. Thuốc giãn cơ nên sử dụng trong thời gian ngắn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc hỗ trợ hoạt động của cột sống cổ, thắt lưng

Thuốc thoái hóa cột sống lưng và cổ khác được sử dụng phổ biến là nhóm các thuốc hỗ trợ hoạt động của cột sống hai vùng này. 

  • Thuốc trị thoái hóa cột sống cổ bổ sung Glucosamine: Nhóm thuốc này chứa thành phần chính là Glucosamine, một chất có vai trò tham gia vào quá trình tổng hợp sụn khớp và hình thành các mô để liên kết xương. 
  • Thuốc trị thoái hóa cột sống cổ chứa axit amin: Một số loại thuốc chữa thoái hóa cột sống có thành phần chính là peptan, là một axit amin cao cấp và có cấu tạo khá giống với collagen có trong da và xương khớp. Thuốc cũng cung cấp nguồn protein dồi dào, mang tới nhiều lợi ích cho hệ xương khớp. 
  • Thuốc thoái hóa cột sống cổ có bổ sung Vitamin: Các loại vitamin tốt cho sức khỏe xương như B1, B2 và B6 được bào chế trong một số loại thuốc thoái hóa cột sống hiệu quả. Ngoài tác dụng giảm đau thì nhóm thuốc này cũng sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tê bì chân tay và nâng cao sức khỏe. 
  • Thuốc từ dược liệu thiên nhiên: Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng cũng được ưa chuộng khá nhiều nhờ lành tính, an toàn cho sức khỏe và có thể sử dụng trong thời gian dài. Một số loại dược liệu thường được sử dụng như ngải cứu, lá lốt, đinh lăng,…Và các bài thuốc dược liệu thường được dùng dưới dạng sắc nước uống hoặc chườm nóng. 
Các loại vitamin như B1, B2 và B6 rất tốt cho sức khỏe xương 

Các loại vitamin như B1, B2 và B6 rất tốt cho sức khỏe xương

3. Lưu ý khi điều trị thuốc thoái hóa cột sống

Để quá trình uống thuốc điều trị thoái hóa cột sống được hiệu quả thì còn tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh, hệ thống miễn dịch cũng như tiền sử bệnh. Không phải loại thuốc nào cũng có tác dụng với tất cả người bệnh vì về bản chất đây là những loại thuốc giảm đau nhanh chóng và vẫn sẽ để lại tác dụng phụ. 

Chính vì vậy nên trong quá trình điều trị với thuốc, bạn sẽ cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Chỉ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ chỉ định, không dùng quá liều hay giảm liều vì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. 
  • Có thể ưu tiên sử dụng các loại thuốc từ thiên nhiên để hạn chế tối đa tác dụng phụ. 
  • Không kết hợp nhiều loại thuốc vì có thể chúng sẽ phản ứng với nhau, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Theo dõi cơ thể cũng như các phản ứng trong quá trình dùng thuốc. Nếu có dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng thuốc và liên hệ tới các bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. 

4. Phòng ngừa và giảm nguy cơ thoái hóa cột sống

Những thay đổi trong lối sống và thói quen hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống. Bạn hoàn toàn có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm cũng như kiểm soát các triệu chứng khó chịu bằng cách kết hợp các biện pháp dưới đây: 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các thực phẩm chống viêm như dầu ô liu, cà chua và rau xanh cũng như bổ sung vitamin D để xương chắc khỏe. Ngoài ra, trong ngày bạn nên uống nhiều nước, từ 1,5 tới 2 lít nước/ngày để cơ thể luôn đủ nước. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác như cà phê hay thuốc lá để tránh ảnh hưởng xấu tới cơ thể. 

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chống viêm như cà chua, dầu ô liu và rau lá xanh

Bổ sung thêm các loại thực phẩm chống viêm như cà chua, dầu ô liu và rau lá xanh

Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập hàng ngày

Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp bạn phòng ngừa được thoái hóa cột sống: 

  • Hạn chế làm các công việc quá sức và nặng nhọc. Đồng thời luôn tự ý thức điều chỉnh tư thế cột sống khi ngồi hay hoạt động để giảm bớt áp lực lên cột sống;
  • Không ngồi lâu một chỗ và thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng sau mỗi 60 phút. Đứng lên đi lại để giúp cột sống được thư giãn hơn;
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress bằng các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc hay đi dạo;
  • Theo dõi và kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tăng cân hoặc giảm cân quá đà;
  • Tập luyện thể dục thể thao cường độ vừa phải và tránh tập luyện quá độ. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, thể dục nhịp điệu hay đi bộ.

Thực hiện các bài tập vận động điều trị thoái hóa cột sống

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa đau lưng thoái hóa cột sống hiệu quả. Các bài tập này sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết tới người bệnh để hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn. Một số bài tập giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên để giúp cơ thể linh hoạt và các khớp dẻo dai hơn. 

Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý tập các bài tập này tại nhà khi chưa được bác sĩ xác định rõ tình trạng thoái hóa cũng như chưa nhận được sự hướng dẫn cụ thể. Vì khi tập không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên cột sống và khiến bệnh trở nặng hơn. 

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa đau lưng thoái hóa cột sống hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là một trong những cách chữa đau lưng thoái hóa cột sống hiệu quả

Châm cứu, hỗ trợ giảm đau

Ngoài các bài thuốc dược liệu thì trong đông y còn có một phương pháp nữa giúp cải thiện thoái hóa cột sống đó là châm cứu. Theo đông y thì châm cứu sẽ giúp khí huyết lưu thông, kích thích cơ thể tự chữa lành và khôi phục lại cân bằng sinh khí. 

Còn theo y học hiện đại thì khi châm cứu vào một vùng bị tổn thương sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra endorphin, là chất giúp giảm đau và chống viêm tự nhiên trong cơ thể. Nhưng châm cứu không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ như nhiễm trùng hay teo cơ, nên người bệnh cũng cần thận trọng. 

Khám sức khỏe định kỳ, tư vấn bác sĩ khi có vấn đề xương khớp

Thăm khám sức khỏe định kỳ là một việc cực kỳ quan trọng và cần thiết, đặc biệt khi bạn hoặc người thân trong gia đình đang gặp các vấn đề về xương khớp. Một số bệnh nguy hiểm liên quan tới xương khớp sẽ không có biểu hiện đặc trưng trong giai đoạn đầu vì chỉ được phát hiện khi sử dụng phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp Xquang, MRI,…

Với người có vấn đề về xương khớp thì việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị kịp kịp thời để giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Bên cạnh đó, trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng cho người bệnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả chữa bệnh khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác. 

Trên đây là 4 loại thuốc thoái hóa cột sống phổ biến, thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị các thoái hóa về cổ hay lưng/thắt lưng. Để có được liệu trình điều trị hiệu quả và an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn kỹ càng theo tình trạng bệnh của mình. 

*Lưu ý: Bài viết mang các thông tin tham khảo, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    663

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    U cột sống có nguy hiểm không: 3 nguyên nhân, 2 cách điều trị

    U cột sống có nguy hiểm không? Căn bệnh này có anh hưởng như thế nào tới sức khỏe của người bệnh? Nên điều trị…

    16 Th10, 2024
    127

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách phòng ngừa loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay còn xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi…

    29 Th2, 2024
    484

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Dấu hiệu loãng xương: Những nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị hiệu quả

    Loãng xương là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây giảm mật độ xương và dễ gãy xương. Bạn có biết những dấu…

    26 Th2, 2024
    579

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám