256
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Hội chứng bàn chân bẹt là gì luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. Đây được xem là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vậy hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em có tiềm ẩn bệnh lý gì hay không? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu ngay dưới đây.
Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng lòng bàn chân không có vòm cong mà hoàn toàn bằng phẳng. Đây là đặc điểm phổ biến ở trẻ sơ sinh, vì tất cả trẻ khi mới sinh ra đều có bàn chân bẹt.
Bàn chân bẹt là khi lòng bàn chân không có vòm cong
Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ rất đa dạng, một số nguyên nhân chính gồm có:
Hội chứng bàn chân bẹt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý khá phổ biến. Nếu không điều trị sớm, hội chứng này sẽ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như sau:
Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm, sẽ làm cho cột sống của bé bị cong vẹo. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của trẻ.
Bàn chân bẹt không có vòm cong, dẫn đến phân bổ lực không đều khi vận động. Sự mất cân đối này tác động lên hệ cơ xương, đặc biệt là vùng hông và cột sống, gây vẹo cột sống.
Bàn chân bẹt khiến khớp mắt cá chân phải gánh chịu áp lực lớn từ phản lực mặt đất, lâu dần có thể gây tổn thương khớp và mô mềm. Điều này dẫn đến viêm khớp mắt cá chân, khiến trẻ đau đớn, khó đi lại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện.
Bàn chân bẹt có thể làm viêm khớp mắt cá chân
Bàn chân bẹt có thể dẫn đến phát triển bất thường ở khớp gối, khiến đầu gối và xương cẳng chân xoay lệch khi vận động. Trẻ thường cảm thấy đau, ngại vận động, hạn chế các hoạt động thể chất. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng này có nguy cơ tiến triển thành thoái hóa khớp gối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trong giai đoạn phát triển, xương khớp của trẻ mềm và dễ biến dạng dưới áp lực mạnh. Với trẻ bị bàn chân bẹt, trọng lực dồn vào ngón chân cái và ngón chân út, dẫn đến ngón chân bị uốn cong và biến dạng thành ngón chân hình búa, gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng thẩm mỹ.
Bàn chân bẹt gây mất cân đối cấu trúc xương, dẫn đến viêm cân gan chân do sự phát triển sai lệch của xương và mô mềm. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn cản trở sự phát triển bình thường của bàn chân, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Bàn chân bẹt khiến áp lực phân bổ không đều, gây tổn thương ngón chân cái và dễ dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động hằng ngày.
Để điều trị hội chứng bàn chân bẹt cho trẻ nhỏ, phụ huynh có thể lựa chọn 1 trong 2 cách điều trị sau đây:
Phương pháp trị liệu không phẫu thuật là giải pháp phổ biến cho trẻ từ 2 đến 7 tuổi bị hội chứng bàn chân bẹt. Trẻ sẽ được chỉ định sử dụng miếng lót đặc biệt trong giày dép, được thiết kế phù hợp với kích thước bàn chân và tạo vòm ở mặt bàn chân.
Miếng lót này hoạt động nhờ tác động của trọng lực cơ thể, giúp nâng đỡ gan bàn chân và tạo vòm, từ đó hỗ trợ xương bàn chân phát triển đúng hướng. Phương pháp này rất hiệu quả khi áp dụng sớm, giúp cải thiện cấu trúc bàn chân của trẻ và đưa lòng bàn chân trở lại bình thường. Trẻ sẽ tiếp tục sử dụng miếng lót cho đến khi bàn chân phát triển ổn định.
Tuy nhiên, sau 7 tuổi, hiệu quả của phương pháp này giảm dần, và việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian hơn, do sự phát triển của xương và cấu trúc bàn chân đã bắt đầu ổn định hơn.
Khi phương pháp trị liệu bằng miếng lót không hiệu quả, trẻ sẽ cần can thiệp phẫu thuật chỉnh hình để đưa xương bàn chân trở lại cấu trúc bình thường. Phẫu thuật này có thể áp dụng cho cả trẻ dưới 7 tuổi nếu trị liệu không đạt kết quả. Cha mẹ cần chọn địa chỉ y tế uy tín, với các bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình phẫu thuật.
Phẫu thuật là cách giúp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả
Chữa hội chứng bàn chân bẹt ở đâu là vấn đề được nhiều phụ huynh rất quan tâm. Hiện nay, để chữa bàn chân bẹt cho bé, phụ huynh có thể đến tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám và nhận tư vấn. MEDIPLUS được nhiều khách hàng tin tưởng và đến đây để thăm khám với nhiều ưu điểm nổi bật tại nhu:
Hội chứng bàn chân bẹt nếu không được chữa trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn chưa biết nên chữa hội chứng bàn chân bẹt ở đâu, có thể đến tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám và điều trị cho bé. MEDIPLUS có nhiều chính sách tốt về chi phí, tối ưu tài chính khi điều trị bệnh cho trẻ nhỏ. Bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được tư vấn chi tiết.
*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Chấn thương cột sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương cột sống này? Làm sao để chăm sóc…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ nhỏ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không?…
Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…
Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ điều trị có hiệu quả nhất định. Điều quan trọng…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.