Mang thai 3 tháng đầu có nên khám phụ khoa?

Cập nhật 24/06/2023

5.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

“Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa không?” Câu trả lời là có. Bởi vì, đây là giai đoạn nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ bầu tăng lên “vùng kín” trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển gây ra các bệnh phụ khoa. Trong bài viết dưới đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải thích kỹ lưỡng hơn về vấn đề này.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên đi khám phụ khoa?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên đi khám phụ khoa bởi vì giai đoạn này, chị em dễ mắc nhiều bệnh liên quan tới khu vực “vùng kín”. Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng dễ bị viêm nhiễm của mẹ bầu trong 3 tháng đầu đó là:

Thay đổi nội tiết tố

Khi bắt đầu mang thai, hệ nội tiết tố sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng âm đạo tiết nhiều dịch hơn khiến vùng kín trở nên ẩm ướt hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa như ngứa vùng kín, viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo, viêm cổ tử cung,…

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm phụ khoa cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm phụ khoa cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Vệ sinh “vùng kín” không đúng cách

Trước những thay đổi của cơ thể mà mẹ bầu không kịp điều chỉnh cách vệ sinh khu vực này thì sẽ là một yếu tố chính gây ra các bệnh phụ khoa.

Một số sai lầm khi vệ sinh vùng kín của mẹ bầu trong 3 tháng đầu đó là: mặc quần lót quá chật, để quần lót ẩm ướt trong thời gian dài trong ngày, tắm bồn quá lâu, thụt rửa sâu vào âm đạo,…

Sức đề kháng kém

Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu quá trình làm quen với những thay đổi. Nội tiết tố thay đổi để phù hợp với tình trạng mới của cơ thể khiến cho hệ miễn dịch bị giảm sút, sức đề kháng kém hơn trước. Điều này khiến cho cơ thể không tự bảo vệ mình trước sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn và nấm – là những nguyên nhân chính gây nên bệnh phụ khoa.

Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi:

Giai đoạn đầu mới mang thai, tâm lý người mẹ thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, căng thẳng. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố thay đổi cùng với nhiều nỗi lo lắng cho đứa con sắp ra đời.

Tâm lý căng thẳng dẫn tới nhiều hệ quả như mẹ bầu chán ăn, dễ bị ốm nghén, mắc nhiều bệnh hơn. Điều này sẽ khiến cho sức đề kháng kém đi nên dễ mắc bệnh phụ khoa.

Một số trường hợp bị các triệu chứng viêm phụ khoa nhưng không đi khám vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Điều này đã khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, vùng kín bị viêm nhiễm nặng nề hơn. Do vậy, khi gặp các vấn đề ở vùng kín, mẹ bầu nên tới gặp các bác sĩ ngay để được khám và tư vấn cụ thể.

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên đi khám phụ khoa để điều trị hoặc có phương pháp phòng ngừa bệnh phụ khoa

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên đi khám phụ khoa để điều trị hoặc có phương pháp phòng ngừa bệnh phụ khoa

2. Dấu hiệu bất thường viêm phụ khoa ở bà bầu 3 tháng đầu cần đi khám ngay

Mẹ bầu nên nằm lòng một số dấu hiệu bất thường khi bị viêm phụ khoa để có cách xử lý đúng đắn và kịp thời nhất, tránh những hệ quả khó lường.

2.1. Dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa

Những dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa mà mẹ bầu cần chú ý:

  • Vùng kín bị ngứa ngáy, càng gãi càng ngứa
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Tiểu gắt
  • Cảm thấy đau vùng bụng dưới khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu vàng hoặc trắng đục kèm thêm bọt
  • Cảm thấy ngứa và rát
  • Âm đạo bị chảy máu khi giao hợp
  • Âm đạo tiết dịch màu xám…

2.2. Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hay gặp ở bà bầu 3 tháng đầu

2 bệnh phụ khoa mà nhiều bà bầu mắc phải khi mang thai ở 3 tháng đầu đó là:

Viêm âm đạo

Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm âm đạo là:

  • Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín
  • Khí hư ra nhiều, màu bột trắng, bám lên quần lót như một lớp vảy
  • Vùng kín có mùi khó chịu

Nguyên nhân chính là do nhiễm nấm Candida. Loại nấm này tồn tại trong âm đạo. Ở điều kiện pH cân bằng, nó vô hại. Nhưng nội tiết tố thay đổi trong cơ thể phụ nữ mang bầu 3 tháng nên đã khiến độ cân bằng thay đổi. Đây là điều kiện lý tưởng cho nấm Candida phát triển và gây bệnh.

Khi bị bệnh viêm âm đạo, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời. Bởi vì nếu để bệnh trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Ví dụ như: Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, bị viêm phổi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Hình ảnh nấm Candida gây ra bệnh viêm âm đạo

Hình ảnh nấm Candida gây ra bệnh viêm âm đạo

Viêm cổ tử cung

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm cổ tử cung ở mẹ bầu 3 tháng đầu là:

  • Âm đạo tiết dịch và khí hư nhiều
  • Khí hư có mùi hôi bất thường
  • Vùng kín bị ngứa, rát và đau
  • Cổ tử cung bị sưng lên

Bệnh viêm tử cung xảy ra khi vùng kín trở nên ẩm ướt thu hút các vi khuẩn, nấm xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Sự hoạt động của vi khuẩn và nấm gây nên tình trạng ngứa ngáy, kích thích âm đạo tiết ra dịch nhầy để bảo vệ những phần bên trong.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này ở các mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ đó là do nội tiết tố thay đổi, độ pH ở âm đạo bị mất cân bằng. Bên cạnh đó, sức đề kháng bị suy giảm trong cơ thể mẹ bầu thời điểm này khiến cho cơ thể gặp khó khăn trong việc tự bảo vệ.

Vệ sinh không đúng cách, quan hệ tình dục thường xuyên và không an toàn, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không theo khoa học,… cũng là những yếu tố tác động tới bệnh viêm tử cung.

Bệnh gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cho bà bầu vì cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Mùi hôi từ vùng kín sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với nhiều người. Những mẹ bầu không chữa trị kịp thời, bệnh nặng hơn sẽ có nguy cơ bị sảy thai. Đối với thai nhi thì có thể bị suy dinh dưỡng, viêm phổi do nấm.

Mẹ bầu nên chủ động và mạnh dạn đi tới phòng khám phụ khoa để kiểm tra khi có các triệu chứng khó chịu kể trên. Các bác sĩ sẽ có những lời khuyên và cách điều trị phù hợp giúp mẹ bầu không bị cảm giác khó chịu, đồng thời bảo vệ được sức khỏe cho thai nhi.

Cổ tử cung khi bị viêm do vi khuẩn và nấm gây ra

Cổ tử cung khi bị viêm do vi khuẩn và nấm gây ra

3. Mang thai 3 tháng đầu đi khám phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một trong những lý do khiến các mẹ bầu chần chừ không đi khám phụ khoa là sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Bởi vì, khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ là mỏ vịt để mở rộng âm đạo, lấy dịch nhầy cổ tử cung nhằm kiểm tra tình trạng bệnh.

Hiện nay tại các phòng khám uy tín, các bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao sẽ biết cách kiểm tra vùng kín mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh đó, các vật dụng để kiểm tra đều được khử trùng hoàn toàn trước khi sử dụng. Do vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn yên tâm đi khám phụ khoa ở các địa chỉ uy tín.

4. Lưu ý khi đi khám phụ khoa cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Phụ nữ 3 tháng đầu khi đi khám phụ khoa cần lưu ý những điều sau để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho các bác sĩ điều trị dứt điểm bệnh.

Trước khi đi khám

  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không thụt rửa âm đạo quá sâu hay sử dụng dung dịch vệ sinh.
  • Không nên sử dụng quần lót quá chật hoặc ẩm ướt.
  • Mặc quần áo rộng rãi để tiện cho quá trình khám.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng vì đây không phải bệnh nan y. Các bác sĩ hoàn toàn có cách điều trị giúp mẹ bầu nhanh hết bệnh.
  • Không quan hệ tình dục trước khi đi khám.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt vì loại thực phẩm này dễ kích thích âm đạo tiết dịch.

Khi tới phòng khám

  • Hãy thông báo chính xác với bác sĩ về tình trạng mang thai và vấn đề đang gặp phải.
  • Không nên giấu các vấn đề mình gặp phải khiến các bác sĩ gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi đi khám phụ khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi đi khám phụ khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ

5. Địa chỉ khám phụ khoa uy tín cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa làm tổ ổn định trong tử cung, do vậy, mẹ bầu cần cẩn thận trong việc cho phép những tác động từ bên ngoài vào.

“Vùng kín” là một khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt sẽ có ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên cẩn thận trong việc lựa chọn địa chỉ khám phụ khoa uy tín.

Một số tiêu chí để giúp mẹ bầu tìm được một phòng khám uy tín là:

  • Có đội ngũ bác sĩ giỏi kiến thức chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm.

Mẹ bầu có thể lên website của phòng khám để tìm kiếm thông tin về đội ngũ nhân viên tại phòng khám. Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của các mẹ bầu ở các hội nhóm trên mạng xã hội để xem các mẹ bầu đi trước nhận xét hoặc gợi ý như thế nào.

  • Có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và sạch sẽ

Điều này bạn có thể tìm kiếm qua các hình ảnh giới thiệu về phòng khám và nhận xét từ các mẹ bầu từng trải nghiệm dịch vụ.

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Ở những phòng khám chất lượng cao, hoạt động chuyên nghiệp thường có dịch vụ chăm sóc khách hàng và tư vấn kỹ lưỡng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, đây chỉ là tiêu chí phụ trợ, vì có thể có những phòng khám uy tín tập trung vào đội ngũ bác sĩ và cơ sở vật chất, nhưng không chú trọng tới dịch vụ khác.

Như vậy, việc mắc các bệnh phụ khoa là chuyện thường gặp ở nhiều mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Khám phụ khoa ở các phòng khám uy tín sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi, vì vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên khám phụ khoa để bảo vệ bản thân và em bé trong bụng.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    719

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    653

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    124

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám